Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I – QUANG HỌC
I. MỤC TIÊU:
1 – Kiến thức: Cùng ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
2 – Kỹ năng: Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV vẽ sẵn trò chơi ô chữ ở hình 9.3 SGK.
Tuần 9 Tiết 9 Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I – QUANG HỌC MỤC TIÊU: 1 – Kiến thức: Cùng ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. 2 – Kỹ năng: Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV vẽ sẵn trò chơi ô chữ ở hình 9.3 SGK. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: ÔN LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN (15 phút ) - Yêu cầu HS trả lời lần lượt từng câu hỏi mà HS đã chuẩn bị. - GV hướng dẫn học sinh thảo luận Hoạt động 2: VẬN DỤNG ( 20 phút ) -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 bằng cách vẽ vào vở, gọi 1 HS lên bảng vẽ trên bảng. -Sau khi kiểm tra, có thể hướng dẫn HS cách vẽ dựa trên tính chất ảnh . -Nếu HS lúng túng, GV hướng dẫn cho 1 HS trên bảng và HS dưới lớp làm theo các bước như GV hướng dẫn => khắc sâu được kiến thức và kĩ năng vẽ. -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2. -GV khắc sâu cho H: nếu người đứng gần 3 gương : gương lồi, lõm,phẳng có đường kính bằng nhau mà tạo ra ảnh ảo. Hãy so sánh độ lớn của các ảnh đó Yêu cầu trả lời câu hỏi C3:Trước hết yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi muốn nhìn thấy bạn, Nguyên tắc phải như thế nào? -Yêu cầu học sinh kẻ tia sáng, GV chú ý sửa cho học sinh cách đánh mũi tên chỉ đường truyền ánh sáng Hoạt động 3: TỔ CHỨC CHÒ CHƠI Ô CHỮ (10 PHÚT) -Có thể hướng dẫn HS tổ chức trò chơi ô chữ theo phương án SGK. HS thường đã chuẩn bị sẵn trước vì vậy ít hấp dẫn HS nên có thể gợi ý 2 phương án như sau: 1- Bức tranh mô tả thiên nhiên là tả (7ô) 2- Vật tự phát ra ánh sáng (9ô) 3- Gương cho ảnh bằng kích thước vật (10ô) 4- Ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi gương cầu lõm (7ô) 5- Tính chất hùng vĩ của tháp Ép phen là(3ô) Hoạt động 4: HƯƠNG DẪN VỀ NHÀ: Ôn tập toàn bộ chương 1 chuẩn bị cho bài kiểm tra. I. Tự kiểm tra HS trả lời lần lượt các câu hỏi phần tự kiểm tra => HS khác bổ sung. II- Vận dụng -HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C1. Với phần a- vẽ ảnh của điểm S1, S2 tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo 2 cách. + Lấy S’1 đối xứng S1 qua gương. + Lây S’2 đối xứng S2 qua gương. a- Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương, tìm tia phản xạ tương ứng. - S2 tương tự b- Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh của S1và S2. -HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C2. -Giống nhau: - Khác nhau: +Ảnh ảo ở gương phẳng bằng kích thước người. +Ảnh ảo ở gương cầu lồi nhỏ hơn kích thước người. +Ảnh ở gương cầu lõm lớn hơn kích thước người. -HS nêu được: Muốn nhìn thấy bạn thì ánh sáng từ bạn phải tới mắt mình. Ví dụ: ánh sáng từ An, Hải tới Thanh. III-Trò chơi ôchữ -Cử 1 HS lên điều khiển: Gọi các bạn lên điền ô chữ. Yêu cầu điền được. RÚT KINH NGHIỆM: Duyệt tuần 9
Tài liệu đính kèm: