Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 33

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 33

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết vững kiến thức và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm kiểu bài nghị luận giải thích, nhận thức sâu sắc hơn vấn đề xã hội thông qua yêu cầu luyện tập

- Nhiều học sinh có cơ hội trình bày miệng về một vấn đề xã hội thông qua đó tập nói trước tập thể một cách mạnh dạn, tự tin và hiệu quả

2. Kỹ năng:

- Nói trước nhóm, lớp, một vấn đề đã chuẩn bị, nghe và nhận xét người khác nói

3. Giáo dục:

- Ý thức nghiêm túc, tự giác

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: stk

- Học sinh: bài giải thích

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 27. Tiết 121
LUYỆN NÓI BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết vững kiến thức và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm kiểu bài nghị luận giải thích, nhận thức sâu sắc hơn vấn đề xã hội thông qua yêu cầu luyện tập
- Nhiều học sinh có cơ hội trình bày miệng về một vấn đề xã hội thông qua đó tập nói trước tập thể một cách mạnh dạn, tự tin và hiệu quả
2. Kỹ năng:
- Nói trước nhóm, lớp, một vấn đề đã chuẩn bị, nghe và nhận xét người khác nói
3. Giáo dục:
- Ý thức nghiêm túc, tự giác
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: stk
- Học sinh: bài giải thích
III. Phương pháp:
- Luyện nói, thực hành
IV. Các bước lên lớp: 
1. Khởi động: (2’)
*Kiểm tra: Việc chuẩn bị bài của học sinh
*Giới thiệu bài:
Để giúp các em tự tin và bình tĩnh hơn trong nói năng giao tiếp hàng ngày đặc biệt là trình bày vấn đề trước đông người, hôm nay, chúng ta cùng luyện tập
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (41’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Đề bài: 
*Mục tiêu: Nhận biết được đề bài, tìm hiểu đề, tìm ý- lập dàn ý cho bài văn
*Thời gian: 12’
*Cách tiến hành:
+ Đề văn thuộc loại gì
+ Xác định từ ngữ quan trọng của đề
 Mực, đen, đèn, sáng
+ Mở bài cần nêu vấn đề gì
+ Thân bài cần làm gì
+ Phần kết bài, em khắc sâu điều gì
I. Đề bài: Tục ngữ có câu:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Em hãy giải thích
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Thể loại: lập luận giải thích
- Nội dung: Giải thích câu tục ngữ
Gần mực  sáng
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Dẫn dắt
- Nêu câu tục ngữ
b. Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen
+ Mực: chất lỏng màu đen (xưa kia dùng mực tàu có màu đen) dùng để viết
+ Gần mực thì đen: khi tiếp xúc với mực hay bị giây bẩn ra chân tay, quần áo
+ Đèn:dụng cụ dùng thắp sáng
+ Gần mực thì sáng: khi ở gần đèn, ánh sáng đèn soi sáng vào ta
- Nghĩa bóng: Ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành nhân cách con người
c. Kết bài
HĐ 2: Luyện nói
*Mục tiêu: Lần lượt thực hiện nói trước nhóm, tổ, trước lớp.
 Nói lưu loát, diễn cảm
*Thời gian: 29’
*Cách tiến hành:
Yêu cầu nói lần lượt từ mở bài đến kết bài
Nhóm trưởng quản lí điều hành
Sau mỗi bạn trình bày các bạn trong nhóm nhận xét về lời nói, tư thế, tác phong, nội dung và diễn đạt
Khi nói học sinh phải biết thưa, gửi
Gv quan sát chung và nhắc nhở các nhóm thực hiện
Gọi 3-4 em trình bày
Học sinh nhận xét
Gv sửa chữa, bổ sung
II. Luyện nói
1. Luyện nói, trước tổ, nhóm
a. Mở bài:
Trong cuộc sống hàng ngày ông cha ta đã đúc rút được biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm ấy là sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển của con người thể hiện qua câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
b. Thân bài
Để nêu lên một kinh nghiệm, một bài học ông cha ta thường dùng hình ảnh sự vật có liên quan đến con người qua đó thể hiện ý mình.Trong câu tục ngữ này, hình ảnh đó là mực đen và đèn-sáng. Ngày xưa, ta thường dùng mực tàu –màu để viết. Gần mực ta có thể bị nó giây bẩn ra chân tay áo quần. Ở câu tục ngữ “mực” còn là tượng trung cho những cái xâu. Đèn là vật thắp sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh nó tương trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Qua câu tục ngữ ông cha ta muốn khẳng định sự ảnh hưởng của môi trường sống đến việc hình thành nhân cách con người
c. Kết bài
Câu tục ngữ là lời khuyên sâu sắc là bài học bổ ích cho chúng em những học sinh đang ở lứa tuổi dần hình thành nhân cách . Nó giúp em xác lập được một thế đứng vững chắc trước những tiêu cực ngoài xã hội
2. Trình bày trước lớp
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
Bố cục bài lập luận giải thích
*HD học bài:
- Học bài, viết lại bài văn
- Soạn: Quan Âm Thị Kính, đọc kĩ bài, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi sgk
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 28. Tiết 122
QUAN ÂM THỊ KÍNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo sân đình truyền thống. Tóm tắt được nội dung vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”. 
- Nhận biết được vị trí và nội dung của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm – tóm tắt , phân tích tác phẩm
3. Thái độ:
- Lên án chế độ phong kiến hà khắc, trà đạp danh dự, nhân phẩm của con người.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk + stk
- Học sinh: soạn bài + sgk
III. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, phân tích văn bản
IV. Các bước lên lớp
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH:- Tại sao nói ca Huế là một thú tao nhã
TL:- Ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến nghệ thuật, từ cách biểu diễn đến phục trang
*Giới thiệu bài: 
Gv cho học sinh quan sát tranh, giới thiệu bài
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
*Mục tiêu: Đọc diễn cảm, tóm tắt và hiểu được một số chú thích của bài.
*Thời gian: 20’
*Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn đọc phần tóm tắt chèo “ Quan âm thị kính”
Đọc đọan trích
Phân vai: Dẫn chuyện, chậm, rõ, bình thản
Thiện Sỹ: hốt hoảng, sợ hãi
Thị Kính: âu yếm, đau đớn, buồn tủỉ, thê thảm
Sùng Bà: nanh nọc
Sùng ông: đắc chí
Học sinh đọc, nhận xét
Gv sửa chữa
+ Tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Quan âm thị kính”?
Học sinh tóm tắt dựa vào nội dung sgk. Đảm bảo nội dung ba phần
- Án giết chồng( nảy sinh mâu thuẩn)
- An hoang thai ( xung đột đẩy lên đỉnh điểm)
- Oan tình( xung đột được giải quyết, mâu thuẫn được hoá giải)
Theo dõi chú thích * sgk
+ Chèo là gì? Được biểu diễn ở đâu, tồn tại từ bao giờ?
+ Nơi phát tích của chèo ở đâu?
+ Đọc chú thích 2 và cho biết đặc điểm của chèo?
+ Theo dõi chú thích 3. Trong chèo có những loại nhân vật nào?
- Thư sinh, nữ chính, nữ lệch, mụ ác, hề chèo
+ Xung đột trong chèo như thế nào?
1. Đọc văn bản
 2. Tóm tắt
3. Chú thích
- Chèo là loại hình kịch, hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích -> hình thức sân khấu -> chèo sân đình
- Đồng bằng Bắc Bộ (Thái BÌnh, Bắc Ninh, Hà Tây)
- Đặc điểm: bắt nguồn từ truyện cổ tích và truyện nôm
- Nhân vật: hai hệ thống: chính diện và phản diện
- Xung đột: hai lực lượng mâu thuẫn, đối lập ( nhân vật chính)
HĐ 2: Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
*Mục tiêu: Nhận biết được vị trí đoạn trích và các cảnh trong đoạn trích đó.
*Thời gian: 18’
*Cách tiến hành:
Gv giới thiệu vị trí đoạn trích
- Thuộc phần đầu vở chèo “Quan Âm Thị Kính” 
+ Nêu hoàn cảnh xung đột?
+ Nội dung đoạn trích gồm có mấy cảnh?
4 cảnh:
- Vợ khâu vá chồng đọc sách
- Vợ dùng dao khâu cắt râu chồng
- Bị nghi oan là giết chồng
- Thị Kính giả trai đi tu
- Thuộc phần đầu vở chèo “Quan Âm Thị Kính” 
4 cảnh:
- Vợ khâu vá chồng đọc sách
- Vợ dùng dao khâu cắt râu chồng
- Bị nghi oan là giết chồng
- Thị Kính giả trai đi tu
3. Tổng kết và HD học bài: ( 2’)
*Tổng kết:
- Em hiểu chèo là gì? Đặc điểm của chèo?
*HD học bài:
- Học các nội dung trong bài 
- Tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi còn lại trong sgk
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 28. Tiết 123
QUAN ÂM THỊ KÍNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo sân đình truyền thống, nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ hành động nhân vật của trích đoạn này)
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu mâu thuẫn kịch bản chèo, nhân vật chèo (nữ chính, mục ác) cùng ngôn ngữ hành động của hai nhân vật loại này.
3. Giáo dục:
- Lên án chế độ phong kiến hà khắc, trà đạp danh dự, nhân phẩm của con người.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: tltk + sgk
- Học sinh: soạn bài
III. Phương pháp:
Phân tích, thảo luận
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH:- Đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng” gồm mấy cảnh? 
TL:- 4 cảnh
- Vợ khâu vá chồng đọc sách
- Vợ dùng dao khâu cắt râu chồng
- Bị nghi oan là giết chồng
- Thị Kính giả trai đi tu
*Giới thiệu bài:
Giờ trước các em đã tìm hiểu sơ lược về thể loại chèo và vở chèo “Quan âm thị kính” .Hôm nay chúng ta tìm hiểu sâu sắc hơn về nỗi oan hại chồng của nàng
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu văn bản
*Mục tiêu: Nhận biết được một số nhân vật trong văn bản và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản qua việc miêu tả các nhân vật.
*Thời gian: 25’
*Cách tiến hành:
+ Đoạn trích nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? là những nhân vật nào
Thị Kính >< Thiện Sỹ
Mãng ông>< Sùng ông, Sùng bà
 + Nhân vật nào là nhân vật nữ chính?
- Thị Kính: đạo đức, đoan chính -> đại diện cho cái thiện
+ Nhân vật nào là nhân vật mụ ác đặc điểm của nhân vật này? đại diện cho cái gì?
- Sùng bà, độc đoán, chuyên quyền, nham hiểm đại diện cho cái ác
Theo dõi phân đầu đoạn trích ( 113) 
+ Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì?
- Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng -> hình ảnh thể hiện ước mơ hạnh phúc gia đình của nhân dân ta
+ Tìm cử chỉ, lời nói của Thị Kính ở đoạn này?
 + Em nhận xét gì về nhân vật Thị Kính?
+ Chỉ ra những hành động của Sùng và với Thị Kính?
- Dùi đầu Thị Kính xuống nước, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho Thị Kính phân bua, đẩy Thị Kính ngã khuỵ xuống
+ Nhận xét về những hành động đó?
+ Ngôn ngữ, lời nói của Sùng bà?
Gọi: mặt sứa gan lim
Mèo mả gà đồng
-> xỉ vả
- Câm đi: độc đoán, chuyên quyền
- Gọi: mày, con kia: thô tục
- Say hoa đắm nguyệt
- Dung tình bất trắc buộc tội Thị Kính
- Say trai giết chồng
- Chém, bổ, băm, vằm, xả
mặt gái trơ như mặt thớt
Tam tòng tứ đức để ở đâu
-> nguyền rủa độc ác
Dòng liu điu
Con nhà cua ốc khinh thường, nhục mạ
+ Qua đó em thấy Sùng bà là người như thế nào?
-> bản chất của bọn địa chủ giàu có trong xã hội bấy giờ
Gv: Thị Kính đức hạnh vẫn không được nhà chồng chấp nhận cũng một phần do bản chất nguồn gốc bình dân của nàng.Trong xã hội phong kiến, vấn đề giai cấp vẫn chi phối sâu sắc hôn nhân gia đình .
+ Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan?
- 7 lần kêu oan
+) mẹ chồng
+) cha mẹ chồng
+) chồng
+) mẹ chồng
+) giời
+) cha đẻ
+) phật tổ
GV: nỗi oan của Thị Kính bắt đầu từ chồng, buộc cho nỗi oan ấy là mẹ chồng. Chỉ có ba người có thể giải oan: chồng, mẹ chồng, cha -> không chấp nhận -> càng buộc chặt hơn, kêu với chồng nhưng chồng bất lực
-> tính kích phát triển cao -> người chỉ biết kêu giời -> nghệ thuật xây dựng xung đột
+ Khi nào lời kêu oan của Thị Kính được cảm thông?
Vì vậy mà Thị Kính không thể về nhà được -> xung đột lên đến đỉnh điểm
+ Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng bà, Sùng ông còn làm điều gì?
+ Theo em xung đột kịch thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
Thảo luận nhóm 6 thời gian 3phút.Báo cáo
- Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu mỉa mai cay độc
Dúi ngã Mãng ông
->Thị Kính “ vọng bái” - lạy cha mẹ hai lần rồi giả trai đi tu
Đọc Thị Kính theo cha mấy bước ( 117)
+ Phân tích tâm trạng Thị Kính khi rời nhà Sùng ông?
- Dừng chân thở than, quay vào nhìn, cầm áo, bóp chặt trong tay
-> tâm trạng lưu luyến đau khổ dù bị oan ức -> đối với chồng tình cảm đằm thắm, thuỷ chung
+ Việc Thị Kính giả trai đi tu có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ?
1. Nhân vật Thị Kính
- Cử chỉ: dọn kỉ, quạt, băn khoăn, lo lắng khi thấy râu mọc ngược
-> Thị Kính rất yêu thương chồng, đó là tình cảm tự nhiên, chân thật
2. Nhân vật Sùng bà
- Hành động rất tàn nhẫn và thô bạo
- Lời nói khinh thường, nhục mạ, xỉ vả, nguyền rủa và buộc tội Thị Kính
-> bản chất độc địa, coi thường người bình dân
3. Bi kịch của người lương thiện
- Cha đẻ thông cảm nhưng không hiểu được nỗi oan của con gái
4. Xung đột lên đến đỉnh điểm
- Xung đột thể hiện cao nhất 8 cảnh Mãng ông bị dúi ngã, Thị Kính phải chịu nỗi đau ê chề, nhục nhã:vợ chồng tan vỡ, cha già bị khinh rẻ
- Thị Kính tìm đến Phật tổ nương chốn từ bi
5. Tâm trạng Thị Kính khi rời nhà Sùng bà
- Tâm trạng lưu luyến, đau khổ
- Đó là cách giải thoát thể hiện ước muốn được sống đẹp nhưng có mặt tiêu cực đó là sự nhẫn nhục, cam chịu chứ chưa phải là hành động đấu tranh
HĐ 2: Tổng kết
*Mục tiêu: Tổng kết cho học sinh về đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản.
*Thời gian:5’
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc.
Gv chốt
Ghi nhớ (sgk)
HĐ 3: Luyện tập
*Mục tiêu: Tóm tắc được đoạn trích.
*Thời gian: 8’
*Cách tiến hành:
Học sinh tóm tắt.Gv hướng dẫn
- Thị Kính ngồi quạt cho chồng ngủ thấy râu mọc ngược trên cằm chồng liền cầm dao khâu xén đi. Thiện Sỹ chợt tỉnh kêu lên. Sùng ông, Sùng bà chạy ra, đổ cho nàng tội định giết chồng. Họ gọi Mãng ông sang trả con gái, Thị Kính bị oan nhưng không kêu được vào đâu, nàng cùng cha ra khỏi nhà Sùng bà.Sau khi lạy cha mẹ, nàng giả trai đi tu
 Tóm tắt đoạn trích
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
- Qua vở chèo em hiểu gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ?
*HD học bài:
- Học ghi nhớ và nội dung phân tích
- Tóm tắt đoan trích
- Chuẩn bị: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 28. Tiết 124
DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng hợp lí
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng dùng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng trong nói và viết
3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập và việc sử dụng dấu câu trong nói, viết.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk+sgv
- Học sinh: soạn bài, tham khảo sbt
III. Phương pháp:
Vấn đáp, phân tích, thảo luận
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH:- Thế nào là liệt kê? 
TL:- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễm tả được đầy đủ hơn sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
*Giới thiệu bài:
Gv đưa ví dụ: mẹ em đi chợ mua cá, rau, trứng
VD2: Hôm nay em đi học; mẹ đi chợ
Ở câu 1 dấu  báo hiệu điều gì? ( mẹ còn mua thứ khác nữa)
Câu 2 có mấy vế câu? Vì sao em biết
- Có hai vế , nhờ có dấu chẩm phẩy
->để hiểu công dụng, đặc điểm của hai loại dấu này, chúng ta cùng tìm hiểu 
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: - Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
 - Sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng hợp lí
*Đồ dùng: Bảng phụ
*Thời gian: 20’
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc bài tập sgk 121
+ Cho biết trong các câu đó dấu chấm lửng được dùng để làm gì
+ Qua bài tập trên em rút ra điều gì về công dụng của dấu chấm lửng?
- Rút gọn phần liệt kê, nhấn mạnh tâm trạng của người nói, giãn nhịp điệu câu văn, tạo sắc thái hài hước, dí dỏm
Học sinh đọc ghi nhớ
+ Dấu chấm lửng trong câu sau có chức năng gì
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán.
-> biểu thị phần liệt kê tương tự không viết ra
Đọc bài tập
+ Trong các câu trên, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì
+ Có phải thể thay thế các dấu đó bằng các dấu phẩy được không? 
- Không vì nếu thay -> nhầm lẫn, hiểu lầm
+ Từ bài tập em hãy cho biết công dụng của dấu chấm phẩy
Học sinh đọc ghi nhớ
Lấy ví dụ một câu có dùng dấu chấm phẩy
I. Dấu chấm lửng
1. Bài tập
 a. Biểu thị các phần liệt kê tương tự không viết ra
b. Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói
c. Bất ngờ của thông báo
2.Ghi nhớ 1 (sgk)
II. Dấu chấm phẩy
1. Bài tập
a. Đánh dấu ranh giới hai vế câu ghép có cấu tạo phức tạp
b. Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp
2. Ghi nhớ 2 (sgk 122)
HĐ 2: Luyện tập
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hiện bài tập luyện tập
*Thời gian: 18’
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc bài tập.
Nêu yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn
HS thực hiện bài tập.
Đọc nêu yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn
HS thực hiện bài tập.
Đọc, nêu yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn
HS thực hiện bài tập.
1. Bài 1 (123)
a. Biểu thị lời nói ngập ngừng, đứt quãng do lúng túng, sợ hãi
b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở
c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ
2.Bài 2: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy
- a,b,c: dấu chấm phẩy đều dùng để ngăn cách vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp
3. Bài 3 (123)
- Đoạn văn
Đêm trăng trên dòng sông Hương Giang. Trong tiếng sóng vỗ ru mạn thuyền, trong tiếng đàn du dương réo rắt, các ca nhi cất lến những khúc Nam ai Nam bình buồn man mác; người nghe thấy lòng mình bâng khuâng
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
- Tác dụng của dấu chấm lửng và dấu chẩm phẩy
*HD học bài:
- Học bài, làm bài tập trong sách bài tập
- Soạn: Văn bản đề nghị

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 33.doc