Bài soạn Ngữ văn lớp 7 tuần 16 (tiết 61 -> tiết 64) năm học 2011 – 2012

Bài soạn Ngữ văn lớp 7 tuần 16 (tiết 61 -> tiết 64) năm học 2011 – 2012

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

1. Kiến thức: Nắm được hệ thống kiến thức về văn biểu cảm. Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm; cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm

2. Kĩ năng: Củng cố một số kĩ năng về văn biểu cảm: nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm. Tạo lập được văn bản biểu cảm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, thân thiện đối với thế giới xung quanh.

B/ CHUẨN BỊ

GV: Tư liệu (SGK, SGV NV7; Nâng cao NV7; Bài tập trắc nghiệm và tự luận.)

HS: Bài soạn, sưu tầm tư liệu, bảng nhóm, phấn màu (bút viết bảng trắng), nam châm.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 7 tuần 16 (tiết 61 -> tiết 64) năm học 2011 – 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ... / ... /2011	 Lớp 7B 	 Tổng số 44 HS	 	Vắng: ... HS	 ... Phép
Tiết 61
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nắm được hệ thống kiến thức về văn biểu cảm. Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm; cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm
2. Kĩ năng: Củng cố một số kĩ năng về văn biểu cảm: nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm. Tạo lập được văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, thân thiện đối với thế giới xung quanh.
B/ CHUẨN BỊ 
GV: Tư liệu (SGK, SGV NV7; Nâng cao NV7; Bài tập trắc nghiệm và tự luận...)
HS: Bài soạn, sưu tầm tư liệu, bảng nhóm, phấn màu (bút viết bảng trắng), nam châm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (1'): Chuẩn bị của HS
2. Nội dung bài mới (1'): Nêu yêu cầu
HĐ1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn miêu tả (10')
Đọc yêu cầu (1, 3)
Thảo luận
Dựa vào phần chuẩn bị để thảo luận.
Thống nhất ý kiến trong nhóm
Cử đại diện trình bày, 
Nhận xét, hoàn chỉnh kết luận.
I/ Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm
- Miêu tả: Mục đích tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh) -> giúp người đọc (nghe) hình dung được.
 - Biểu cảm: Mục đích bộc lộ, khêu gợi suy nghĩ, tình cảm của con người về đối tượng.
HĐ2: Phân biệt sự khác nhau ... (10')
Hoạt động nhóm
Đọc yêu cầu (2, 3). Thực hiện như (I)
Trình bày ý kiến, nhận xét, bổ xung
Kết luận. Quan sát kết quả mục I, II trên bảng để ghi bài học.
II/ Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm
- Văn tự sự: Trình bày diễn biến sự việc để thể hiện một ý nghĩa
- Văn biểu cảm có sử dụng yếu tố tự sự 
HĐ3: Ôn vai trò nhiệm vụ của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm (5')
Quan sát đoạn văn đã lược bỏ các yếu tố miêu tả và tự sự và rút ra nhận xét về vai trò của các yếu tố trên trong văn biểu cảm.
Vậy các yếu tố tự sự và miêu tả có nhiệm vụ như thế nào trong bài văn biểu cảm?
III/ Vai trò, nhiệm vụ của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Vai trò: Thiếu tự sự, miêu tả -> việc bộc lộ tình cảm sẽ mơ hồ không cụ thể
- Nhiệm vụ: làm phương tiện để BC. Vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật ... cụ thể
HĐ4: Ôn các bước làm bài (10')
Thảo luận
HS nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm
Bước nào quan trọng nhất? 
Vì sao?
IV/ Các bước làm bài 
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
a/ Tìm hiểu đề.
- Văn biểu cảm.
- Đề tài: Mùa xuân
- Yêu cầu: bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá về mùa xuân.
Thảo luận
Thực hiện bước tìm ý.
Yêu cầu lựa chọn cách lập ý 
Lập dàn ý cho đề bài Cảm nghĩ mùa xuân.
Khuyến khích HS nêu ý kiến nhận xét, bổ xung để hoàn chỉnh bài tập.
Hoạt động nhóm
Trao đổi, lập dàn ý đại cương cho đề bài
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận; bổ xung hoàn chỉnh.
Căn cứ vào dàn ý chung để xây dựng dàn ý cho một đề bài cụ thể.
Gợi ý bằng những câu hỏi để HS trả lời.
Nêu những ý nghĩa của MX đối với tự nhiên (cỏ cây, đất trời, sự sinh sôi ...); con người (tâm trạng, cảm xúc, công việc ...)
b/ Tìm ý và lập ý
- Ý nghĩa của mùa xuân với con người.
- Lập ý: (chọn một trong bốn cách lập ý)
 + Liên hệ hiện tại với tương lai
 + Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
 + Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, m. ước
 + Quan sát, suy ngẫm
* Tình cảm bộc lộ phải chân thật và sự việc được nêu phải có trong kinh nghiệm.
Bước 2: Lập dàn ý
a/ Mở bài: Giới thiệu về mùa xuân; cảm xúc mong chờ ... lý do 
b/ Thân bài:
- Mùa xuân thiên nhiên: Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông... 
- Ý nghĩa của MX đối với tự nhiên
+ Mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật.
+ Mùa sinh sôi của muôn loài.
+ Mùa mở đầu cho một năm
- Ý nghĩa của MX đối với con người.
+ Mùa xuân đem lại niềm vui ...
+ Mở đầu một kế hoạch, một dự định 
c/ Kết bài: Cảm xúc của em về mùa xuân (yêu mến, trân trọng, mong ước)
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Kiểm tra, sửa chữa 
* Cả bốn bước đều cần thiết cho việc viết bài văn biểu cảm và các kiểu văn bản khác
Đọc ngữ liệu
HĐ4: Ôn các biện pháp tu từ ... (5') 
Thảo luận
Em nhận ra những phép tu từ nào thường sử dụng trong văn biểu cảm?
Tại sao lại dùng những phép tu từ đó?
Tích hợp kiến thức các bài so sánh, ẩn dụ, nhân hóa đã học (lớp 6) 
V/ Các biện pháp tu từ trong văn BC
- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa 
- Ngôn ngữ của văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì cả hai cùng có chung mục đích biểu cảm
3. Củng cố (1')
Nhắc lại vai trò, nhiệm vụ của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
4. Hướng dẫn tự học (2')
Ôn lý thuyết tự sự, miêu tả, biểu cảm
Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên sau khi hoàn chỉnh tìm ý, lập ý và sắp xếp ý.
Chuẩn bị bài tiết 62 bài Mùa xuân của tôi 
= = = = = = = = = = // = = = = = = = = = =
Ngày dạy: ... / ... /2011	 Lớp 7B 	 Tổng số 44 HS	 	Vắng: ... HS	 ... Phép
Tiết 62
MÙA XUÂN CỦA TÔI (Vũ Bằng) 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
Cảm nhận được tình yêu quê hương, xứ sở của một người miền Bắc sống ở miền Nam qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo. Cụ thể:
1.Kiến thức: 
 - Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng. Thấy được nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi lòng sầu xứ, tâm sự day dứt của tác giả. Tình quê hương thắm thiết sâu đậm và ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả trong bài tùy bút. Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm: Lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
2. Kĩ năng:
	Đọc – Hiểu văn bản tùy bút.
	Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
	Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận thể văn xuôi trữ tình (tùy bút)
3. Thái độ:
	Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả Vũ Bằng từ đó bồi dưỡng, vun đắp tình yêu quê hương, với thiên nhiên, đất nước, con người.
B/ CHUẨN BỊ
GV: Tư liệu (SGK, SGV NV7; Nâng cao NV7; ...). Phương tiện: bảng phụ, ảnh chân dung nhà văn, ảnh AV7.16 - AV7.21
HS: Bài soạn, sưu tầm tư liệu, bảng nhóm, phấn màu (bút viết bảng trắng), nam châm.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (4')
Cảm nhận về tác giả bài tùy bút Một thứ...
2. Nội dung bài mới (1')
Chuyển ý từ nội dung kiểm tra. Nêu yêu cầu bài học.
HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung (5')
GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc
HS lần lượt đọc hết bài; đánh giá.
Đọc các chú thích. Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác TP 
Thảo luận
Tìm đại ý của bài
Xác định bố cục; nêu ý khái quát
I/ Đọc và tìm hiểu chung
- Đại ý: cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của người xa quê
Bố cục của bài viết? 
Nêu nội dung chính từng phần? 
Quan sát giới hạn từng phần
- Bố cục (ba phần)
 + Tình cảm với mùa xuân là qui luật tất yếu, tự nhiên của con người 
 + Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người .
 + Cảnh sắc riêng đất trời mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản (25')
Đọc đoạn 2
Hoạt động nhóm
Tìm những chi tiết gợi tả cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc?
Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào ?
Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?
Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Các nhóm cử đại diện trình bày lần lượt từng nội dung
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV tổng hợp ý kiến, kết luận
Qua đó, em hiểu tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào?
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân Hà Nội
 a) Nỗi nhớ cảnh sắc, đất trời lúc xuân sang
- Chi tiết (...)
 + Cảnh sắc thiên nhiên ấm áp, nồng nàn: Nhớ những nét riêng của thời tiết, khí hậu
 + Khung cảnh gia đình sum họp, đoàn tụ đầm ấm: nhớ những nét riêng của tình cảm gia đình – một nét đẹp văn hóa truyền thống Việt.
 + Cảm nhận về lòng người
- Giọng điệu: Sôi nổi, thiết tha; ngôn ngữ mềm mại, trau chuốt giàu chất trữ tình thể hiện nỗi nhớ thương da diết. 
Thảo luận
Không khí, cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng được tác giả miêu tả như thế nào?
Vì sao tác giả cảm nhận được điều đó ?
Qua đó em hiểu thêm gì về tác giả?
Tìm chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong đoạn?
Những chi tiết đó cho em cảm nhận như thế nào về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc?
Nhắc lại các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài? Tác dụng?
Bài văn đem lại cho người đọc, trong đó có em cảm nhận gì?
Khái quát nội dung bài
Đọc ghi nhớ T178.
 b) Nỗi nhớ cảnh sắc và hương vị của mùa xuân Hà Nội sau ngày rằm tháng giêng.
- Chi tiết tết hết mà chưa hết hẳn ... hình ảnh Chỉ độ tám, chín giờ sáng ... cảm nhận tinh tế về sự thay đổi của thời tiết, khí hậu
-> Quan sát tinh tế, nhạy cảm. Yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống và biết tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống
- Cảm nhận về cuộc sống êm đềm thường nhật trở lại sau tết ... gợi nhớ những nếp sống sinh hoạt thường ngày.
 => Quan sát và cảm nhận rất tinh tế, yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống và biết tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống.
2. Nghệ thuật
- Trình bày cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ 
3. Ý nghĩa: Cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
HĐ3: Tổng kết (5')
Hướng dẫn HS tổng kết bằng sơ đồ graph
Gọi 1 HS trình bày 
Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức graph.
III/ Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
3. Ghi nhớ
3. Củng cố (3')
Cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân ở miền Bắc.
Đọc bài đọc thêm Xuân về 
Nhắc lại ghi nhớ.
4. Hướng dẫn tự học (2')
Học bài, thuộc ghi nhớ, tập đọc diễn cảm
Sưu tầm và chép lại một số tư liệu tham khảo (văn, thơ) viết về mùa xuân
Chuẩn bị t64 Sài Gòn tôi yêu
= = = = = = = = = // = = = = = = = = = =
Ngày dạy: ... / ... /2011	 Lớp 7B 	 Tổng số 44 HS	 	Vắng: ... HS	 ... Phép
Tiết 64 
HDĐT văn bản: SÀI GÒN TÔI YÊU 
 (Minh Hương)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả với Sài Gòn. Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. Cụ thể:
1.Kiến thức: 
 	Thấy được những nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn. Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả trong bài Sài Gòn tôi yêu.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận thể văn xuôi trữ tình (tùy bút) có sử dụng các yếu tố miêu tả đặc sắc.
Rèn kĩ năng biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những biểu hiện cụ thể. 
3. Thái độ:
	Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, đất nước của các tác giả Minh Hương. Từ đó bồi dưỡng, vun đắp tình yêu quê hương, với thiên nhiên, đất nước, con người.	 
B/ CHUẨN BỊ
GV: Tư liệu (SGK, SGV NV7; Nâng cao NV7); Phương tiện: ảnh AV7.15 - AV7.26, ảnh chân dung nhà văn ...)
HS: Bài soạn, sưu tầm tư liệu, bảng nhóm, phấn màu (bút viết bảng trắng), nam châm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra (4')
Cảm nhận về tác giả bài tùy bút Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)
2. Nội dung bài mới (1')
Chuyển ý từ nội dung kiểm tra. Nêu yêu cầu bài học
HĐ1: HD đọc & tìm hiểu chung (5')
Đọc mẫu, hướng dẫn đọc (Chú ý sắc thái biểu cảm và những từ địa phương)
HS đọc lần lượt hết văn bản
Nhận xét, đánh giá
Đọc các chú thích; giải thích thêm một số từ địa phương, từ khó
Nêu cảm nhận chung về văn bản.
Tìm bố cục của văn bản?
I/ Đọc và tìm hiểu chung
- Bài văn trình bày cảm nhận của tác giả về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt và phong cách của người Sài Gòn.
Hoạt động nhóm
Tìm và ghi bố cục lên bảng nhóm
Trình bày bảng nhóm, trao đổi, thảo luận về kết quả.
Kết luận.
- Bố cục (ba phần):
 + Ấn tượng chung và tình yêu của tác giả về thành phố Sài Gòn. 
 + Cảm nhận và bình luận của tác giả về phong cách người Sài Gòn. 
 + Khẳng định tình yêu Sài Gòn
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (25')
Đọc đoạn 1. Nhắc lại ý khái quát
Hoạt động nhóm
Hãy nêu nét riêng biệt về thiên nhiên khí hậu ở Sài Gòn?
Tình cảm đối với Sài Gòn được tác giả thể hiện như thế nào?
Phát hiện các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để biểu hiện tình cảm? 
Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày; 
nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
Tổng hợp ý kiến, kết luận (bảng nhóm)
Em có nhận xét gì về nghệ thuật biểu hiện ở đoạn trích này?
Chuyển mục 2
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở sài gòn của tác giả.
- Từ ngữ: Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào, mau dứt; trời đang iu iu buồn bã bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh => thiên nhiên mưa nắng thất thường 
- Đêm khuya ..., phố phường ..., xe cộ..., buổi sáng, không khí ...=> nhịp điệu cuộc sống sôi động, đa dạng
* Nghệ thuật: điệp từ, điệp cấu trúc Tôi yêu (6 lần) => nhấn mạnh tình yêu chân thành, nồng nhiệt, thiết tha của tác giả.
Đọc đoạn 2. Nhắc lại ý khái quát
Hướng dẫn tìm hiểu tương tự mục 1
HS trình bày cảm nhận về thành phố và con người Sài Gòn qua tác phẩm của Minh Hương
(Gợi ý: Thành phố trẻ trung, năng động, hấp dẫn; con người chân tình, bộc trực, cởi mở)
Khái quát bài học; đọc ghi nhớ T 173
2. Cảm nhận phong cách người sài gòn.
- Con người Sài Gòn chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần, ý nhị.
- Là nơi đất lành, nơi tụ hội của người bốn phương nhưng hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc
 * Tình yêu Sài Gòn da diết, nồng nàn
Ghi nhớ
HĐ3: Tổng kết (5') 
Nêu yêu cầu tổng kết
Thực hiện theo nhóm (lập sơ đồ graph)
III/ Tổng kết
3. Củng cố (3')
Cảm nhận của em về thành phố quê hương (Tuyên Quang)
HS có thể chọn một nội dung để luyện tập tại lớp
Gợi ý: 
- Cảm nhận về cảnh vật
- Cảm nhận về cuộc sống
- Cảm nhận về thiên nhiên
- Cảm nhận về con người, lối sống ...
4. Hướng dẫn tự học (2')
Tự tìm hiểu thêm về các đặc điểm thiên nhiên, cuộc sống, phong cách con người của ba thành phố tiêu biểu cho ba miền ...
Viết bài văn ngắn cho bài tập củng cố. 
Chuẩn bị bài tiết 64 Trả bài tập làm văn số 3
= = = = = = = = = // = = = = = = = = = =
Ngày dạy: ... / ... /2011	 Lớp 7B 	 Tổng số 44 HS	 	Vắng: ... HS	 ... Phép
Tiết 64
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh
 1. Kiến thức: 
Củng cố kiến thức về bài văn phát biểu cảm nghĩ về con người. Phát hiện và sửa chữa lỗi chính tả, câu, đoạn.
 2. Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng viết văn biểu cảm về con người. Kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm.
 3. Thái độ: 
GD thái độ nghiêm túc học bài để vận dụng tạo lập văn bản theo đúng qui trình. 
B/ CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị bài làm đã chấm điểm của học sinh 
- HS: bảng nhóm, phấn màu, nam châm ... để chữa lỗi
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
1. Kiểm tra (Chuẩn bị của HS – 2')
2. Nội dung bài mới (1')
Đề bài: Cảm nghĩ về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ...)
HĐ1: Hướng dẫn thực hiện các bước (10')
Ghi lại đề bài
- Y/C HS nhắc lại các bước làm một bài văn biểu cảm?
- HD tìm hiểu đề bài (dựa vào kiến thức đã học về văn biểu cảm)
- Nêu bố cục chung của bài văn biểu cảm.
- Sắp xếp các ý vào từng phần của dàn ý.
I/ Các bước thực hiện
 1. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Yêu cầu về nội dung: người thân
- Yêu cầu thể loại: biểu cảm
 2. Lập dàn ý
 - Mở bài: giới thiệu về người thân và tình cảm của em.
 - Thân bài: 
 + Trình bày được những suy nghĩ cảm xúc của em về người thân.
 + Suy nghĩ về vai trò, vị trí của người thân đối với gia đình, với bản thân em.
- Kết bài: Khẳng định tình cảm của em. 
HĐ2: Nhận xét, đánh giá bài viết (7')
Các bài: Mai, H.Giang, Thu Huyền, Đăng
Bài: Phong, Tài, Hưng
II/ Đánh giá bài viết
 1. Ưu điểm:
 - Xác định được yêu cầu về thể loại
 - Trình bày đủ nội dung yêu cầu của đề.
 - Bố cục khá mạch lạc, trình bày sạch, đẹp.
 - Tình cảm chân thực.
 - Lập ý phù hợp 
 2. Nhược điểm:
 - Hình thức: một số bài bố cục chưa cân đối
 - Có bài còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ... 
HĐ3: Chữa lỗi (15')
HS trao đổi bài và tự sửa bài cho nhau.cùng rút kinh nghiệm
III/ Chữa lỗi
HĐ4: Thông báo kết quả (5')
IV/ Kết quả
Điểm: 8 – 9 6,5 - <8 5 - <6,5 0 - <5
Số bài: 
3. Củng cố (3'):
 Nhận xét giờ học
 Khái quát giờ học
4. Hướng dẫn tự học (2')
- Xem kĩ lại cách làm bài văn biểu cảm
- Chuẩn bị bài tiết 65 Luyện tập sử dụng từ
= = = = = = = = = // = = = = = = = = = =

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 16 20112012.doc