Câu 1: Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng ?
A- Trang giấy trắng.
B- Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng.
C- Giấy bóng mờ.
D- Kính đeo mắt.
Câu 2: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng ?
A- Gương soi mặt.
B- Tờ giấy phủ bạc được đánh nhẵn bóng.
C- Miếng kim loại phẳng làm bằng thép không rỉ (thường gọi là inox).
D- Tấm kim loại phẳng được quét sơn trắng
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 29 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Ảnh của một vật qua gương phẳng có đặc điểm gì ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 30 Câu 1: Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng ? A- Trang giấy trắng. B- Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng. C- Giấy bóng mờ. D- Kính đeo mắt. Câu 2: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng ? A- Gương soi mặt. B- Tờ giấy phủ bạc được đánh nhẵn bóng. C- Miếng kim loại phẳng làm bằng thép không rỉ (thường gọi là inox). D- Tấm kim loại phẳng được quét sơn trắng. Câu 3: Ảnh của vật qua gương phẳng : A- Luôn nhỏ hơn vật. B- Luôn lớn hơn vật. C- Luôn bằng vật. D- Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật tùy thuộc vào vật ở gần hay ở xa gương. Câu 4: Chọn câu đúng : A- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này. B- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này. C-Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp lại ảnh này. D-Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 31 Câu 5: Hãy tìm trong bộ mẫu tự tiếng Việt, những chữ nào khi nhìn qua gương phẳng thì : o Ảnh không thay đổi giống chữ ban đầu. o Ảnh là một chữ mới nằm trong bộ mẫu tự. Câu 6: Hãy tìm một con số có hai chữ số sao cho giá trị của ảnh trong gương chỉ còn 1/10. Câu 7: Hai bạn tranh luận như sau : Bạn A : “ Ảnh qua hai lần gương phẳng sẽ cho ảnh cũ”. Bạn B : “ Ảnh qua hai lần gương phẳng sẽ cho ảnh đối xứng với ảnh cũ”. Em hãy nêu ý kiến riêng của mình về cuộc tranh luận trên ? Câu 8: Em hãy nghĩ cách kiểm tra xem thử một gương phẳng có thật sự là mặt phẳng hay không ? - Nếu đặt một vật trước gương phẳng thì ta quan sát được ảnh của vật trong gương. - Ảnh này là ảnh ảo vì ta không thể hứng ảnh này hiện lên màn. - Ảnh có độ lớn bằng vật. - Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Nếu các gương không thật sự bằng phẳng thì ảnh của vật qua gương sẽ bị biến dạng. Mặt người qua gương như thế sẽ dài ra, ngắn đi trông rất ngộ nghĩnh. Người ta dùng tính chất này để làm các “nhà cười”. Người ta bố trí nhiều loại gương khác nhau xung quanh tường. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 32 Bước vào căn nhà này, em thấy người của mình bị biến dạng trông rất ngộ nghĩnh hoặc kì quái ! - Đặt một bức tranh trước gương. Em hãy nhìn vào ảnh của bức tranh trong gương phẳng để vẽ lại bức tranh ấy. - Em thử tìm tên của một bạn trong lớp mà nếu nhìn qua gương sẽ cho tên bạn khác cùng lớp (thí dụ TAM và MAT ). Câu 1: B ; Câu 2: D ; Câu 3: C ; Câu 4: C Câu 5: a- Các chữ: A, H, I, M, O, T, U, V, Y b- p thành q và ngược lại ; b thành d và ngược lại. Câu 6: Đó là số I0 . Ảnh trong gương là số 0I. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 33 Câu 8: Dùng thước kẻ các ô vuông trên một tờ giấy. Quan sát ảnh của các ô vuông này qua gương. Nếu ô vuông nào bị biến dạng không còn vuông nữa thì mặt gương không thật sự phẳng. Filename: 05-ANH CUA MOT VAT TAO BOI GUONG PHANG.doc Directory: D:\06Tailieu-soanDUTHI\Vatly-7-XBGD Template: C:\Documents and Settings\Administrator\Application Data\Microsoft\Templates\Normal.dot Title: Subject: Author: Vythao Keywords: Comments: Creation Date: 11/4/2002 2:39:00 AM Change Number: 21 Last Saved On: 7/1/2003 3:23:00 PM Last Saved By: Nguyen Duc Hiep Total Editing Time: 131 Minutes Last Printed On: 8/11/2003 9:57:00 AM As of Last Complete Printing Number of Pages: 5 Number of Words: 512 (approx.) Number of Characters: 2,921 (approx.)
Tài liệu đính kèm: