Câu 1: Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng đều thì ánh sáng :A- Luôn truyền theo đường thẳng.B- Luôn truyền theo một đường cong.C- Luôn truyền theo đường gấp khúc.D- Có thể truyền theo đường cong ho?c du?ng g?p khc.
Câu 2: Chùm tia song song là chùm tia gồm :A- Các tia sáng không giao nhau.B- Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.C- Các tia sáng không hội tụ cũng không phân kì.D- Các câu A, B, C đều đúng.
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 12 SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG Có phải lúc nào ánh sáng cũng truyền theo đường thẳng ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 13 Câu 1: Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng đều thì ánh sáng : A- Luôn truyền theo đường thẳng. B- Luôn truyền theo một đường cong. C- Luôn truyền theo đường gấp khúc. D- Có thể truyền theo đường cong ho?c du?ng g?p khúc. Câu 2: Chùm tia song song là chùm tia gồm : A- Các tia sáng không giao nhau. B- Các tia sáng gặp nhau ở vô cực. C- Các tia sáng không hội tụ cũng không phân kì. D- Các câu A, B, C đều đúng. Câu 3: Chùm ánh sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là : A- Chùm tia song song. B- Chùm tia hội tụ. C- Chùm tia phân kì. D- Không song song, hội tụ cũng như phân kì. Câu 4: Trên nòng súng có khe ngắm A và đầu ruồi M. Các bộ phận này dùng để làm gì ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 14 Nếu trời nắng nóng, không khí không đồng đều thì việc ngắm mục tiêu có còn chính xác không ? Câu 5: Hãy tìm các vật phát ra chùm tia hội tụ, chùm tia phân kì. Câu 6: Trên một số la bàn có bộ phận ngắm để xác định hướng. Em hãy tìm hiểu hoạt động của bộ phận này. Câu 7: Ánh sáng có truyền trong chân không không ? Hãy cho ví dụ để minh họa câu trả lời của em. Câu 8: Vào những ngày trời nóng, đi trên đường nhựa, em có thể thấy cây cối, nhà cửa nằm ngược dưới mặt đường. Em hãy giải thích tại sao ? Câu 9: Có 6 bạn A, B, C, D, E, G ở trong phòng được ngăn cách bởi một bức tường có các lỗ. Em hãy cho biết các bạn nào thấy nhau được. - Trong môi trường trong suốt, đồng đều, ánh sáng truyền theo đường thẳng. Nếu các điều kiện này không được thoả mãn thì ánh sáng truyền theo đường cong hay đường gấp khúc. - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 15 - Tia la-de (laser) là tia sáng song song, rất hẹp. Vì vậy tia la-de được dùng để khắc các chi tiết rất nhỏ. Dùng tia la-de, khắc các rãnh rất nhỏ trên đĩa CD thì có thể ghi lại rất nhiều tín hiệu. Một đĩa CD có thể ghi lại hàng ngàn trang sách. Ngược lại nếu cho tia la-de chiếu lên các rãnh của đĩa CD thì ta có thể đọc lại các tín hiệu. Đó là các đĩa CD, DVD mà các em thường thấy sử dụng phổ biến hiện nay. Tập làm họa sĩ - Cắt bớt một nắp của hộp giấy. - Dùng giấy bóng mờ dán lên phần bị cắt. Dùi một lỗ nhỏ ở phía nắp đối diện. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 16 - Đặt một cây nến trước hộp, ảnh của nến hiện lên bóng giấy mờ. Dùng bút chì ghi lại hình ảnh đó trên giấy. Vận dụng : - Em hãy dùng hộp này để ước lượng chiều cao một cây ở xa hoặc quan sát ảnh của vật ở xa. Câu 1: D- Trong một môi trường trong suốt và đồng đều thì ánh sáng truyền theo đường thẳng. Trong một môi trường trong suốt nhung không d?ng d?u thì ánh sáng có thể truyền theo những đường cong ho?c g?p khúc. Câu 2: D; Câu 3: C Câu 4: Nếu ngắm sao cho khe ngắm, đầâu ruồi và vật cần bắn tạo thành một đường thẳng thì viên đạn sau khi ra khỏi nòng súng sẽ đi đến vật. Nếu trời nóng, không khí không đồng đều, ánh sáng không truyền theo đường thẳng, phép ngắm không còn chính xác nữa. Câu 5: Hầu hết các nguồn sáng đều phát ra chùm tia phân kì : ánh sáng từ ngọn đèn thắp sáng, từ Mặt Trời Để có chùm tia hội tụ ta phải dùng các dụng cụ quang học để hội tụ ánh sáng lại. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 17 Câu 6: Trên la bàn có một khe nhỏ và đầu ruồi. Đặt la bàn lên mắt, đường thẳng kéo dài từ khe, đầu ruồi hướng về phía vật làm mốc. Từ đó ta xác định được hướng của vật so với hướng Nam-Bắc. Câu 7: Ánh sáng truyền được trong chân không, vì vậy ánh sáng Mặt Trời đi đến được Trái Đất ( giữa Mặt Trời và Trái Đất là chân không ). Câu 8: Vào những ngày trời nóng, lớp không khí ở sát mặt đường bị nóng trở nên không đều. Ánh sáng qua mặt phân cách giữa lớp không khí lạnh và lớp không khí nóng sẽ truyền theo đường cong. Mắt nhìn theo phương của tia sáng sẽ thấy các tia này giống như xuất phát từ dưới mặt đường đi lên. Hiện tượng này gọi là ảo tượng. Câu 9: Kẻ các đường thẳng nối các các bạn lại. Đường thẳng nào không cắt bức tường thì các hai bạn ấy thấy nhau. Như vậy: - Các bạn A, B, C nhìn thấy lẫn nhau. - Các bạn D, E, G, nhìn thấy lẫn nhau. - Các bạn sau nhìn lẫn nhau : B và D, B và G, E và C, C và D.
Tài liệu đính kèm: