Bài soạn Vật lý 7 tiết 7: Gương cầu lồi

Bài soạn Vật lý 7 tiết 7: Gương cầu lồi

Bài 7

GƯƠNG CẦU LỒI

I. MỤC TIÊU:

1 – Kiến thức

· Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.

· Nhận biết vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.

· Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.

2 – Kỹ năng

· Biết nghiên cứu tài liệu.

· Làm thí nghiệm, để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

3 – Thái độ

· Biết vận dụng được các phương án thí nghiệm đã làm tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Vật lý 7 tiết 7: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 7
Bài 7
GƯƠNG CẦU LỒI
MỤC TIÊU:
1 – Kiến thức
Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. 
 Nhận biết vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.
2 – Kỹ năng
Biết nghiên cứu tài liệu.
Làm thí nghiệm, để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
3 – Thái độ
Biết vận dụng được các phương án thí nghiệm đã làm tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Mỗi nhóm:
1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước.
1 miếng kính trong lồi.
1 cây đèn cầy, hộp quẹt.
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: KIỂM TRA (5 phút )
1 – Kiểm tra:
HS1: Nêu tính chất của gương phẳng.
- Vì sao biết ảnh của gương phẳng là ảnh ảo.
HS 2: Chữa bài tập 5.4 (SBT)
Hoạt động 2: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP. ( 5phút )
- Như SGK 
Hoạt động 3: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI ( 15 phút )
Quan sát
GV yêu cấu HS đọc SGK và làm thí nghiệm như hình 7.1
 b) Thí nghiệm kiểm tra 
GV và HS làm thí nghiệm như hình 7.2
Nêu phương án so sánh ảnh của vật qua 2 gương
GV: Ảnh thật hay ảnh ảo?
GV hướng dẫn HS thay gương cầu lồi bằng kính lồi.
+ Đặt cây đèn cày cháy
- HS 1 trả lời câu hỏi, dưới lớp nhận xét.
- HS 2 chữa bài tập trên bảng.
I. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi
HS quan sát ảnh SGK, nhận xét.
 - HS bố trí thí nghiệm và có thể dự đoán
+ Ảnh nhỏ hơn vật
+ Có thể là ảnh ảo
HS làm thí nghiệm: So sánh ảnh của 2 vật giống nhau trước gương phẳng và gương cầu lồi
- HS nhận xét được:
+ Ảnh nhỏ hơn vật
+ Ảnh ảo không hứng được trên màn 
+ Đưa màn chắn ra phía sau gương ở các vị trí.
Hoạt động 4: XÁC ĐỊNH VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI ( 10 phút )
GV yêu cầu HS nêu phương án xác định vùng nhìn thấy của gương.
GV hướng dẫn để HS thực hiện
GV yêu cầu HS rút ra kết luậ
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
Yêu cầu 3 nhóm làm phương án 1
 3 nhóm còn lại làm phương án 2
HS nhận xét:
Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
Hoạt động 4: VẬN DUNG – CỦNG CỐ (15 phút )
1 – Vận dụng 
GV hướng dẫn HS quan sát vùng nhìn ở chỗ khuất qua gương phẳng và gương cầu lồi
Yêu cầu HS quan sát hình 7.4 trả lời câu hỏi C4, giải thích.
2 – Có thể em chưa biết 
Cho HS đọc thông tin trong SGK và cho HS vẽ hình
3 – Dặn dò
Làm bài tập: 7.1 đến 7.4 (Tr-8 SBT)
Vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
GV hướng dẫn HS vẽ tia phản xạ của 2 tia tới đến 2 mép gương bằng định luật phản xạ ánh sáng.
- HS giải thích được chỗ đường gấp khúc có gương cầu lồi lớn đã giúp cho người điều khiển xe nhìn thấy người, xe cộ bị các vật cản ở ven đường che khuất, tránh được tai nạn.
 RÚT KINH NGHIỆM:
Duyệt tuần 7

Tài liệu đính kèm:

  • docVLY 7 T7.doc