A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức;
- Hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của tình mẫu tử.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi cuộc đời con người.
- Tính chất biểu cảm của văn bản, sự giãi bày trực tiếp cảm nghĩ của người mẹ trong đêm trước ngày con vào trường.
2. Kĩ năng: đọc, phân tích văn bản.
3. Giáo dục: Tình yêu trường lớp, quê hương, ham học.
B. Phương pháp:Câu hỏi nêu vấn đề,thảo luận, thực hành.
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, SGV, lập kế hoạch bài học.
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
Ngày soạn:15.08.09 Ngày giảng:17.08.09 Ngữ văn: Tiết 1: cổng trường mở ra (Lý Lan) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức; - Hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của tình mẫu tử. - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi cuộc đời con người. - Tính chất biểu cảm của văn bản, sự giãi bày trực tiếp cảm nghĩ của người mẹ trong đêm trước ngày con vào trường. 2. Kĩ năng: đọc, phân tích văn bản. 3. Giáo dục: Tình yêu trường lớp, quê hương, ham học. B. Phương pháp:Câu hỏi nêu vấn đề,thảo luận, thực hành. C. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK, SGV, lập kế hoạch bài học. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK. D. Hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 1’ 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: 2’ 3.Bài mới: Từ lớp 1 đến lớp 7 em đã được dự bao nhiêu lần khai trường và ngay khai trường nào để lại cho em ấn tượng nhất? Hoạt động của thầy và trò To Nội dung kiến thức ? Văn bản này thuộc thể loại văn bản nào? ở lớp 6 các em đã được học những văn bản nào thuộc thể loại này? ? Em biết gì về tác giả, tác phẩm sẽ tìm hiểu ngày hôm nay? - Nhà văn có 17 năm giảng dạy môn Anh văn ( Trích dẫn trên tờ báo văn hoá toàn cảnh- chủ nhật 12/4/2009) - GV: nêu yêu cầu đọc: nhỏ nhẹ, tha thiết, chậm rãi. - GV đọc mẫu một đoạn->gọi 2 HS đọc tiếp. - HS và GV nhận xét. - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó. ? Văn bản có bố cục như thế nào? - Phần 1: Từ đầu->người mẹ bước vào. - Phần 2: còn lại. ? Phần đầu của văn bản giới thiệu với em nội dung gì? ? Theo dõi đoạn văn đầu và cho biết người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào? ? Theo em vì sao người mẹ nghĩ đến con vào đúng thời điểm đó? - Vì đó là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con người ? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm 2 mẹ con? - Gọi một HS đọc từ đầu->con đường làng dài và hẹp. - Cho HS thảo luận nhanh: 2 nhóm + N1: Hãy tìm những chi tiết diễn tả cảm xúc vui sướng của con? +N2: Những chi tiết nào diễn tả sự bâng khuâng xao xuyến của người mẹ? ? Tâm trạng của 2 mẹ con có gì khác nhau? điều đó được biểu hiện như thế nào? ? Vậy theo em vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được? - Mừng vì con đã lớn..bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình ? Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì? - Đắp mền, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ? Lúc đó tâm trí mẹ đã sống lại những kỉ niệm nào? ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn văn? ? Qua phần trích trên cho em hình dung về một người mẹ ntn? -GV:Đó là đức hi sinh, một vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ VN. - GV chuyển ý. Cho HS đọc đoạn “ Từ ngày mẹ còn nhỏ-> Hàng dặm sau này”? ? Đoạn văn nói về điều gì? ? Trong đêm không ngủ mẹ đã nghĩ về điều gì? ? Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của giáo dục nhà trường đối với thế hệ trẻ? - “ Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng cả hàng dặm”. ? Câu văn ấy được phát triển từ thành ngữ nào? -“Sai một li đi một dặm” ? Thành ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục? - Không được phép sai lầm vì giáo dục quyết định tương lai của đất nướcGV liên hệ thực tế ? Kết thúc bài văn người mẹ nói “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Vậy điều kì diệu đó là gì? - Là thế giới của tình người,ước mơ, niềm vui, hi vọng. ? Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói chuyện với con không? Theo em người mẹ tâm sự với ai? - Với chính mình, bằng độc thoại nội tâm. ? Cách viết này có tác dụng gì? - GV dẫn chuyển sang phần tổng kết. ? Em hãy khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật? ? Những nét nghệ thuật trên làm nổi bật nội dung gì của văn bản? - Gọi một HS đọc to phần ghi nhớ. - HS quan sát tranh minh họa và cho biết bức tranh miêu tả quang cảnh gì? 5’ 30’ 15’ 15’ 4’ 5’ I.Đọc tìm hiểu chung 1.Tác giả, tác phẩm a.Tác giả: Lý Lan(16/07/1957), tại thủ dầu một, tỉnh Bình Dương, quê cha ở tỉnh Quảng Đông- Trung Quốc. Có nhiều TP viết cho thiếu nhi “ Ngôi nhà trong cỏ”-NXB Kim Đồng 1984 nhận được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam; “ Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen” b.Tác phẩm: 2. Đọc, giải nghĩa từ khó. 3. Bố cục: 2 phần. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Nỗi lòng người mẹ. -Thời điểm: Đêm trước ngày con vào lớp 1. - Cảm xúc: hồi hộp, vui sướng, hi vọng. Con Mẹ - Hăng hái giúp mẹ dọn đồ chơi. - Giấc ngủ đến dễ dàng. -> Háo hức nhẹ nhàng, vô tư - đắp mền cho con, dọn nhà cửalên giường trằn trọc -> Bâng khuâng xao xuyến, thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên. - Những kỉ niệm của mẹ: bà ngoại và mái trường, cảm xúc nôn nao hồi hộp ->NT:từ láy gợi tả, cảm xúc vừa nhớ, vừa thương. => Yêu con đến quên mình- Đó cũng là đức hi sinh, là vẻ đẹp của tình mẫu tử. 2. Cảm nghĩ của người mẹ. - Nghĩ về vai trò của giáo dục đối với nhà trường. - Không được phép sai lầm trong giáo dục. ->NT: độc thoại nội tâm, kiểu văn biểu cảm. =>Nổi bật tâm trạng, khắc họa tâm tư tình cảm, những điều khó nói bằng lời. III. Tổng kết- Ghi nhớ. 1. Nghệ thuật: Đối lập, độc thoai nội tâm, làm nổi bật tâm trạng. 2. Nội dung: - Tấm lòng người mẹ đối với con. - Vai trò của nhà trường đối với cuộc sống con người. 3. Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập. Phát biểu ý kiến. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của em về ngày khai trường đầu tiên. E. Củng cố- dặn dò: 2’ 1. Văn bản trên giúp em hiểu thêm được điều gì về người mẹ của em và chính bản thân mình? 2. Hoàn thiện đoạn văn. - Học thuộc lòng phần ghi nhớ. - Soạn bài “ Mẹ tôi” Ngày soạn:17.08.09. Ngày giảng:19.08.09. Tiết 2: Văn bản: Mẹ tôi (Et-môn-đô đơ A-mi-xi) A.Mục tiêu cần đạt. 1.Kiến thức: - HS hiểu và nêu lên được nội dung, ý nghĩa của văn bản nhật dụng. - Thấy được tình yêu thương kính trọng cha mẹ là một tình cảm thiêng liêng cao cả, cần phải biết trân trọng và phát huy. - Nhận ra được khi có những biểu hiện thiếu lễ độ với cha mẹ thì phải có sự thành khẩn nhận lỗi. 2. đoc, phân tích văn bản nhật dụng. 3. GD: Giáo dục cho HS tình cảm với cha mẹ, với gia đình. B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, thực hành. C. Chuẩn bị. 1. GV: SGK, SGV, lập kế hoạch bài học. 2. HS: soạn bài theo câu hỏi SGK. D. Hoạt động dạy- học. 1. ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của người mẹ thông qua văn bản “Cổng trường mở ra”? 3.Bài mới:Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả.Văn bản “ Mẹ tôi” sẽ cho chúng ta một bài học như thế. Hoạt động của GV và HS To Nội dung kiến thức - Cho một HS đọc phần chú thích dấu *. ? Em hãy nêu một vài nét chính về tác giả? ?Tác phẩm có xuất xứ ntn? - GV nêu yêu cầu đọc:giọng tâm tình. - GV đọc mẫu một đoạn->HS đọc-> Nhận xét. - Hưỡng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó. - Lưu ý các từ: lễ độ, cảnh cáo,quằn quại,trưởng thành, hối hận.->Phân biệt đâu là từ láy, từ ghép. ? Theo em nội dung bức thư gửi cho ai? (Bố-con? ? Bức thư đề cập đến vấn đề gì? (Mẹ-con). ? Vậy xét trong toàn bài việc đặt tiêu đề đó có phù hợp không? - Là tiêu đề do tác giả đặt và phù hợp với chủ đề của văn bản. - GV dẫn vào tiêu đề của phần 1. ? Người mẹ của Enricô được khắc họa qua những chi tiết nao? -“Thức suốt đêm, cúi mình bên chiếc nôiquằn quại, lo sợ, khóc nức nở nghĩ rằng mất consẵn sàng bỏ một năm hạnh phúcĐi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng cứu sống con”. ? Em có nhận xét gì về từ ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn trên? ? Những từ ngữ đó giúp em nhìn nhận người mẹ của Enricô ntn? - Qua những chi tiết đó ta hình dung hình ảnh người mẹ thật lớn lao, vĩ đại ? Khi biết con như vậy người cha đã phản ứng ntn? -HS đọc đoạn văn đầu. ? Trong đoạn văn đầu tác giả sử dụng phương thức biểu đạt gì? ngôi kể thứ mấy?(Tự sự, ngôi kể thứ nhất). ? Với ngôi kể đó tác giả đã cho biết đứa con mắc lỗi lầm gì đối với mẹ? ( Thốt ra lời nói nặng). ? Trước lỗi lầm đó của con, người cha đã có việc làm ntn? ? Việc làm ấy biểu thị thái độ gì của người cha? - HS đọc “Hãy nghĩ kĩ->đau lòng”. ? Từ sự tức giận đó, người cha tìm cách nào để thuyết phục người con? - HS đọc “Con sễ không thể sống thanh thảntình yêu thương đó”. ?Trong đoạn vừa đọc em hãy tìm lời dạy của người cha đối với con? -“Con hãynhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng” ?Em có nhận xét gì về lời dạy của cha đối với người con? -Yêu cầu HS theo dõi đoạn cuối. ? Sau lời dạy chân tình, người cha đã chỉ bảo người con phải có thái độ, việc làm ntn với mẹ? -“Ôm hôn mẹ, xin lỗi mẹ”. ? Qua phân tích em thấy thái độ của người cha đối với con ntn? * GV chia nhóm thảo luận câu hỏi 5 trong SGK. -Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, nhiều khi không nói ra một cách trực tiếp->viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biêt, giữ được sự kín đáo tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đó là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội. ? Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật và nội dung? - HS đọc to phần ghi nhớ. - HS làm bài tập 1 tại lớp - Làm bài tập 4 SGK trang 12->Cho hs liên hệ bản thân. - Bài tập 2 làm ở nhà. 5’ 30’ 15’ 15’ 5’ I.Đọc- tìm hiểu chung. 1. Tác giả, tác phẩm. a. Tác giả:-(1846-1908). - Là nhà văn ý. b. Tác phẩm:Là câu truyện nhỏ trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” 2. Đọc, chú thích. II.Đọc hiểu văn bản. 1.Hình ảnh người mẹ. - NT:từ ngữ biểu cảm, từ láy gợi tả. =>Hết lòng yêu thương con, giàu đức hi sinh. 2.Thái độ và tình cảm của người cha đối với con. -Viết thư cảnh cáo:sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim.. ->tức giận. +Gợi lai kỉ niệm mẹ-con. +Khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc đời người con. - Dạy con chân tình, sâu sắc. - Dạy con biết hành động để tỏ lòng kính trọng. =>Kiên quyết, nghiêm khắc. III.Tổng kết-Ghi nhớ. 1.Nghệ thuật: - Phương thức tự sự- biểu cảm. - Chọn thể loại viết thư. 2.Nội dung:Thông qua hình thức viết thư người cha giáo dục con cái có thái độ lễ độ và tình cảm kính yêu biết ơn đối với cha mẹ. 3.Ghi nhớ:SGK IV.Luyện tập. E.Củng cố- dặn dò: 2’ 1.Củng cố:Qua văn bản em rút ra được điều gì cho bản thân? 2.Dặn dò:- Học thuộc phần ghi nhớ. - Soạn bài “Câu ghép”. Ngày soạn: 16/08/2010. Ngày giảng: 19/08/2010 Tiết 3- Bài Từ ghép A.Mục tiêu cần đạt. 1.Kiến thức: - Cấu tạo của 2 loại từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. 2.Kĩ năng: Nhận diện các loại từ ghép. Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ. Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi ... p môi trường môn Ngữ văn VD: Thạch quyển, Khí quyển,sinh quyển, thuỷ quyển, Ô nhiễm, Hệ sinh thái, suy thoía môi trường , Đa dạng sinh học.... - Gv nêu yêu cầu bài tập. - Chia hs làm 3 nhóm mỗi nhóm 1 bài. - các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét chéo. I. Đơn vị cấu tạo từ HV. 1. VD: bài nam quốc sơn hà. - Nam: phương nam. - Quốc: nước. - Sơn: núi. - Hà: sông. 2. nhận xét: - Nam: có thể dùng độc lập: phương nam, miền nam. - Các tiếng không thể dùng độc lập: quốc, sơn, hà. -> Ta kết hợp chúng với những tiếng khác để tạo thành từ ghép. Vd: sơn-> sơn hà.=> Từ ghép HV quốc-> quốc gia.=> Từ ghép HV => Quốc, sơn, hà: là yếu tố HV. Kết luận : Tiếng để cấu tạo từ HV gọi là yếu tố HV.Phần lớn các yếu tố HV không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép - Thiên trong thiên thư nghĩa là trời. - Thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã một nghìn. - Thiên đô : dời(đô),di dời. Có nhiều yếu tố HV đồng âm nhưng khác nghĩa. * Ghi nhớ (sgk-69). II. Từ ghép HV. 1- Các từ sơn hà=núi+ sông. - Giang san= sông + núi. - Xâm phạm = chiếm + lấn. => Từ ghép đẳng lập. 2. Các từ ghép. a- ái quốc: yêu nước. - Thủ môn: giữ cửa. - Chiến thắng: thắng trận. => Từ ghép chính phụ. - Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. b. Các từ: - Thiên thư: sách trời. - Thạch mã: ngựa đá. - Tái phạm: vi phạm lại lần nữa. - Từ ghép chính phụ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. * Ghi nhớ: sgk- 70. III. luyện tập. Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố HV đồng âm. - Hoa 1: hoa quả, hương hoa-> hoa có nghĩa là chỉ sự vật, cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín. - Hoa 2: hoa mĩ, hoa lệ: phồn hoa, bóng bẩy. -Phi: 1: phi công, phi đội: bay. 2: phi pháp, phi nghĩa: trái với lẽ phải. 3. cung phi, vương phi: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu. - Tham: 1:tham gia, tham chiến: dự vào, tham dự vào. 2. Tham lam, tham vọng: ham muốn. - Gia: 1: gia chủ, gia súc: nhà. 2: Gia vị, gia tăng: thêm vào. Bài tập 2: Những từ ghép HV có chứa yếu tố HV: - Quốc: quôc gia, ái quốc, quốc lộ. - Sơn: sơn hà, sơn tặc.. - Cư: cư trú, di cư - Bại: thảm bại, chiến bại, thất bại.. Bài tập 3: Từ ghép chính phụ: a. Chính trước, phụ sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa. -b. Phụ trước, chính sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi. Bài 4 Phụ trước,chính sau: đại nhân,thanh nữ, thiếu nhi,trường giang. Chính trước, phụ sau: phóng sinh,vô dụng tiến quân,tổn thọ E. Củng cố- dặn dò. 1. Củng cố: từ ghép HV có cấu tạo ntn? 2. Dặn dò: Học thuộc lòng phần ghi nhớ. - Làm bài tập hoàn chỉnh. Tìm hiểu nghĩa các yếu tố HV trong các VB đã học. - Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. Ngày soạn: 15/09/2011 Ngày giảng: 19, 20 /09/2011 Tiết 19: trả bài tập làm văn số 1 A. mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Khắc sâu cho hs những kiến thứcc về văn tự sự và văn miêu tả. 2. Kĩ năng: Kể chuyện, miêu tả. Nhận xét, sửa chữa để bài viết sau viết tốt hơn. 3. GD: Tích cực hợp tác tìm ra những lỗi sai trong bài viết. B.Phương pháp: Trao đổi , thảo luận. C. Chuẩn bị. 1. GV: Bài soạn, bài KT học sinh. 2. HS: ôn lại các kiến thức tạo lập VB. B- Tiến trình các hoạt động. 1- ổn định lớp. 1p 2- Kiểm tra bài cũ: ( KT 15’’) Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ “ Sông núi nước Nam” là gì ? Nhận xét của em về thể thơ “ Thất ngôn tứ tuyệt” trong bài thơ trên? 3- Trả bài. Đề bài: Em hãy miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè? Định hướng Thể loại: miêu tả. Nội dung: Đối tượng tả, thời gian , ấn tượng của em về cảnh đẹp đó? 2 Lập dàn ý. a) Tả cánh đồng( dòng sông) -MB: giới thiệu cảnh cánh đồng ở đâu,khi nào, dịp nào. Dòng sông có tên, ở đâu, vì sao em chọn con sông đó( Gắn bó với tuổi thơ em) - TB: Miêu tả cảnh đẹp đặc sắc đó theo một trình tự nhất định. * Tả bao quát cánh đồng(rọng hay hẹp, giáp những nơi nào, đặc điểm nổi bật).. * tả cụ thể từng bộ phận cánh đồng: cánh đồng lúa hay hoa màu, cách trồng, khung cảnh chung còn có những gì như suối, kênh, con người...... * Tả dòng sông vào buổi sớm( mặt sông, nước, hai bên bờ, tiếng người, nắng lên nước sông, hoạt động trên sông , buổi chiều, con người có hoạt động gì, Dòng sông về không gian thế nào..... - KB : cảm nghĩ của em trước cánh đồng.( Dòng sông gắn bó với tuổi thơ em, góp phần làm cho quê hương tươi đẹp...) 3- Nhận xét chung. * Ưu điểm. - Đa số các em nắm được yêu cầu của đề,trình bày khá tốt,bố cục mạch lạc, bộc kộ cảm xúc,suy nghĩ tình cảm về cảnh đẹp được tả.Một số bài làm tương đối tốt 7A 1: Trám, Mai Anh, Trang, Lệ 7A 2: Thùy, Thư, * Nhược điểm. -Một số bài còn viết sai nhiều lỗi chính tả, hay viết tắt,hay viết hoa tùy tiện, viết số,cẩu thả. - Một sốbài bố cục chưa rõ ràng, diến đạt chưa mạch lạc, lô gích, nội dung còn sơ sài. 7A 1 Thảo, Tuyến, Đội,Viên, Cúc, Dũng, Thoa. 7A 2: Quân, Trang, Trà, Chiến, Hanh, Diễm, Huyên, Quỳnh, Cầm,Giang. 4- Trả bài và đọc những bài viết khá. - Mỗi HS tự xem bài và sửa chữa. C- củng cố – dặn dò. Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm.. ***************************************************************** Ngày soạn:15/09/2011 Ngày giảng: 21 /09/2011 Tiết 20: tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức.Khái niệm văn bản biểu cảm, vai trò, đặc điểm của văn bản biểu cảm. Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm. 2. Kĩ năng: Nhận diện đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm cụ thể . Tạo lập văn bản biểu cảm có sử dụng các yếu tố biểu cảm. 3. GD: yêu thích văn bản biểu cảm. B. Phương pháp: quy nạp, thảo luận. C. Chuẩn bị. 1. GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN, lập kế hoạch bài học. 2. HS: soạn bài theo câu hỏi sgk. D. Hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài mới của hs. 3. Bài mới: -ở chương trình NV 6, các em đã học 2 thể loại: miêu tả và tự sự. Xong mới chỉ 2 loại văn đó mà thiếu văn biểu cảm thì chương trình NV 7 sẽ không phong phú đa dạng, và chương trình NV 7 đã đưa văn biểu cảm vào để các em tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS To Nội dung kiến thức ? Em hiểu thế nào về : nhu, cầu, biểu, cảm? - Nhu-> cần phải có - Cầu-> mong muốn =>Nhu cầu-> mong muốn có -Biểu-> biểu hiện ra bên ngoài - Cảm-> rung động và mến phục. =>Nhu cầu biểu cảm: là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình bằng lời văn, thơ. ? Trong cuộc sống có khi nào em rung động trước một điều gì đó chưa? - Là con người ai cũng có những giây phút xúc động như thế. - HS đọc diễn cảm các câu ca dao. ? Câu ca dao 1 tác giả có phải kể về con cuốc hay không? ? Hình ảnh con cuốc gợi cho ta những liên tưởng gì? ? Câu ca dao có ngữ điệu gì? ? Bài ca dao thứ 2 đã sử dụng biện pháp tu từ nào? ? Cảm xúc của chủ thể trữ tình được hình thành trên cơ sở nào? ? Qua 2 bài ca dao em hãy cho biết người ta thổ lộ tình cảm để làm gì? ? Khi nào con người cảm thấy cần làm văn biểu cảm? ? Trong thư từ gửi người thân,bạn bè em có thường biểu lộ tình cảm không? Có,mong dược chia sẻ,được sự đồng cảm,thì niềm vui sẽ nhân lên khi buồn được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi. ? Văn biểu cảm còn được gọi bằng tên gọi khác? - GV giới thiệu một số tác phẩm trữ tình: Qua đèo Ngang, Bánh trôi nước. - Gọi hs đọc phần 1,2 trong ghi nhớ. - HS đọc 2 đoạn văn. - Cho hs thảo luận: Mỗi đoạn văn biểu đạt nội dung gì? tìm từ ngữ, hình ảnh có giá trị bỉểu cảm? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự? ? Có ý kiến cho rằng, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua 2 đoạn văn trên em có tán thành với ý kiến đó không? Tán thành ý kiến đó bởi đó là những tình cảm đẹp vô tư,mang lí tưởng đẹp giàu tính nhân văn. ? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm,cảm xúc ở 2 đọan văn trên? - Gv chốt hình thành nội dung phần ghi nhớ: Văn biểu cảm là gì? Thể hiện qua những thể loại nào? Tính chất? Cách biểu hiện. - HS đọc phần ghi nhớ? - GV chia nhóm hs thảo luận. - Các nhóm trình bày. - Nhận xét chéo. - Gv nhận xét bổ sung. - Gợi ý hs xem lại các bài đã học trong chương trình NV6, 7. I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Nhu cầu biểu cảm của con người. + Trong cuộc sống hàng ngày con người thường có nhu cầu biểu cảm. * Câu ca dao 1: không phải kể về con cuốc. - Liên tưởng đến một tiếng kêu nao lòng, vô vọng.- Biểu hiện nỗi khổ đau, oan trái của người lao động ko được lẽ công bằng nào soi tỏ. - Ngữ điệu cảm thán, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng. * Bài 2: - Biện pháp tu từ: so sánh. - Tác dụng: gắn việc gợi cảm với biểu cảm. - Cơ sở hình thành: so sánh lấy chẽn lúa để bày tỏ nỗi lòng, niềm vui hồn nhiên, bâng khuâng, mơ hồ. -+ Văn biểu cảm viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và gợi sự đồng cảm người đọc. + Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình bao gồm các thẻ loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút..... 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm. - Đoạn 1: Biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm. - Đoạn 2: Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước thể hiện qua hình ảnh và liên tưởng. - > Hai đoạn văn đều thể hiện cảm xúc của người viết, khác với miêu tả và tự sự. + Cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn( yêu con người, thiên nhiên, tổ quốc, ghét thói tầm thường độc ác...) + Các cách biểu cảm: - Đoạn 1: trực tiếp.(bày tỏ nỗi lòng) - Đoạn 2: gián tiếp.(thông qua việc miêu tả tiếng hát trong đêm khuya trên đài đẻ bày tỏ cảm xúc.) * Ghi nhớ: sgk. III. Luyện tập. Bài 1 - So sánh hai đoạn văn. - Đoạn 1: Không phải là văn biểu cảm. - Đoạn 2: Là văn biểu cảm vì thể hiện tình cảm của tác giả với hoa hải đường. + Có nhiều yếu tố tưởng tượng: “ cánh hoamá lúm”. + Lời văn khêu gợi: màu đỏ thắm, lá khỏe, lá chè đắt đỏ, rạng rỡ nồng nàn. Bài 2 Nội dung biểu cảm: - “ Sông”: khẳng định và tự hào về nền độc lập, tự chủ của đất nước, quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy. - “ Phò giá”: Thể hiện niềm tự hào về những chiến thắng hào hùng của dân tộc, ước muốn hòa bình và xây dựng đất nước. => Đều là biểu cảm trực tiếp vì không thông qua phương tiện trung gian nào cả. Bài 3. một số bài văn biểu cảm. Bài 4. Sưu tàm và chép ra giấy một số đoạn văn xuối biểu cảm. E. Củng cố- dặn dò. 1. Củng cố:- Văn biểu cảm là gì? Đặc điểm chung của văn biểu cảm? 2. Dặn dò:- Học thuộc lòng phần ghi nhớ. Sưu tầm các đoạn văn, VB biểu cảm trên báo chí . Tìm được đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các VB đó. Vận dụng những kiến thức về VB biểu cảm vào tìm hiểu các VB biểu cảm đã học - Soạn bài: Côn sơn ca
Tài liệu đính kèm: