Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non - Cốm (Thạch Lam)

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non - Cốm (Thạch Lam)

Tiết : 57

Văn bản : MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON - CỐM

 Thạch Lam

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp hs :

 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo vào giản dị của dân tộc .

 - Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1001Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non - Cốm (Thạch Lam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 : 
Bài 15 : 
Tiết 57 : Một thứ quà của lúa non - Cốm 
Tiết 58 : Chơi chữ .
Tiết 59 + 60 : Làm thơ lục bát . 
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 57 
Văn bản : MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON - CỐM
 Thạch Lam
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp hs : 
	- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo vào giản dị của dân tộc .
	- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam . 
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh ?
	F Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung về bài văn : 
- Gv bài tuỳ bút giàu chất trữ tình cần đọc một cách truyền cảm .
- Gọi hs đọc .
- Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau : 
F Bài văn thuộc thể loại văn gì ?
F Vì sao em xác định được điều này ? 
gv: Trong bài có những đoạn miêu tả, kể, nhận xét, bình luận nhưng nổi bật vẫn là yếu tố trữ tình , biểu hiện cảm xúc của tác giả .
- Hs lắng nghe 
- Hs đọc .
- Hs trả lời .
+ Tuỳ bút .
+ Ghi chép về con người , sự việc có thật .
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản : 
 1. Đọc văn bản – chú thích : 
 2. Văn bản “Một thứ quà của lúa non - cốm” là một tuỳ bút trữ tình thể hiện cảm xúc hết sức tinh tế của tác giả về cốm .
29’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản : 
F Trong văn bản cảm nghĩ của con người được thể hiện ở nhữn nội dung nào , tương ứng với nội dung đó là những đoạn nào trong bài?
F Cội nguồn của cốm là lúa đồng quê . Điều đó đã được gợi tả bằng những câu văn nào ? 
F Để cảm nhận được hương thơm của thứ quà đặc biệt từ lúa non một cách tinh tế như vậy bằng những phương tiện gì ? 
F Tìm những từ ngữ, đặc biệt là những tính từ miêu tả về sự tinh tế này ?
Gv: Đoạn văn miêu tả này thấm đậm cảm xúc của tác giả, từ ngữ được chọn lọc tinh tế , câu văn có nhịp điệu gần như một câu thơ , văn xuôi.
F Tại sao cốm gắn với tên Làng Vòng ?
F Hình ảnh “Cô hàng xóm xinh xinh  như chiếc thuyền rồng” có ý nghĩa gì?
F Từ những lời văn trên, cảm xúc nào của tác giả được bộc lộ ?
Gv: Phần văn bản trình bày về giá trị của cốm được viết theo phương thức nghị luận , bình luận . 
F Lời bình 1 : “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước nội cỏ VN” gợi cho em cách hiểu mới nào về cốm ?
F Trong lời bình thứ 2 : “Hương cốm tồ đôi . để hạnh phúc được bền lâu? Hãy cho biết tác giả bình luận vấn đề gì ? 
F Em hiểu thêm giá trì nào của cốm từ lời bình luận đó của tác giả ? 
F Qua đó tác giả muốn truyền tới bạn đọc những tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc là cốm ? 
F Phần cuối văn bản tác giả bà về sự thưởng thức cốm trên hai phương diện ăn và mua . Đoạn nào bàn về cách ăn , đoạn nào bàn về cách mua cốm ? 
F Vì sao ăn cốm phải ăn từn chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ ? 
F Ở đây tác giả thể hiện cách cảm thụ cốm bằng nhièu giác quan , đó là những giác quan nào ? 
F Tác dụng của cách cảm thụ này ? 
- Gv nhấn mạnh nội dung ghi nhớ sgk .
- Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm ( như chiếc thuyền rồng) .
- Cảm nghĩ về già trị văn học của cốm ( Kín đáo và nhẩn nhặn) .
- Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm (phần còn lại) .
- Các bạn có ngửi thấy lúa non 
- Trong cái vỏ xanh kia ” 
- Dưới ánh trăng  sự trong sạch của trời”
- Tác giả huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứa giác để cảm nhận hương thơm tinh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen, lúa non .
- Lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã. Tinh khiết, tươi mát, trắng thơm, phản phất, trong sạch 
- Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm .
- Cốm làng Vòng dẽo, thơm ngon nhất .
- Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng.
- Cái cách cốm đến với mọi người thật duyên dáng, lịch thiệp .
- Vẻ đẹp của con người tôn lên vẻ đẹp của cốm .
- Yêu quý trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của cốm .
- Cốm là quà tặng của đồng quê con người .
- Cốm là đặc sản của dân tộc, vì nó kết tinh hương vị thanh khiết của đồng quê .
- Do đó, cốm là thứ quà quê nhưng là thứ quà thiêng liêng .
- Bình luận vần đề dùng cốm để làm quà sêu tết . 
- Về sự hoà hợp tương xứng về màu sắc(màu xanh tươi như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lụa ngà 
- Về sự hoà hợp hương vị : một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đở nhau .
- Cốm góp phần cho nhân duyên tốt đẹp của con người .
- Có giá trị văn hoá dân tộc .
- Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc . 
“Cốm không phải là thứ  một chút bụi nào” 
“ Hỡi các bà mua hàng  tươi sáng hơn nhiều lắm”
- Đặc sắc của cốm ở hương vị . 
Ăn như thế mới cảm nhận hết được thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm .
- Khứu giác (mùi thơm) 
- Xúc giác (chất ngọt) 
- Thị giác (trong màu xanh) 
- Khơi dậy cảm xúc của người đọc về cốm .
- Chứng tỏ sự tinh tế sâu sắc của tác giả (là người sành cốm) 
- Đọc 
II. Tìm hiểu nội dung văn bản : 
 1) Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm : 
(  như chiếc thuyền rồng) 
- Cội nguồn của cốm là lúa đồng quê “Trong cái vỏ xanh kia ” 
àTác giả huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứa giác để cảm nhận hương thơm tinh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen, lúa non .
- Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng.
(nơi nổi tiếng nghề cốm) , duyên dáng , lịch thiệp .
àYêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của cốm .
 2) Cảm nghĩ về giá trị của cốm : 
( kín đáo, nhẩn nhặn) 
- Cốm là đặc sản của dân tộc, vì nó kết tinh hương vị thanh khiết của đồng quê . “Cốm là nội cỏ VN”
- Cốm để làm qù sêu tết “Hồng cấm tốt đôi  để hạnh phúc được lâu bền”
- Về sự hoà hợp tương xứng về màu sắc(màu xanh tươi như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lụa ngà )
- Có sự hoà hợp về hương vị (một thứ thanh đạm) 
à Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc . 
 3) Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm : 
 - Sự thưởng thức cốm được trình bày qua 2 phương diện :
 + Ăn “Cốm ” 
 + Mua “hỡi các bà mua hàng ”
 - Phải cảm thụ bằng nhiều giác quan : 
 + Khứu giác (mùi thơm) 
 + Xúc giác (chất ngọt) 
 + Thị giác (trong màu xanh) 
à Khơi dậy cảm xúc cho người đọc về cốm . Chứng tỏ sự tinh tế sâu sắc của tác giả là người sành cốm . 
* Ghi nhớ : sgk tr 163 .
 3) Củng cố : (2’) 
	Gv nhấn mạnh lại các nội dung :
	+ Tác giả Thạch Lam .
	+ Thể tuỳ bút của Thạch Lam .
	+ Nội dung bài học .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Đọc kĩ lại cho văn bản . 
	- Học thuộc nội dung bài học , ghi nhớ sgk tr 163 .
	- Thực hiện nội dung câu 2 phần luyện tập sgk .
	- Xem trước bài TV “Chơi chữ” sgk tr163 .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 57.doc