Câu 1: Gương cầu lồi là:A- Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.B- Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.C- Mặt cầu lồi trong suốt.D- Mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.
Câu 2: Các vật nào sau đây là gương cầu lồi :A- Kính chiếu hậu của ôtô.B- Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc.C- Gương đặt ở phía bên phải, trước ôtô để tài xế có thể quan sát cácphần phía trước xe mình.D- Các câu A, B, C đều đúng
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 38 GƯƠNG CẦU LỒI Ảnh của một vật qua gương cầu lồi có đặc điểm gì ? Gương cầu lồi có những ứng dụng gì trong đời sống ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 39 Câu 1: Gương cầu lồi là: A- Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi. B- Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm. C- Mặt cầu lồi trong suốt. D- Mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. Câu 2: Các vật nào sau đây là gương cầu lồi : A- Kính chiếu hậu của ôtô. B- Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc. C- Gương đặt ở phía bên phải, trước ôtô để tài xế có thể quan sát các phần phía trước xe mình. D- Các câu A, B, C đều đúng. Câu 3: Nếu nhìn vào gương, thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là : A- Gương phẳng. B- Gương cầu lồi. C- A hoặc B. D- Gương cầu lõm. Câu 4: Vật nào sau đây có thể xem gần đúng là một phần của gương cầu lồi : A- Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc. B- Choá đèn pin. C- Mặt trong của chiếc nồi. D- Đáy của chậu nhựa. Câu 5: Khi nhìn vào gương chiếu hậu, em thấy chiếc xe sau đang bật đèn nháy ở bên trái của xe để xin đường. Vậy theo em thì chiếc xe đi sau đang muốn rẽ trái hay rẽ phải ? Câu 6: Chiếu chùm ánh sáng phân kì vào gương A và nhận được các tia phản xạ như trong hình vẽ. Gương A có thể là gương phẳng được không ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 40 Câu 7: Bằng phép vẽ, em hãy xác định tâm của gương cầu trong hình vẽ sau đây : - Gương cầu lồi là gương cầu mà phản xạ là mặt lồi. - Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. - Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn vùng quan sát được trong gương phẳng. Trên một số xe chuyên dụng em thấy có ghi chữ : Theo em, đó là chữ gì và tại sao phải ghi như vậy ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 41 Em hãy nhìn mặt sau của một chiếc thìa mới, được đánh nhẵn bóng, có thể xem là một phần của gương cầu lồi. Em hãy quan sát : - Ảnh trong gương nhỏ hay lớn hơn vật thật ở bên ngoài ? - Khi cho vật bên ngoài dịch chuyển ra xa hay lại gần thìa thì ảnh dịch chuyển như thế nào? Kích thước trong ảnh biến đổi ra sao? Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: B; Câu 4: A Câu 5: Xe đang xin đường sang trái. Câu 6: Nếu A là gương phẳng thì gương phải vuông góc với tia giữa. Vẽ pháp tuyến tại điểm tới của hai tia bên cạnh thì thấy các góc tới không bằng góc phản xạ. Vậy A không phải là gương phẳng mà là gương cầu lồi. Câu 7: Kẻ hai đường phân giác, giao điểm của chúng là tâm của mặt cầu.
Tài liệu đính kèm: