Bài soạn Vật lý 7 Tiết 08: Gương cầu lõm

Bài soạn Vật lý 7 Tiết 08: Gương cầu lõm

BÀI 8

GƯƠNG CẦU LÕM

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nhận biết được ảnh tạo bởi gương cầu lõm.

- Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

- Nêu được tác dụng của gương cầu lõm.

 2. Kỹ năng:

- Bố trí được thí nghiệm để học sinh quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.

- Quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.

 3. Thái độ:

- Học sinh chú ý tập trung làm thí nghiệm để tìm được nội dung kiến thức cần thiết.

- Thái độ hợp tác nhóm, thông báo kết quả thí nghiệm trung thực.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Vật lý 7 Tiết 08: Gương cầu lõm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03.10.2009	Vật Lý 7 Ngày dạy: 05.10.2009	Tiết 8 
BÀI 8
GƯƠNG CẦU LÕM
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Nhận biết được ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
Nêu được tác dụng của gương cầu lõm.
	2. Kỹ năng:
Bố trí được thí nghiệm để học sinh quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
Quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.
	3. Thái độ:
Học sinh chú ý tập trung làm thí nghiệm để tìm được nội dung kiến thức cần thiết.
Thái độ hợp tác nhóm, thông báo kết quả thí nghiệm trung thực.
II. Chuẩn bị:
Đối với giáo viên: 
Chuẩn bị tranh vẽ phóng to các hình.
Nguồn sáng là pin hay biến thế nguồn
Bộ phận chuyển đổi tia song song và tia phân kì.
Một đèn pin 
Đối với học sinh:
Một gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng.
Một gương phẳng có cùng đường kính với gương cầu lõm.
Một gương phẳng.
Một cây nến, diêm để đốt nến.
Một màn chắn có giá đỡ di chuyển được.
III. Tổ chức quá trình dạy và học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập (10’)
Học sinh 1: Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng?
* Tình huống học tập: Ngoài gương phẳng và gương cầu lồi còn loại gương nào nữa không? Gương đó cho ảnh giống gương phẳng, gương cầu lồi hay có gì khác?
BÀI 8
GƯƠNG CẦU LÕM
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh tạo bởi gương cầu lõm (10’)
Giáo viên giới thiệu gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của 1 phần mặt cầu.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm và cho biết mục đích của thí nghiệm để làm gì?
Giáo viên yêu cầu các nhóm bắt đầu tiến hành lắp thí nghiệm như sách giáo khoa yêu cầu.
Yêu cầu học sinh dự đoán ảnh khi để vật gần gương và xa gương.
Yêu cầu học sinh làm và quan sát, kiểm tra xem dự đoán có đúng không?
Yêu cầu các nhóm trả lời câu C1.
Yêu cầu học sinh để nguyên thí nghiệm, lắp thêm một gương phẳng ở bên và đặt cây nến sang gương phẳng quan sát và so sánh. 
Trả lời câu C2.
Từ 2 thí nghiệm trên, yêu cầu các nhóm hoàn thành phần kết luận.
I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
* Thí nghiệm:
C1: Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo, so với cây nến thì lớn hơn.
C2: Ảnh của ngọn nến trong gương cầu lõm lớn hơn ảnh trong gương phẳng.
Kết luận: . ảo . lớn hơn 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm (15’)
Học sinh đọc thí nghiệm và đề xuất phương án làm thí nghiệm.
 Giáo viên nhận xét và đưa ra phương án thí nghiệm cho học sinh. Để dễ thực hiện thì thay 2 lỗ thủng bằng 2 khe hẹp ta sẽ thu được 2 tia sáng dễ hơn.
Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh chú ý quan sát để trả lời cho câu hỏi C3.
Giáo viên giới thiệu về ánh sáng Mặt Trời chiếu đến là các tia chiếu song song. 
Yêu cầu học sinh giải thí câu C4.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm và cho biết: mục đích của thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng gì?
Gọi học sinh lên cùng làm và quan sát rồi nhận xét hiện tượng quan sát được.
Học sinh được quan sát và sự nhận xét của bạn, làm câu C5.
II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
 1. Đối với chùm tia song song.
C3: Tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
Kết luận: ..hội tụ ..
C4: Ánh sáng mặt trời chiếu đến gương song song nên hội tụ tại vật vật nóng lên.
 2. Đối với chùm tia sáng phân kỳ.
C5: Kết luận:  phản xạ 
* Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
Yêu cầu học sinh đọc phần Tìm hiểu đèn pin
Giáo viên giới thiệu một đèn pin thường dùng, giáo viên tiến hành xoay pin.
Yêu cầu học sinh trả lời câu C6.
Giáo viên treo hình vẽ 8.5 và yêu cầu học sinh trả lời câu C7.
III. Vận dụng.
C6: Nhờ có pha đèn tạo ra các tia song song nên đèn chiếu đi xa vẫn sáng rõ.
C7: Phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa thì ta sẽ thu được chùm tia hội tụ.
* Hoạt động 5: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5’)
Yêu cầu học sinh trả lời: 
Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh gì? Lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
Tia sáng song song chiếu tới gương cầu tia phản xạ có hiện tượng gì đặc biết?
Nếu nguồn sáng có các tia tới phân cực đặc tại điểm hội tụ của tia phản xạ thì lúc này có tính chất gì?
Yêu cầu học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết”.
Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành làm và trả lời câu hỏi đặt ra?
Hướng dẫn học sinh về nhà: 
Nghiên cứu lại tính chất của gương cầu lõm và so sánh với gương cầu lồi, gương phẳng.
Làm các bài tập 8.1; 8.2; 8.3 trang 9 Sách bài tập.
Chuẩn bị bài tổng kết chương I. Xem lại kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 8 Gương cầu lõm.doc