Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 123: Ôn tập phần tiếng việt (về các kiểu câu và dấu câu)

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 123: Ôn tập phần tiếng việt (về các kiểu câu và dấu câu)

Tiết : 123

Bài dạy : ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

(Về các kiểu câu và dấu câu)

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học

 - Giáo dục ý thức học tập .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 123: Ôn tập phần tiếng việt (về các kiểu câu và dấu câu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 123 
Bài dạy : ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 
(Về các kiểu câu và dấu câu) 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học
	- Giáo dục ý thức học tập . 
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (3’) 
	F Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs . 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs ôn tập phần lí thuyết .
I. Phần lí thuyết . 
- Yêu cầu hs vẽ sơ đồ sgk tr 132 .
F Có những cách phân loại câu đơn nào ? 
F Phân loại theo mục đích nói có những loại nào ? 
F Câu nghi vấn là câu như thế nào ? 
F Câu trần thuật ? 
F Câu cầu khiến ?
F Câu cảm thán là câu ntn?
F Phân loại theo cấu tạo có những loại câu nào ? 
F Thế nào là câu bình thường ? Vd 
F Thế là câu đặc biệt ? Cho ví dụ ?
F Đã được học những loại dấu câu nào ? Công dụng ? 
- Gv chốt lại .
- Hs vẽ sơ đồ phân loại sgk tr 132 .
- Phân loại theo mục đích nói và phân loại theo cấu tạo .
- Có 4 loại .
- Dùng để hỏi (ai? bao giờ? ở đâu ? Bằng cách nào ? Để làm gì ? ) 
- Dùng để nêu một nhận định, có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai .
- Dùng để đề nghị hay yêu cầu người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu . (hãy, chớ, nên, đừng, không nên ..)
- Dùng để bộc lộ cảm xúc 1 cách trực tiếp (ôi, trời ơi, eo ơi ) 
- Câu bình thường và câu đặc biệt . 
- Là câu có cấu tạo theo mô hình CN – VN .
vd : Tôi / đi học 
- Có cấu tạo không theo mô hình CN – VN 
+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn .
+ Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng .
+ Bộc lộ cảm xúc . 
+ Gọi đáp . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1) Các kiểu câu đơn .
a) Phân loại theo mục đích nói :
- Có 4 loại .
+ Câu nghi vấn :Dùng để hỏi (ai? bao giờ? ở đâu ? Bằng cách nào ? Để làm gì ? ) 
+ Câu trần thuật: Dùng để nêu một nhận định, có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai .
+ Câu cầu khiến : Dùng để đề nghị hay yêu cầu người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu . (hãy, chớ, nên, đừng, không nên ..)
+ Câu cảm thán : Dùng để bộc lộ cảm xúc 1 cách trực tiếp (ôi, trời ơi, eo ơi ) .
- Phân loại theo cấu tạo : 
Có 2 loại : 
+ Câu bình thường : Là câu có cấu tạo theo mô hình CN – VN .
vd : Tôi / đi học 
+ Câu đặc biệt : Có cấu tạo không theo mô hình CN – VN 
2) Các dấu câu : 
- Dấu chấm 
- Dấu phẩy
- Dấu chấm lửng 
- Dấu gạch ngang 
15’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs làm bài tập : 
II. Bài tập :
- Gv: Hướng dẫn hs về nhà làm các bài tập trong sgk và gv có thể cho hs làm thêm một số bài tập bổ sung . 
(Đề giáo viên soạn sẵn) 
- Hs lắng nghe và ghi nhớ về nhà làm . 
- Hs thực hiện các bài tập gv bổ sung .
 3) Củng cố : (3’) 
	- Gv nhấn mạnh lại các nội dung ôn tập 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài , xem lại tất cả các bài tập 
	- Làm lại các bài tập vào vở
	- Xem trước bài mới “Văn bản báo cáo”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 123.doc