Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 69, 70: Ôn tập tiếng việt chương trình địa phương (phần tv)

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 69, 70: Ôn tập tiếng việt chương trình địa phương (phần tv)

Tiết : 69 + 70

Bài dạy : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TV)

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Hệ thống hóa kiến thức phần TV : Từ ghép, từ láy, động từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt

 - Làm một số bài tập

 - Rèn luyện kỹ năng làm các bài tập, nhận dạng được các loại từ .

 - Giáo dục ý thức học tập yêu tiếng Việt

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk , STK

 - Hs : Bài cũ

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 777Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 69, 70: Ôn tập tiếng việt chương trình địa phương (phần tv)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18: 
Tiết 69 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
Tiết 70 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tt) 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
Tiết 71 + 72 : KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HKI
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 69 + 70 
Bài dạy : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TV)
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Hệ thống hóa kiến thức phần TV : Từ ghép, từ láy, động từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt 
	- Làm một số bài tập 
	- Rèn luyện kỹ năng làm các bài tập, nhận dạng được các loại từ .
	- Giáo dục ý thức học tập yêu tiếng Việt 
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk , STK
	- Hs : Bài cũ 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ : (2’)
	F Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs .
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tiết1
5’
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs ôn tập lại các nội dung theo câu hỏi sgk .
I. Nội dung ôn tập 
- Gv hướng dẫn hs vẽ sơ đồ (theo sgk tr 183) và tìm ví dụ điền vào ô trống .
- gọi hs lên điền vào ô trống
- Gv chuẩn bị sơ đồ sẳn để chốt lại cho hs .
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1. Vẽ sơ đồ và tìm vì dụ 
(về từ phức và đại từ ) 
15’
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn hs lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng .
II. Bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng .
- Giáo viên hướng dẫn hs lập bảng so sánh : 
F Động từ, danh từ , tính từ biểu thị những ý nghĩa gì ? Còn quan hệ từ ?
F Động từ, danh từ , tính từ có chức năng gì trong câu ? Còn quan hệ từ ? 
- Hs thực hiện theo hướng dẫn của gv . 
+ Biểu thị người, sự vật, hành động, tình cảm, tính cách . Còn quan hệ từ biểu thị ý nghĩa quan hệ.
+ Có khả năng làm thành phần của cụm từ, chủ ngữ, vị ngữ của câu còn quan hệ từ liên kết các thành phần trong câu .
Bảng sau : 
 Từ loại 
Ý nghĩa
Chức năng 
Động từ, danh từ , tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa 
Biểu thị người, sự vật, hành động, tình cảm, tính cách
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng 
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, chủ ngữ, vị ngữ của câu 
Liên kết các thành phần trong câu
10’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs ôn tập từ đồng nghĩa .
III. Từ đồng nghĩa 
- Gv yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
F Thế nào là từ đồng nghĩa? 
F Có mấy loại từ đồng nghĩa ? 
F Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa ?
- Gv lấy vd và chốt lại 
- Hs tìm hiểu thông tin, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau .
- Có 2 loại từ đồng nghĩa .
10’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs ôn tập từ trái nghĩa .
IV. Từ trái nghĩa 
- Gv yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
F Thế nào là từ trái nghĩa?
Gv lấy vd 
F Em hãy tìm một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ: bé, thắng , chắm chỉ 
- gv chốt lại 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau .
Tiết2
Hoạt động 5: Hướng dẫn hs ôn tập từ đồng âm 
V. Từ đồng âm
10’
- Gv yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
F Thế nào là từ đồng âm? 
F Ta cần phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa như thế nào ? 
- Gv chốt lại 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau 
10’
Hoạt động 6: Hướng dẫn hs ôn tập thành ngữ 
VI. Thành ngữ
- Gv yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
F Thế nào là thành ngữ ?
F Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì ở trong câu ? 
- Gv chốt lại 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến .
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
Thành ngữ là những cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh .
5’
Hoạt động 7: Hướng dẫn hs ôn tập điệp ngữ
VII. Điệp ngữ 
- Gv yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
F Thế nào là điệp ngữ ?
F Điệp ngữ có mấy dạng ?
- Gv chốt lại 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ .
5’
Hoạt động 8: Hướng dẫn hs ôn tập chơi chữ 
VIII. Chơi chữ 
- Gv yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
F Thế nào là chơi chữ?
F Có mấy lối chơi chữ ?
- Gv chốt lại .
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn thú vị ,
5’
Hoạt động 9: Hướng dẫn hs luyện tập 
IX. Luyện tập 
- Gv hưỡng dẫn hs làm các bài tập sgk .
- Hs thực hiện theo hướng dẫn của gv .
- Hs tiến hành làm các bài tập luyện tập trong sgk .
10’
Hoạt động 10: Chương trình địa phương – Rèn luyện lỗi chính tả . 
X. Nội dung luyện tập 
* Giáo viên giúp học khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm điạ phương .
* Gv hướng dẫn hs luyện tập, các bài tập tr 196
* Một số hình thức luyện tập 
 a. Viết những đoạn bài chứa các â, dấu, thanh dễ mắc phải .
 b. Làm các bài tập chính tả 
 5) Dặn dò :(1’)
	Ôn tập tốt để thi học kỳ .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 69 + 70.doc