Bài soạn Vật lý 7 tiết số 11: Nguồn âm

Bài soạn Vật lý 7 tiết số 11: Nguồn âm

BÀI 10

NGUỒN ÂM

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.

 2. Kỹ năng:

- Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.

 3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

- Liên hệ thực tế.

- Có ý thức hợp tác nhóm để giải quyết những yêu cầu giáo viên đặt ra.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Vật lý 7 tiết số 11: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.10.2009	Vật lý 7 Ngày dạy: 26.10.2009	Tiết 11
BÀI 10
NGUỒN ÂM
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
	2. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
	3. Thái độ:
Yêu thích môn học.
Liên hệ thực tế.
Có ý thức hợp tác nhóm để giải quyết những yêu cầu giáo viên đặt ra.
II. Chuẩn bị:
Đối với giáo viên: 
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm
Một sợi dây cao su mảnh
Một dùi trống và trống.
Một âm thoa và búa cao su.
* Chuẩn bị cho cả lớp: 1 cốc không và 1 cốc có nước.
Đối với học sinh: 
Chuẩn bị bài.
Một tờ giấy.
Một mẫu lá chuối.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5’)
Yêu cầu học sinh đọc phần thông báo ở đầu chương.
Yêu cầu học sinh cho biết mục tiêu của Chương II. Âm học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hướng đến 5 vấn đề cần giải quyết của chương này.
* Tổ chức tình huống học tập: Yêu cầu 1 học sinh đọc phần mở đầu của bài. Nêu vấn đề: âm thanh được tạo ra như thế nào?
* Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm (10’)
Yêu cầu học sinh đọc câu C1, sau đó 1 phút giữ yên lặng để trả lời câu hỏi C1.
Học sinh giữ trật tự, lắng nghe âm thanh để trả lời câu C1.
Giáo viên thông báo: vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Yêu cầu học sinh kể tên một số nguồn âm.
I. Nhận biết nguồn âm.
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm (15’)
Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin 1.
Yêu cầu các nhóm tiến hành làm như 2 bạn ở hình 10.1 và trả lời câu hỏi C3.
Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm khác nhận xét xem câu trả lời của nhóm bạn giống với kết quả thí nghiệm của nhóm mình không?
Giáo viên chuyển sang phần 2: Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm như hình 10.2
Giáo viên chú ý học sinh: cần giữ trật tự, gõ mạnh vừa phải và mỗi nhóm chỉ gõ 2 lần:
+ Lần 1: gõ để nghe âm phát ra.
+ Lần 2: để kiểm tra vật có rung động không?
Yêu cầu các nhóm dựa vào kết quả thu được trả lời câu C4.
Giáo viên nhận xét và chốt lại.
Giáo viên thuyết trình cung cấp thông tin: sự rung động qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống  gọi là dao động.
Yêu cầu học sinh chuyển sang phần 3: yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 10.3 và giải quyết câu C5.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa ra phương án kiểm tra vật có rung động hay không: 
+ Dùng tay sờ nhẹ.
+ Đặt một quả bóng cạnh nhánh âm thoa quả bóng bị nẩy ra.
+ Buộc 1 que tăm vào một nhánh âm thoa, gõ nhẹ, đặt một đầu của tăm xuống nước làm cho mặt nước dao động.
Yêu cầu cá nhân học sinh hoàn thành phần kết luận.
Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Thí nghiệm
Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống  gọi là dao động.
* Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động
* Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6: yêu cầu học sinh tiến hành làm cho tờ giấy và lá chuối phát ra âm.
Yêu cầu học sinh kể tên hai nhạc cụ phát ra âm và chỉ ra bộ phận phát ra âm trong hai nhạc cụ đó?
Yêu cầu các học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét và có thể cho thêm ví dụ và chỉ ra bộ phận phát ra âm thanh.
Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm làm thí nghiệm như yêu cầu của câu C8.
Giáo viên hướng dẫn: có thể dán các tua giấy mỏng ở miệng lọ.
Giáo viên bố trí và tiến hành thí nghiệm như hình 10.4 và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi a, b trong câu C9.
III. Vận dụng
C9:
a. Ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động.
b. Ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.
c. Cột không khí trong ống dao động.
d. Ống có ít nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất.
* Hoạt động 5: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5’)
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Vật phát ra âm có chung đặc điểm gì?
+ Hãy tìm trong cuộc sống 3 nguồn âm?
Cho học sinh đọc mục “Có thể em chưa biết”. Tìm hiểu:
+ Bộ phận nào trong cổ phát ra âm?
+ Phương án kiểm tra?
Giáo viên hướng học sinh đến kiến thức bài học vừa xong để giải quyết các câu hỏi đặt ra.
Hướng dẫn về nhà: 
+ Biết được đặc điểm chung của các nguồn âm.
+ Tìm được ví dụ và chỉ ra được bộ phận nào của vật phát ra âm.
+ Làm các bài tập trong sách bài tập từ 10.1 đến 10.5

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 11 nguồn âm.doc