Bài soạn Vật lý 7 Tiết 18: Ôn tập

Bài soạn Vật lý 7 Tiết 18: Ôn tập

ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Củng cố lại cho học sinh những kiến thức chưa nắm rõ qua bài kiểm tra.

 2. Kỹ năng:

- Khắc phục những kỹ năng sai của học sinh.

 3. Thái độ:

- Hình thành cho học sinh thái độ biết sửa sai.

II. Chuẩn bị:

- Đối với giáo viên: thước thẳng, phấn màu.

- Đối với học sinh: chuẩn bị bài.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Vật lý 7 Tiết 18: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19.12.2009	Vật Lý 7 Ngày dạy: 21.12.2009	Tuần 19
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Củng cố lại cho học sinh những kiến thức chưa nắm rõ qua bài kiểm tra.
	2. Kỹ năng:
Khắc phục những kỹ năng sai của học sinh.
	3. Thái độ:
Hình thành cho học sinh thái độ biết sửa sai.
II. Chuẩn bị:
Đối với giáo viên: thước thẳng, phấn màu.
Đối với học sinh: chuẩn bị bài.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học.
Ổn định lớp.
Giáo viên phát bài làm:
Giáo viên phát bài làm về cho học sinh.
Yêu cầu học sinh kiểm tra lại những chổ sai của mình.
Sửa bài:
Giáo viên tiến hành sửa phần trắc nghiệm cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải lại các bài tập phần tự luận.
Giáo viên chỉ ra những điểm sai mà đa số các học sinh trong lớp mắc phải.
Giáo viên cho biết biểu điểm cụ thể của từng câu để học sinh có thể tự kiểm tra lại bài làm và điểm của mình.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
C
A
A
B
A
A
PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: 
Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm và nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. 	(0,5đ)
Ứng dụng của gương cầu lồi: gương chiếu hậu của ôtô, xe máy; gương cầu lồi lắp ở những chỗ đường gấp khúc	(0,5đ)
Ứng dụng của gương cầu lõm: thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật, gương cầu lõm trong đèn pin 	(0,5đ)
(Mỗi loại chỉ cần nêu 1 ứng dụng)
Câu 2: 
Tiếng sáo: Nguồn âm là không khí trong ống. 	(0,5đ)
Tiếng trống trường: Nguồn âm là mặt trống. 	(0,5đ)
Tiếng người nói: Nguồn âm là dây thanh quản của người. 	(0,5đ)
Tiếng vỗ tay: Nguồn âm là 2 bàn tay. 	(0,5đ)
Câu 3: (3 điểm)
Gọi khoảng cách từ tàu đến vách núi là: S
Từ lúc thiết bị phát ra âm đến lúc nhận được âm phản xạ, quãng đường âm đã truyền đi được là 2S	(1đ)
2S = v.t = 340.4= 1360 (m)	(1đ)
Vậy khoảng cách từ tàu đến vách núi: S = (m)	(1đ)
Câu 4: (1,5điểm) Giải thích: vì vận tốc của âm truyền trong không khí (340m/s) nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc truyền của ánh sáng (3.108m/s) nên ánh sáng truyền đến mắt ra trước. Do đó, khi tiếng sét và tia chớp xuất hiện cùng lúc nhưng ta sẽ nhìn thấy tia chớp trước, sau đó mới nghe tiếng sét. 
Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu học sinh về nhà xem lại những bài tập đã chữa.
Củng cố lại những kiến thức đã học.
Chuẩn bị tiếp bài mới để tiết sau học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 18.1.doc