Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 30

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 30

A- Mục tiêu bài học:Giúp HS:

 1. Kiến thức .

- Khái niệm thể loại bút ký .

- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.

- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

 2. Kỹ năng .

- Đọc – Hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.

- Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại chứng minh ).

- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết văn thuyết minh .

 3. Thái độ . Giáo dục ý thức giữ gìn tôn trọng phát huy và gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam

 

doc 27 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 117 :Văn bản: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 -Hà Anh Minh-
A- Mục tiêu bài học:Giúp HS: 
 1. Kiến thức .
- Khái niệm thể loại bút ký . 
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. 
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế. 
 2. Kỹ năng . 
- Đọc – Hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. 
- Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại chứng minh ).
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết văn thuyết minh . 
 3. Thái độ . Giáo dục ý thức giữ gìn tôn trọng phát huy và gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. 
B- Chuẩn bị: 
- Gv: Những điều cần lưu ý
-Hs:Bài soạn 
C- Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp
 Ngày dạy3/2012 lớp 7B
 2.Kiểm tra: 
- Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế ?
- Tác giả cho thấy dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức và nội dung nào ?
 3. Bài mới . 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
?
và Tây nguyên).
+Theo dõi phần thứ 2 của VB.
- Tác giả nhận xét gì về về sự hình thành của dân ca Huế ?
- Qua đó em thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế ?
- Tại sao nói ca Huế là một thứ tao nhã? (Vì ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, trang trọng và duyên dáng từ ND đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc...)
- Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ?
- Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu... Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
- Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này ?
- Qua đó ta thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh ?
- Người dân xứ Huế thưởng thức ca Huế bằng cách nào ? 
- Em thấy có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế ?
- Khi viết lời cuối văn bản:
Tác giả muốn người đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ?
Tổng kết: (5 phút)
- Sau khi học xong văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ?
- Tác giả đã viết Ca Huế trên sông Hương với sự hiểu biết sâu sắc, cùng với tình cảm nồng hậu, điều đó đã gợi tình cảm nào trong em ? (Yêu quí Huế, tự hào về Huế, mong được đến Huế để được thưởng thức ca Huế trên sông Hương).
4. Luyện tập , củng cố (5 phút)
- Địa phương em đang sống có những làn diệu dân ca nào ? Hãy kể tên các làn điệu ấy 
A-Tìm hiểu bài:
I- Tác giả – Tác phẩm:
II- Kết cấu:
III-Phân tích:
1- Huế- Cái nôi của dân ca:
2- Những đặc sắc của ca Huế:
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng uy nghi...
=>Ca Huế có sự kết hợp 2 tính chất dân gian và cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã.
->Liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế
=>Ca Huế thanh lịch, tinh tế, có tính dân tộc cao trong biểu diễn.
- Thưởng thức ca Huế trên thuyền, giữa sông Hương, vào đêm trăng gió mát.
=>Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa trang trọng.
- Không gian nh lắng đọng. Th.gian nh ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
=>Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
III-Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk (104 ).
B-Luyện tập:
 5 . Hướng dẫn . 
- Học trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 
- Xem trước bài : Liệt kê. 
 Tiết 118: Tiếng Việt: LIỆT KÊ
A- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 1. Kiến thức
- Hiểu đuợc thế nào là phép liệt kê
- Phân biệt được các kiểu liệt kê.
 2. Kỹ năng .
- Nhận biết phép liệt kê , các kiểu liệt kê. 
- Phân tích giá trị của phép liệt kê. 
- Biết sử dụng phép liệt kê trong nói, viết.
 3. Thái độ . Có ý thức thái độ học tập vận dụng phép liệt kê trong nói , viết .
B- Chuẩn bị: 
- Gv: Bảng phụ.Những điều cần lưu ý: 
 Khi liệt kê về người, cần chú trọng đến tôn ti, tuổi tác, thân sơ, nội ngoại,...
-Hs:Bài soạn
C- Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định lớp
 Ngày dạy4/2012.lớp 7B.
 2.Kiểm tra: 
 Viết đoạn văn có dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
 3.Bài mới:
Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
+Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
- Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau ?
+Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau.
+Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
- Việc tác giả đưa ra hàng loạt sự vật tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ?
+Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
- Đoạn văn trên có sử dụng phép liệt kê. Vậy thế nào là phép liệt kê ?Cho VD
+Hs đọc ví dụ.
- Xét theo cấu tạo các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau ?
+Câu a: sử dụng liệt kê không theo từng cặp.
+Câu b: sử dụng liệt kê theo từng cặp.
+Hs đọc ví dụ.
- Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra KL: Xét theo mặt ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau ?
Khác nhau về mức độ tăng tiến:
- Câu a: dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê.
- Câu b: không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tợng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
- Xét theo cấu tạo, có những kiểu liệt kê nào ?
-Xét theo ý nghĩa, có những kiểu liệt kê nào?
:Tổng kết (3 phút)
-Thế nào là phép liệt kê ?
-Nêu các kiểu phép liệt kê?
 4.:Luyện tập, củng cố (10 phút)
- Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm "Yêu nước là một truyền thống quí báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy ?
- Hs đọc đoạn trích.
- Tìm phép liệt kê có trong đoạn trích ?
5. Hướng dẫn (5 phút )
-Gv cho hs đặt 1 đoạn văn có sử dụng phép liệt kê
-Gv đámh giá tiết học
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (106 ).
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
A-Tìm hiểu bài:
I- Thế nào là phép liệt kê:
*Ghi nhớ1: sgk (105 ).
II- Các kiểu liệt kê:
1- Xét theo cấu tạo:
Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp
Với kiểu liệt kê không theo từng cặp
2- Xét theo ý nghĩa: 
Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến
III-Tổng kết:
*Ghi nhớ 1,2 sgk/tr105
B-Luyện tập:
-Bài 1 (106 ):
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3 lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước: Từ xưa đến nay, mỗi khi TQ bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp: Từ các cụ già tóc bạc... đến..., từ nhân dân miền ngược... đến... Từ những chiếnsĩ... đến..., từ những phụ nữ... đến...
- Bài 2 (106 ):
a- Và đó cũng là... ĐD, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân...nóng bỏng; Những quả dưa hấu...; những xâu lạp sường..; cái rốn một chú khách..; một viên quan... hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo !
b- Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Tiết 119:Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
A- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 1. Kiến thức.
- Giúp HS có được hiểu biết đặc điểm của văn bản hành chính: Hoàn cảnh ,mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống
 2. Kỹ năng .
- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.
- Viết được văn bản hành chính đúng quy cách .
 3. Thái độ .: Có ý thức rèn luyện viết văn bản hành chính . 
B- Chuẩn bị: 
- Gv:Những điều cần lưu ý: 
Tăng cờng luyện tập thực hành cách làm văn bản hành chính trong những hoàn cảnh và tình huống khác nhau, nhận ra lỗi và cách sửa lỗi.
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định lớp
 Ngày dạy .. 4/2012 lớp 7B
 2. Kiểm tra: 
 3.Bài mới: 
-Văn bản hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều văn bản hành chính
:Hình thành kiến thức mới(25 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
+Hs đọc các văn bản trong sgk.
- Khi nào thì người ta viết văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo ?
+Gv: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao.
- Mỗi văn bản nhằm mục đích gì ?
- Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau ?
- Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học ?
- Em còn thấy loại văn bản nào tương tự nh 3 văn bản trên ?
+Gv: Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính hoặc văn bản hành chính công vụ.
:Tổng kết(5 phút)
- Vậy em hiểu thế nào là văn bản hành chính? văn bản hành chính đợc trình bày nh thế nào?
-Hs đọc ghi nhớ
4 :Luyện tập, củng cố(5 phút)
- Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính ? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi loại đó là gì ?
A- Tìm hiểu bài:
I- Thế nào là văn bản hành chính:
a- Khi cần truyền đạt 1 vấn đề gì đó (thường là quan trong) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều ngời biết, thì ta dùng văn bản thông báo.
- Khi cần đề đạt 1 nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì ngời ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị).
- Khi cần phải thông báo 1 v.đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
b- Mục đích:
- Thông báo nhằm phổ biến một ND.
- Đề nghị (kiến nghị) nhằm đề xuất 1 nguyện vọng, ý kiến.
- Báo cáo nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
c- Giống về hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định (theo mẫu), nhưng chúng khác nhau về mđ và những ND cụ thể được tr.bày trong mỗi văn bản.
- Các loại VB trên khác các TP thơ văn: Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn các văn bản hành chính không phải hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ văn được viết theo phong cách NT, còn ngôn ngữ các văn bản trên là ngôn ngữ hành chính.
d- Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận
II-Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk (110).
B- Luyện tập:
1. Dùng văn bản thông báo.
2. Dùng văn bản báo cáo.
4. Phải viết đơn xin học.
5. Dùng văn bản đề nghị.
 5. Hướng dẫn 
-Gv đánh giá tiết học
- Học thuộc lòng ghi nhớ.
- Tiết sau trả bài viết văn số 6
Tiết 120 :Tập làm văn:TRẢ BÀI TẬP LÀM  ...  gì ? Cho ví dụ ?
 3.Bài mới: 
Hình thành kiến thức mới(20 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
+Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
- Trong mỗi câu trên, dấu gạch ngang được dùng để làm gì ?
a- Đánh dấu bộ phận giải thích.
b- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c- Được dùng để liệt kê.
d- Dùng để nối các bộ phận trong liên danh.
- Qua các ví dụ trên, em thấy dấu gạch ngang có những công dụng gì ?
+HS đọc ghi nhớ ( sgk 130)
- Trong ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng đề làm gì ?
d- Va-ren: Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
- Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang ?
- Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang ở chỗ nào?
-Nêu các công dụng của dấu gạch ngang
-Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
:Luyện tập, củng cố(10phút)
- Hs đọc 3 đoạn văn.
- Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu trên ?
+Hs đọc đoạn văn.
-Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch nối trong đv trên?
- Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
a. Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan âm Thị Kính ?
b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện hs cả nước
 4. Củng cố .
- Nêu công dụng của dấu gạch ngang .
- Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào khi viết.
A-Tìm hiểu bài:
I- Công dụng của dấu gạch ngang:
*Ghi nhớ 1: sgk (130 ).
II- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
- Cách viết: Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Ghi nhớ 2: sgk (130 ).
III-Tổng kết:
B-Luyện tập:
-bài 1 (130 ):
a,b- Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích.
c- Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích.
d,e- Dùng để nối các bộ phận trong một câu liên danh.
- Bài 2 (131 ):
- Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài
- Bài 3 (131 ):
a.Thị Kính- con Mãng ông- lấy chồng là Thiện Sĩ- con Sùng ông, Sùng bà.
b. Cuộc gặp gỡ đại diện HS cả nớc hôm nay có đầy đủ đại diện các nơi, đặc biệt là đại diện của Bà Rịa- Vũng Tàu.
 5. Hướng dẫn (2 phút)
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp những phần bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tiếng Việt.
Tiết 126 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A-Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 1. Kiến thức.
- Hệ thống hóa các kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
 2. Kỹ năng .
- lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu .
- Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu đơn và đấu câu.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức thái độ ôn tập và thực hành . 
B- Chuẩn bị: 
- Gv: Bảng phụ.Những điều cần lưu ý sgk
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định lớp
 Ngày dạy4/2012 lớp 7B.
 2.Kiểm tra: 
-Nêu công dụng của dấu gạch ngang?Cho VD
-Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạcg nối?Cho VD
 3.Bài mới: 
:Hình thành kiến thức mới(35 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Dựa vào mô hình trong sgk, câu đơn được phân loại như thế nào ?
- Câu phân loại theo mđ nói gồm có những kiểu câu nào ? Cho ví dụ ?
- Câu trần thuật được dùng để làm gì ?
-Vì sao em biết câu : "Bạn đi học à ?" là câu nghi vấn ? (vì câu này được dùng để hỏi việc).
- Câu cầu khiến được dùng để làm gì ?
- Dựa vào đâu để khẳng định câu bên là câu cảm thán ? (dựa vào 2 từ ôi, quá là 2 từ bộc lộ cảm xúc).
- Câu phân loại theo cấu tạo gồm có những kiểu câu nào ? 
- Đặt 1 câu bình thường, vì sao em biết đó là câu đơn bình thường ? (vì nó có 1 kết cấu C- V).
- Thế nào là câu đặc biệt ?
- Đặt một câu đặc biệt ?
GV cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy . 
 4. Củng cố.
- Nêu tên các loại câu đã học theo mục đích nói .?
- Có mấy loại câu phân theo cấu tạo ? Cho ví dụ về từng loại câu đã học .
-Gv đánh giá tiết học
5. Hướng dẫn . (2 phút)
-VN ôn tập các kiến thức đã học
- Giờ sau ôn tập tiếp về các loại dấu câu .
- Về nhà tập vẽ sơ đồ các loại câu đã học. 
I- Các kiểu câu đơn: có 2 cách phân loại câu.
1- Phân loại câu theo mục đích nói: có 4 kiểu câu.
a- Câu trần thuật: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến. VD: Tôi đi học.
b. Câu nghi vấn: là câu dùng để hỏi về người, về việc, về vật. 
VD: Bạn đi học à ?
c- Câu cầu khiến: là câu dùng để yêu cầu, đề nghị, sai khiến, chúc mừng,...
VD: Bạn đừng nói chuyện nữa !
d- Câu cảm thán: là câu dùng để bộc lộ cảm xúc. 
VD: Ôi, bông hoa này đẹp quá !
2- Phân loại câu theo cấu tạo: có 2 loại.
a- Câu bình thường: là câu có cấu tạo theo mô hình C-V. 
VD: Hôm qua lớp tôi đi lao động.
B- Câu đặc biệt: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C-V.
VD: Trên tường có treo một bức tranh. 
Tiết 127 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( tiếp)
A-Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 1. Kiến thức.
- Hệ thống hóa các kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
- Đi sâu vào các loại dấu câu . 
 2. Kỹ năng .
- lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu .
- Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu đơn và đấu câu.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức thái độ ôn tập và thực hành . 
B- Chuẩn bị: 
- Gv: Bảng phụ.Những điều cần lưu ý sgk
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định lớp
 Ngày dạy4/2012 lớp 7B.
 2.Kiểm tra: 
-Nêu công dụng của dấu gạch ngang?Cho VD
-Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạcg nối?Cho VD
 3.Bài mới: 
:Hình thành kiến thức mới(35 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
GV khái quát lại tiết trước đã học.
- Có những dấu chấm câu nào ? Những dấu chấm đó được dùng để làm gì ?
- Gv: Nhưng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến, đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau 1 ý hay 1 từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ, cụm từ hoặc câu đó.
- Dấu phẩy được dùng để làm gì ?
- Dấu chấm phẩy có công dụng gì ?
- Dấu chấm lửng được dùng trong những trường hợp nào ?
- Dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
-Gv đánh giá tiết học
4. Củng cố .
- Kể tên các loại dấu câu đã học , nêu công dụng của từng loại dấu câu .
- Ví dụ về cách dùng dấu chấm , dấu phảy,dấu chấm lửng dấu gạch ngang ..?
5. Hướng dẫn . (2 phút)
-VN ôn tập các kiến thức đã học
-Soạn bài “Văn bản báo cáo”
I- Các kiểu câu đơn: có 2 cách 
 1- Phân loại câu theo mục đích 
2- Phân loại câu theo cấu tạo: có 2 loại.
II-Các dấu câu :
1- Dấu chấm:
- Dấu chấm thường đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán.
2- Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
- Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN.
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu 
- Giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của câu.
- Giữa các vế của một câu ghép.
3- Dấu chấm phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp và phép liệt kê phức tạp
4- Dấu chấm lửng: dùng để:
-Thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự cha liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hớc, châm biếm.
5- Dấu gạch ngang: dùng để:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
Tiết 128 : VĂN BẢN BÁO CÁO
A-Mục tiêu bài học:Giúp HS: 
 1. Kiến thức. 
- Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
 2. Kỹ năng.
- Nhận biết văn bản báo cáo.
- Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng qui cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B-Chuẩn bị: 
- Gv:Những điều cần lưu ý sgk 
C- Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định lớp 
 Ngày dạy.4/2012 lớp 7B
 2. Kiểm tra: 
 Khi nào thì ta cần dùng văn bản đề nghị ? Nêu cách trình bày một văn bản đề nghị ?
 3.Bài mới: 
:Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Hs đọc văn bản 1, văn bản 1 báo cáo về việc gì?
- Hs đọc văn bản 2, văn bản 2 báo cáo về việc gì?
- Viết báo cáo để làm gì ?
- Khi viết báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày ?
- Em đã viết báo cáo lần nào chưa ? Hãy dẫn ra một số trờng hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và trong học tập ở trường, ở lớp em ? (Lớp trưởng viết báo cáo kết quả buổi lao động trồng cây sau tết của lớp cho thầy cô chủ nhiệm, báo cáo kết quả tham gia hoạt động chào mừng ngày 26.3 của lớp cho thầy cô chủ nhệm).
- Trong các tình huống (sgk), tình huống nào cần phải viết báo cáo ? (Tình huống a: Viết văn bản đề nghị, b: văn bản báo cáo, c: Viết đơn xin nhập học).
- Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự nào ?
- Hai văn bản trên có những điểm gì giống nhau và khác nhau ?
- Từ 2 văn bản trên, em hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo ?
+Hs đọc sgk mục 2,3.
+Gv: Báo cáo là loại văn bản khá thông dụng trong đời sống hằng ngày. Có các loại báo cáo định kì (tuần, tháng, quí, nửa năm, một năm,...) và báo cáo đột xuất về các vụ việc, sự kiện xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con ngươi như :bão, lụt, cháy, tai nạn giao thông,...
 4.Củng cố .
-Nêu đặc điểm và cách làm văn bản báo cáo
-Hs đọc ghi nhớ
Luyện tập
- Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo nào đó (chỉ ra các nội dung, hình thức, phần, mục) được trình bày trong đó ?
- Nêu và phân tích những lỗi cần tránh khi viết văn bản ?
A-Tìm hiểu bài:
I-Đặc điểm của VB báo cáo:
*Văn bản : 
- Văn bản 1: báo cáo về hoạt động chào mừng ngày 20.11.
- Văn bản 2: báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn hs vùng lũ lụt.
- Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một số cá nhân hay một tập thể đã làm.
- Về hình thức trình bày: Trang trọng, rõ ràng, và sáng sủa theo một số mục yêu cầu của báo cáo.
- Về nội dung: Không nhất thiết phải trình bày đầy đủ, tất cả. Chỉ cần nêu: Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả như thế nào ?
II- Cách làm văn bản báo cáo:
1- Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo:
*Thứ tự trình bày:
- Quốc hiệu.
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo.
- Tên văn bản: Báo cáo về...
- Nơi nhận: Kính gửi, đồng kính gửi.
- Lí do, diễn biến, kết quả.
- Kí tên, ghi rõ họ tên, chức vụ.
*So sánh 2 văn bản trên:
- Giống: về cách trình bày các mục.
- Khác: ở nội dung cụ thể.
2-Dàn mục văn bản báo cáo: sgk (135).
3-Lưu ý: sgk (135).
III-Tổng kết:
Ghi nhớ sgk/tr136
B-Luyện tập:
1- Bài 1 (136 ):
2- Bài 2 (sgk136 ):
 5. Hướng dẫn 
- Học thuộc ghi nhớ, sưu tầm một số văn bản báo cáo.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo.
 Ngày tháng 4 năm 2012 .
 Ký duyệt
 Phạm Minh Thoan . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3032 20112012.doc