Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 9 năm 2010

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 9 năm 2010

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: - Nắm được các lỗi về quan hệ từ thường gặp, biết cách sửa.

2. Kĩ năng: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh; phát hiện và sử được một số lỗi thông thường về quan hệ từ .

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp .

B.Chuẩn bị:

 - SGK, SGV ngữ văn 7

 - Tư liệu có liên quan đến bài dạy; bảng phụ hoặc máy chiếu ghi VD.

C . Tổ chức các hoạt động dạy học

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: (?) Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Hãy xác định quan hệ từ trong bài thơ?

 III. Bài mới

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 9 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 14 /10/2010 
 Ngày dạy: /10/2010 
Tiết 33: chữa lỗi về quan hệ từ
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : - Nắm được các lỗi về quan hệ từ thường gặp, biết cách sửa.
2. Kĩ năng : Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh ; phát hiện và sử được một số lỗi thông thường về quan hệ từ .
3. Thái độ : Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp . 
B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
 - Tư liệu có liên quan đến bài dạy ; bảng phụ hoặc máy chiếu ghi VD.
C . Tổ chức các hoạt động dạy học
 I. ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ: (?) Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Hãy xác định quan hệ từ trong bài thơ?
 III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ các mục 1, 2, 3, 4.
- Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK mục 1, 2, 3, 4.
- HS sửa bài trên bảng phụ. 
- Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ về các lỗi trong việc dùng quan hệ từ và cách sửa.
- Hướng dẫn luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh giải các bài tập tại lớp. Những bài tập dễ cho học sinh đứng tại chỗ trả lời. Những bài tập khó thì chia nhóm, lên bảng trình bày lớp bổ sung.
I. Các lỗi về quan hệ từ:
1. Thiếu quan hệ từ: (Mà, với)
- Sửa lại : Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác...
Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa...
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp với nghĩa: (Nhưng, vì)
Sửa lại: Nhà em ở...nhưng bao giờ.
Chim sâu...vì nó diệt sâu...
3. Thừa quan hệ từ:
-Bỏ quan hệ từ đầu câu: Qua, về.
- Sửa lại:
Câu ca dao... cho ta thấy công lao...
- Hình thức có thể .. giá trị nội dung 
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:
- Sửa lại: 
- Nam là ... không những giỏi về môn toán mà còn giỏi cả môn vănvà các môn học khác nữa .
- Nó thích tâm sự với mẹ mà không ...
Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui để cho cha mẹ mừng.
Bài tập 2:
 - Thay với bằng như (Giống như).-vì là ý so sánh 
- Thay tuy = dù.
- Thay bằng = về (Qua).(bằng là phương tiện)
Bài tập 3:
- Bỏ đối với – Hoặc giữ nguyên và thêm cho nên.
- Bỏ với – bỏ qua.
Bài tập 4:
- Các câu đúng : a, b, d, h.
- Các câu sai : c, đ, e, g, i.
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm nội dung bài học
- Làm bài tập trong sbt
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Xa ngắm thác núi Lư.
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Ngày soạn: 14 /10/2010 
 Ngày dạy: / 10 /2010
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản : Xa ngắm thác núi lư
 (Vọng Lư Sơn bộc bố) 
 Lí Bạch
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài ;
2. Kĩ năng : - Đọc hiểu thơ Đường qua văn bản dịch tiếng việt 
- Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa để phân tích tác phẩm, đồng thời có ý thức tích luỹ từ Hán Việt.
3. Thái độ : Yêu quí trân trọng tài năng ,đồng thời yêu và gắn bó với thiên nhiên B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu có liên quan đến bài dạy
C . Tổ chức các hoạt động dạy học
 I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ: (?)Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà . Em có cảm nhận ntn về tình bạn của nhà thơ ? Và nêu quan niệm về tình bạn của nhà thơ.
 III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh đọc chú thích.
- Tóm tắt những nét chính về thơ Đường .
- Giáo viên giới thiệu thêm về thơ Đường.
(Thơ Trung Quốc, đời Đường.
 Thể loại : Tứ tuyệt, bát cú, ngũ ngôn.
Thơ Đường ảnh hưởng tới các nhà thơ Việt Nam)
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả của Lí Bạch.( Con người , sự nghiệp )
- Hương Lô: Núi cao có mây mù che phủ trông xa như chiếc lò hương nên gọi là Hương Lô.
- Giáo viên đọc mẫu -> Gọi 3 học sinh đọc.
- Xác định thể thơ của bài Xa ngắm thác núi Lư. ?
- Văn bản sử dụng phương thức miêu tả hay biểu cảm ?
- Lấy cảnh ngụ tình -> Biểu cảm 
- Cảnh gì ? Tình cảm gì ?
- HS đọc lại bài thơ 
- Cảnh được miêu tả từ vị trí nào ? 
( gần hay xa ? căn cứ vào đâu ? ) 
( V.trí : xa – vọng )
- Vị trí ấy có ưu điểm gì khi quan sát ? 
- Cảnh thác núi Lư hiện lên ntn qua quan sát , liên tưởng của nhà thơ ?
- Vẻ đẹp ấy hiện lên ntn qua cách miêu tả và sử dụng từ của tác giả trong từng câu thơ ? 
? Câu thơ thứ nhất tả cảnh gì và tả ntn.
Từ ngữ nào nói lên điều đó ?
- Bản dịch chính xác chưa ?
 - em có nhận xét gì về cảnh tượng này?
Câu2 : nghĩa : trông xa như tấm vải ( bộc bố ) treo trước dòng sông 
(?) Dựa vào từ quải và từ tiền xuyên đã được định nghĩa ở chú thích hãy xác định nghĩa của câu thơ này.
 (?) Hãy nhận xét cách dịch của các tác giả? 
- Cách dịch rất sát với ý đồ cuả t/g
- Thác nước Lư sơn được t/g mtả trong trạng thái ntn
- Tác dụng của chi tiết ngôn từ này là gì?
- Nước bay thẳng ... thước là 1 cảnh tượng như thế nào?
- Cảnh tượng đó đem đến cho nhà thơ liên tưởng nào ? 
- Từ dùng táo bạo nhất trong lời thơ này là từ nào?
 - Câu 3,4 còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng ?
(?) Qua đó em thấy tình cảm yêu quí tự nhiên của tác giả như thế nào? 
(?) Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn và tính cách nhà thơ Lí Bạch? 
- Tóm lại cảnh thác núi Lư là cảnh tượng ntn ?
- Đọc bài thơ ta thấy tình cảm, thái độ của nhà thơ  ntn ? 
(?) Xác định nội dung nổi bật được phản ánh trong văn bản? 
(?) Cái cách tả cảnh, tả tình của tác giả có gì đặc sắc để chúng ta học tập khi làm văn miêu tả và biểu cảm? 
I. Tìm hiểu chung 
1.Thơ Đường 
2. Tác giả:
- Lí Bạch ( 701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường . Thơ ông biểu hiện tâm hồn tự do phóng khoáng . Hình ảnh thơ mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. 
(- Ông có nhiều bài thơ hay về thiên nhiên, tình yêu, tình bạn, thơ, rượu).
3. Tác phẩm : Đây là bài thơ hay nhất viết về đề tài thiên nhiên 
4. Đọc văn bản: 
- Thể thơ TNTT.
5. Bố cục : 4 phần, 2 nội dung 
II.Tìm hiểu chi tiết 
1. Vẻ đẹp thác nước Lư Sơn 
- Nhà thơ đứng từ xa để ngắm nhìn dòng thác 
- Nhìn bao quát được không gian rộng lớn , vẻ đẹp toàn cảnh của thác núi Lư
- Kì thú, rực rỡ, lung linh, tráng lệ , huyền ảo 
* Câu thơ đầu: Tả cái nền chung của bức tranh toàn cảnh.
- Động từ: Chiếu, sinh.
-> Quan hệ nguyên nhân, kết quả.
- Núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh màu khói tía -> Cảnh vật đang chuyển động, rất có hồn.
-> Đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại.
* Câu thơ thứ 2,3,4 : Các vẻ đẹp khác nhau của thác nước 
- Các từ : 
+ Quải: Treo.
-> Cảnh động -> Tĩnh -> Đỉnh núi khói tía mù mịt, chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa 
-> Một bức tranh tráng lệ.
:
- Phi: Bay ; trực há : đổ thẩng xuống , Tam thiên xích : ba ngàn thước 
-> Cảnh tĩnh ->động : vừa trực tiếp tả thác vừa gợi cho người đọc hình dung thế núi cao, sườn núi dốc đứng Gợi tả sức mạnh mãnh liệt của thác nước.
-> Cảnh tượng dữ dội, mãnh liệt kì diệu của thiên nhiên.
- Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
- Nghi: Ngỡ là, tưởng là( mà vẫn tin)
- Hình ảnh: Ngân hà.
- Lạc: Rơi xuống.
-> Con thác treo đứng trước mặt khác nào như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống. Đây là một cảnh tượng huyền ảo, kì vĩ của thiên nhiên.
- Phép so sánh, phóng đại-> khắc họa vẻ đẹp cụ thể của thác núi Lư, tính chân thực, tự nhiên trong cảm xúc vì đã có sự chuẩn bị từ hai câu đầu ; đặc biệt là câu cuối ,kết hợp tài tình giữa cái ảo với cái chân, cái hình và cái thần , tả được cảm giác kì diệụ do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm khảm nhà thơ và để lại dư vị đậm đà trong người đọc . 
 Đẹp, hùng vĩ, tráng lệ ,kì thú, huyền ảo – một kiệt tác của thiên nhiên
2. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư:
- Tình yêu thiên nhiên, tính cách hào phóng, mạnh mẽ .
+ Đối tượng miêu tả : một danh thắng của quê huwopwng, đất nước 
+ Thái độ trân trong, ngợi ca 
+ Ca ngợi vẻ đẹp kì thú của thác nước 
III. Tổng kết:
1 Nội dung:
- Cảnh tượng thiên nhiên tráng lệ, huyền ảo.
- Tình người đắm say với thiên nhiên, một tâm hồn phóng khoáng ,bay bổng 
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp tài tình thực- ảo
- Phép so sánh phóng đại
- Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh .
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Đọc thuộc bài thơ. Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Viết đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của thác nước từ cách hiểu của em. 
- Làm bài tập trong sbt
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Từ đồng nghĩa
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Ngày soạn: 16/10/20101 
 Ngày dạy: /11/2011
`	
Tiết 35: Từ đồng nghĩa
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa. 
2. Kĩ năng : Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản , phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.ẳư dụng từ đồng nghĩa phù hợp ngữ cảnh , phát hiện, sửa lỗi từ đồng nghĩa .
3. Thái độ : Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói , viết 
 B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu có liên quan đến bài dạy
- Bảng phụ
C . Tổ chhuwcs các hoạt động dạy học 
 I. ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ: ? Các lỗi thường mắc khi sử dụng quan hệ từ ?  
 III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ mục I.
Học sinh đọc mục I SGK, trả lời câu hỏi.
- Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ trông mà em biết?
- Giáo viên: Như vậy từ trông còn có nhiều nghĩa cho nên có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Vậy em hãy cho biết từ đồng nghĩa là gì?
HS đọc ghi nhớ SGK.
(?) Tìm những từ đồng nghĩa ở bài thơ Xa ngắm thác núi Lư và Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều.
Học sinh làm bài tập 1 theo SGK theo 4 nhóm.
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ ở mục II. 
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
- Từ quả và trái có thể thay thế cho nhau được không?
- Theo em từ trái và quả là những từ đồng nghĩa như thế nào? 
- Thế nào là đồng nghĩa hoàn toàn?
- Từ bỏ mạng và từ hi sinh giống và khác nhau ở chỗ nào?
- Giáo viên cho học sinh đặt câu với từ bỏ mạng và hi sinh.
-> Những từ đồng nghĩa có sắc thái ý nghĩa khác nhau là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Theo em từ đồng nghĩa có mấy loại?
- Học sinh đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi.
- Các từ quả, trái ; bỏ mạng, hi sinh có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
- Tại sao không thể thay sau phút chia li bằng sau phút chia tay ?
- Theo em khi dùng từ đồng nghĩa ta cần chú ý điều gì?
- Học sinh đọc ghi nhớ 3.
- Giáo viên chia học sinh làm 3 nhóm mỗi nhóm làm 1 bài tập.
- Cho hs hoạt động – Làm các bài tập
I.Thế nào là từ đồng nghĩa:
*Ví dụ:(SGK)
Các từ đồng nghĩa với từ trông, r
- Rọi: Chiếu (Soi, ...)
Ví dụ: Mặt trời rọi ánh nắng xuống...
- Trông: Nhìn (Ngó, dòm...)
Ví dụ: Nó trông sang bờ sông bên kia.
Các nhóm từ đồng nghĩa: 
- Trông coi, coi sóc, chăm sóc.
- Trông : Nhìn, ngó, liếc, dòm.
- Trông : Mong, hi vọng.
Ghi nhớ: SGK.
=>Từ đồng nghĩa. 
- Xuyên - Hà - Giang.
Bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa. 
- Gan dạ - Dũng cảm.
- Nhà thơ - Thi sĩ.
- Mổ xẻ – Phẫu thuật.
- Của cải – Tài sản.
- Nước ngoài – Ngoại quốc.
- Chó biển – Hải cẩu.
- Đòi hỏi – Yêu cầu.
- Năm học – Niên khóa.
- Loài người - Nhân loại.
- Thay mặt - Đại diện.
II. Các loại từ đồng nghĩa:
Ví dụ:SGK 
Từ quả và trái có thể thay thế cho nhau.
-> Từ trái, quả đồng nghĩa hoàn toàn, là từ không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
=> Đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ đồng nghĩa không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa.
- Hi sinh: Chết vì nghĩa vụ, vì lí tưởng cao cả, mang sắc thái kính trọng tôn nghiêm.
- Bỏ mạng: Chết vô ích mang sắc thái khinh bỉ.
=> Đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ đồng nghĩa có sắc thái nghĩa khác nhau.
Ghi nhớ: SGK. 
III. Sử dụng từ đồng nghĩa:
Ví dụ:sgk
- Quả - Trái -> Có thể thay thế cho nhau được -> Sắc thái ý nghĩa trung hòa.
- Bỏ mạng – Hi sinh không thể thay thế cho nhau vì sắc thái ý nghĩa khác nhau.
- Chia li: Chia tay lâu dài, thậm trí là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận; còn chia tay -> Có tính chất thạm thời...sẽ gặp lại trong 1 tương lai gần.
Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập:
Bài 2:
Máy thu thanh – Rađiô.
Xe hơi - Ôtô.
Sinh tố – Vitamin.
Dương cầm – Viôlông.
Bài 3: Heo – Lợn, Kha - Gà, Mì - Sắn, Đội – Bát ; Cươi – Sân, Đậu phộng – Lạc.
Bài 4: 
Đưa = Gửi, trao.
Đưa = Tiễn.
Nói = ý kiến (Góp ý).
Đi = Từ trần (Chết).
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm được nội dung bài học
- Làm bài tập trong sgk và sbt
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------***---------------------------
 Ngày soạn: 17/10/2011 
 Ngày dạy: /10/2011
Tiết 36: cách lập ý của bài văn biểu cảm 
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :- Học sinh hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi kĩ năng làm văn biểu cảm. Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
2. Kĩ năng : Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí với các đề văn cụ thể 
3. Thái độ : Có ý thức chọn lựa cahs biểu đạt tình cảm phù hợp trong giao tiếp .
 B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu có liên quan đến bài dạy
- Bảng phụ
C . Tổ chức các hoạt động dạy học 
 I. ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ: ? Lập ý là bước thứ mấy trong quá trình làm một bài văn biểu cảm ? lập có tác dụng như thế nào ? ( khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh , cần đạt đối tượng trong mọi trường hợp để tìm những biểu hiện tình cảm cụ thể )
 III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
nội dung cần đạt
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn mục I SGK. Và trả lời câu hỏi
(?) Đoạn văn trình bày vấn đề gì?
(?) Những công dụng đó là gì?
(?) Để thể hiện sự gắn bó còn mãi của cây tre đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai? Tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai ntn ?
(?) Tác giả đã lập ý cho đoạn văn văn biểu cảm bằng cách nào?
(?) Đoạn văn trình bày điều gì?
(?) Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
(?) Qua phần văn bản trên tác giả đã tạo ý bằng cách nào?
- Học sinh đọc 2 đoạn văn SGK.
(?) Đoạn văn gợi những kỉ niệm gì về cô giáo?
? Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo , người viết đã làm ntn ? tưởng tượng ra những gì ?
(?) Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về u tôi?
(?) Hình bóng và nét mặt u tôi được miêu tả như thế nào?
(?) Để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ. người viết đã miêu tả những gì 
Giáo viên chốt lại mục 1, 2, 3, 4.
?) Qua các bài tập trên em hãy rút ra kết luận và cách lập ý trong bài văn biểu cảm?
Bài tập 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm lập ý cho 1 đề văn sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
Bài tập 2: Các nhóm trình bày dàn bài cụ thể. Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:
1. Liên hệ hiện tại với tương lai
+ Sự gắn bó của cây tre đối với đời sống của người Việt được thể hiện qua các công dụng của tre.
+ Công dụng: Chia ngọt, sẻ bùi, cùng hạnh phúc, bóng mát, cổng chào, tre là khúc nhạc.
Tương lai: Còn sắt, thép, xi măng nhưng tre vẫn mãi còn gắn bó với con người trên mỗi bước đường đời.
-> Gợi nhắc quan hệ giữa tre với người...Tre là tượng trưng cho dân tộc VN.liên hệ với tương lai (là cách bày tỏ tình cảm)
=> Liên hệ hiện tại với tương lai.
Tưởng tượng tình huống gợi cảm.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại:
- Hồi tưởng về tuổi thơ, say mê với con gà đất.
- Gợi sự suy nghĩ của tác giả về quá khứ và hiện tại
Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước:
- Sự quan tâm, lòng tốt, tính dịu hiền.
-> Gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng, tình huống là cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối vớimột con người .
4. Quan sát, suy ngẫm:
- Khuôn mặt, đôi mắt, cuộc sống khổ cực ... nụ cười, hàm răng.
- Chi tiết cụ thể bằng sự quan sát lẫn những suy ngẫm.
- Khắc họa hình ảnh con người , nêu những nhận xét từ những quan sát là cách bày tỏ tình cảm của mình .
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
II. Luyện tập.
Yêu cầu: Mỗi đề bài cần được tiến hành qua các bước.
 Bước 1: Tìm hiểu đề.
 Bước 2: Tìm ý cho bài văn.
 Bước 3: Lập dàn ý.
VD : Cảm xúc về vườn nhà 
MB : Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn 
TB : Miêu tả vườn, lai lịch vườn 
- Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình 
- Vườn và lao động của cha mẹ
- Vườn qua bốn mùa 
KB : Cảm xúc về vườn nhà 
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm được nội dung bài học
- Làm bài tập trong sgk và sbt
- Viết bài hoàn chỉnh một trong 4 đề trên
- Chuẩn bị bài tiếp theo: cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch. 
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------***------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tuan 9 chuan moi dung ngay.doc