Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ý nghĩa văn chương

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ý nghĩa văn chương

I/ Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh

 Kiến thức:

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

 Kĩ năng:

- Cảm nhận được giá trị của văn chương trong đời sống của con người

- Rèn kĩ năng dùng lí lẽ và dẫn chứng.

 

docx 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 26
Tiết
97
Ý nghĩa văn chương
Tiết
98
Kiểm tra văn
Tiết
99
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Tiết
100
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Tiết 97
Ngày soạn: 27/02/2011
Văn bản:	Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Hoài Thanh
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
Kiến thức:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
Kĩ năng:
- Cảm nhận được giá trị của văn chương trong đời sống của con người
- Rèn kĩ năng dùng lí lẽ và dẫn chứng.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
Học sinh : Đọc kỹ bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của SGK.
III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định:
Kiểm tra:
- Em hãy giới thiệu chung về cuộc đời hoạt động CM và phẩm chất CM của Bác Hồ?
- Tác giả đã chứng minh sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung:
I/ Tìm hiểu chung:
GV hướng dẫn HS đọc cần thể hiện thái độ tin tưởng, tình cảm quí trọng văn chương của tác giả.
 1/ Đọc – giảng từ:
GV đọc -> HS đọc
Em hiểu cốt yếu là gì?
- Cốt yếu: quan trọng, cơ bản, chủ chốt không thể thiếu.
Muôn hình vạn trạng?
- Muôn hình vạn trạng: rất phong phú, nhiều hình ảnh trạng thái tâm lý khác nhau.
Cặm cụi?
- Cặm cụi: chăm chỉ, chuyên chú cần mẫn khi làm việc gì đó.
Dựa vào chú thích SGK nêu vài nét sơ lược về tác giả?
 2/ Tác giả: (1909 – 1982)
- Tên : Nguyễn Đức Nguyên.
- Quê xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc - Nghệ An.
- Là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
 3/ Tác phẩm: Ý nghĩa văn chương có lần in lại và đổi thành nhan đề “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”
HĐ 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
II/ Đọc - Hiểu văn bản : 
Mở đầu tác giả kể về chuyện gì?
Câu chuyện tiếng khóc của nhà thi sĩ trước sự, run rẩy sắp chết của một con chim.
Qua cách mở đầu câu chuyện trên tác giả muốn cắt nghĩa văn chương có nguồn gốc ntn?
 1 / Nguồn gốc của văn chương :
Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước 1 hiện tượng đời sống.
Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương.
Xúc cảm yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là nguồn gốc của văn chương.
Tác giả giải thích nguồn gốc cốt yếu của văn chương như thế nào?
Là lòng thương người nói rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài.
Theo em quan niệm như Hoài Thanh đã đúng chưa? Còn có những quan niệm nào?
Ngoài ra :
Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
Văn chương châm biếm phê phán đã kích con người và xã hội.
Các quan niệm trên có mâu thuẫn nhau không?
=> Các quan niệm trên khác nhau nhưng không loại trừ nhau mà còn bổ sung cho nhau.
Để làm sáng tỏ nguồn gốc nhân ái đó tác giả có nhận định nào? Em hiểu về nhận định này ntn?
+ Văn chương sẽ là... sự sống
+ Vậy thì... vị tha
Hãy tìm một số tác phẩm để CM cho điều đó.
Ca dao về tình cảm gia đình bè bạn.
Tình yêu quê hương đất nước.
Câu hát than thân...
Để bàn về công dụng của văn chương tác giả đã dùng những câu văn nào?
 2/ Công dụng của văn chương :
- Một người hàng ngày... hay sao?
Giúp người đọc có tình cảm và lòng vị tha.
- Văn chương gây cho ta... trăm nghìn lần.
Gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
Ngoài ra văn chương còn cho ta biết được điều gì?
Biết cái hay cái đẹp của thiên nhiên.
Làm giàu cho lịch sử nhân loại.
Ở đây có gì đặc sắc trong NT nghị luận của tác giả?
* Nghệ thuật : 
- Vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- Lập luận chặt chẽ.
HĐ 3 : GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết :
HS nhắc lại ghi nhớ SGK
Ghi nhớ SGK
HĐ 4: Luyện tập: HS làm phần luyện tập ở nhà.
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
- Nắm nguồn gốc và công dụng của văn chương.
- Ôân tập chuẩn bị kiểm tra văn 1 tiết.
- Soạn “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
- Nắm cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Nắm được những câu có bị, được nhưng không phải là câu bị động.
- Những câu sau có phải là câu bị động không?
VD: Nó bị ngã, 
 Xe bị xì
Rút kinh nghiệm sau tiết 97
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Tiết 98
Ngày soạn: 27/02/2011
KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra Văn được tốt..
Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng tổng hợp hố kiến thức khi làm bài.
Thái độ: 
Cĩ ý thức làm bài kiểm tra độc lập, trung thực, sáng tao, khách quan..
II/ Chuẩn bị:
GV: Đề, đáp án.
HS: ơn bài..
Ma trận đề:
 Cấp độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Tục ngữ Việt Nam 
- Về con người và xã hội
 Thuộc lịng được một câu tục ngữ về con người và xã hội 
 Nắm được nội dung và lời khuyên qua câu tục ngữ đĩ
 Số câu:
 Số điểm:
 Số câu:1- ý1
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10%
 Số câu:1- ý2
 Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 0
Số điểm: 0
 Tỉ lệ: 0%
Số câu: 0
 Số điểm: 0
 Tỉ lệ: 0%
Sốcâu:1
 3 điểm = 30%
 2. Văn nghị luân
Đức tính giản dị của Bác Hồ
 Trình Bày được những đức tính giản dị của Bác
 Hiểu giá trị nội dung và cách lập luận của Phạm Văn Đồng 
Phát biểu suy nghĩ của em thơng qua những phẩm chất ấy của Bác 
 Số câu:
 Số điểm:
 Số câu: 2- ý1
 Số điểm:3đ
 Tỉ lệ: 30%
Số câu: 2 – ý2
Số điểm: 2đ
 Tỉ lệ: 20%
Số câu:0
điểm: 0đ
Tỉ lệ: 0%
 Số câu: 2 – ý3
 Số điểm: 2 đ
Tỉ lệ: 20%
 Sốcâu: 1
 7 điểm = Tỉ lệ: 70%
 Tổng số câu
 Tổng số điểm
 Tỉ lệ %
 Số câu:2 (ý1)
 Số điểm: 4 đ
 Tỉ lệ: 40%
 Số câu:2 (ý2)
 Số điểm:4đ
 Tỉ lệ: 10%
 Số câu:0
Sốđiểm:0đ
 Tỉ lệ: 0%
 Số câu: 2(ý3)
 Số điểm:2đ
 Tỉ lệ: 70%
 Số câu:2
 Số điểm:10đ
 Tỉ lệ:100%
III/ Tiến trình kiểm tra.
Ổn định
Kiểm tra
Câu 1/ Chép một câu " Tục ngữ về con người và xã hội". Phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ đó và nêu kinh nghiệm của nhân dân qua câu tục ngữ đó. (2đ)
Câu 2/ Để chứng “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả đã chứng minh qua những mặt nào? Hãy trình bày nhận xét của em về những phẩm chất ấy (8đ)
Rút kinh nghiệm sau tiết 98
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Tiết 99
Ngày soạn: 27/02/2011
Tiếng Việt: 	 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG ( tt )
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
Kiến thức:
- Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Kĩ năng:
- Biết chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trong những trường hợp nào
- Lưu ý những trường hợp là câu bị động và những trường hợp nào là không phải câu bị động
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh : Đọc kỹ bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của SGK.
III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định:
Kiểm tra:
- Thế nào là câu chủ động? Câu bị động? Cho ví dụ minh hoạ. 
- Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Cho VD.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV hướng dẫn HS cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
I/ Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
GV cho HS quan sát VD ở bảng phụ
a, Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được người ta hạ xuống từ hôm “hoá vàng”.
 b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”.
Hai câu ở ví dụ bên có gì giống và khác nhau?
* Giống: - Cả 2 câu đều miêu tả một sự việc
 - Cả hai câu đều là câu bị động.
* Khác: Câu a dùng từ được, câu b không dùng từ được.
Câu sau có thể xem là có cùng 1 nội dung miêu tả với 2 câu a,b không?
VD: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
2 câu bị động a,b => Nó có cùng 1 ND miêu tả với câu trên.
Dựa vào ví dụ hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 1/ Cách 1 : 
Chuyển từ ( cụm từ ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu và thêm từ bị ( được ) vào sau từ cụm từ ấy.
VD : Người ta đẩy thuyền ra khơi.
=> Thuyền được người ta đẩy ra khơi.
Cách hai được chuyển đổi như thế nào?
 2/ Cách 2 :
Không phải câu chủ động nào cũng có thể chuyển đổi thành câu bị động.
VD: Nó rời sân ga cách đây 1 giờ.
Không thể đổi: Sân ga được nó rời cách đây 1 giờ.
Chuyển từ ( cụm từ ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể của hành động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
VD : Người ta đẩy thuyền ra khơi.
=> Thuyền đẩy ra khơi.
HĐ 2: Phân biệt câu bị động với câu bình thường có chứa bị được:
II/ Chú ý :
HS quan sát VD:
- Bạn em được giải nhất trong kỳ thi HS giỏi.
- Tay em bị đau.
Không phải câu nào có chứa các từ bị được cũng là câu bị động. ( nếu trong câu không có động từ ngoại động ).
Hai câu trên có phải là câu bị động không?
VD : Nó bị té ( không phải là câu bị động ).
Vì sao?
 Nó bị xô té (là câu bị động ).
HĐ 3: Luyện tập:
Bài tập 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động theo 2 kiểu khác nhau
	a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
® Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII.
® Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
	b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
® Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
® Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
	c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
® Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
® Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
	d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
® Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
® Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
	Bài tập 2: Chuyển đổi câu chủ động ® bị động và cho biết sắc thái
	a. Thầy giáo phê bình em ® Em bị thầy giáo phê bình. (tích cực)
 ® Em được thầy giáo phê bình. (tiêu cực)
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
- Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Phân biệt câu có chứa bị được nhưng không phải là câu bị động với câu bị động.
- Soạn “ Viết đoạn văn chứng minh”.
Rút kinh nghiệm sau tiết 99
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Tiết 100
Ngày soạn: 27/02/2011
Tập làm văn: 	 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
Kiến thức:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
Kĩ năng:
- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết 1 đoạn văn chứng minh cụ thể.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
Học sinh : Đọc kỹ bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của SGK.
III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định:
Kiểm tra:
- Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của học sinh
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu đối với bài văn CM
I. Yêu cầu đoạn văn chứng minh:
Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà là 1
Khi viết cần chú ý điều gì?
bộ phận của bài văn.
Vì vậy khi viết cần hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào trong bài.
Đoạn văn có cấu tạo ntn?
Câu chủ đề: nêu rõ luận điểm của đoạn - các ý các câu khác trong đoạn tập trung làm sáng tỏ luận điểm.
Lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn ntn?
Các lí lẽ và dẫn chứng phải sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận CM được thực sự rõ ràng mạch lạc.
HĐ 2: Viết đoạn văn chứng minh:
II. Thực hành viết đoạn văn chứng minh :
 1/ Đoạn văn mẫu :
Đề 1: Chứng minh rằng “ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”.
 Văn chương « luyện những tình cảm ta sẵn có » . Điều đó đã được chứng minh trong thực tế cuộc sống của con người. 
 Một người hằng ngày chỉ biết lo lắng cặm cụi vì mình nhưng khi đọc truyện ngâm thơ cũng có thể vui buồn mừøng giận theo cảm xúc của người viết.
 Hai quyển nhật ký của Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc đã làm xúc động trái tim của hàng triệu con người Việt Nam và thế giới. Đó chẳng phải là chứng cứ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao ?
 Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ thì núi non hoa cỏ trông mới đẹp làm sao. Thật vậy, dưới ngòi bút của các thi nhanâ cảnh thiên nhiên trở nên đẹp lạ lùng với vài nét chấm phá đơn giản nhưng đằng sau nó là cả một tấm lòng, một tâm trạng...
«  Trước xóm sau thôn tựa khói hồng
 ... cò trắng từng đôi liệng xuống đồng » 
 Cái bóng chiều man mác có dường không ấy đã gợi cho người đọc biết bao tâm trạng biết bao cảm xúc. Đằng sau những hình ảnh của các chú mục đồng, những con trâu, những cánh cò đó là cả một tấm lòng đối với quê hương mà chúng ta nhận được ở vị vua nhân đức tài hoa «  Trần Nhân Tông ».
 Hơn thế nữa thiên nhiên hoang sơ nhưng khi đi vào văn chương nó lại trở thành nhạc, thành họa dưới ngòi bút của các thi nhân. Với Nguyễn Trãi khi nghe tiếng suối chảy rì rầm như nghe tiếng đàn cầm bên tai. Còn với Bác thì tiếng suối lại như tiếng hát từ xa vọng lại
 Nói tóm lại văn chương góp phần hun đúc thêm tình cảm sẵn có ở mỗi con ngườichúng ta cần trau dồi rèn luyện cảm xúc của mình thông qua những tác phẩm văn chương.
 2/ Thực hành viết đoạn văn chứng minh :
Tổ 1: Đề 4 Tổ 3: Đề 7
Tổ 2: Đề 6 Tổ 4: Đề 8
Các em trong nhóm lần lượt trình bày đoạn văn của mình, các bạn góp ý sau đó 1 nhóm cử 1 bạn trình bày đoạn văn của nhóm mình trước lớp.
Các nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn.
* Gv hệ thống, nhận xét chung cách viết của các em
® rút kinh nghiệm.
HD các em hoàn thành bài viết ở nhà
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
- Nắm lại cách làm bài văn chứng minh
- Soạn bài ôn tập văn nghị luận theo câu hỏi sách giáo khoa.
- Soạn bài “ôn tập văn nghị luận” lưu ý: Kẻ bảng.
Rút kinh nghiệm sau tiết 100
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA7 T26.docx