Câu 1: Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng :A-Trầm B- BổngC- Vang D- Truyền đi xa.
Câu 2: Tần số dao động càng cao thì :A- Âm nghe càng trầm. B- Âm nghe càng to.C- Âm nghe càng vang xa. D- Âm nghe càng bổng.
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 57 ĐỘ CAO CỦA ÂM Độ cao của các nhạc cụ (đàn, kèn, sáo) phụ thuộc yếu tố nào ? Khi nào thì âm phát ra trầm, khi nào thì âm phát ra bổng ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 58 Câu 1: Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng : A-Trầm B- Bổng C- Vang D- Truyền đi xa. Câu 2: Tần số dao động càng cao thì : A- Âm nghe càng trầm. B- Âm nghe càng to. C- Âm nghe càng vang xa. D- Âm nghe càng bổng. Câu 3: Hãy ghi các số liệu vào trong bảng sau : Đối tượng dao động Thời gian thực hiện một dao động (giây) Số dao động trong một giây (héc) Con lắc đồng hồ 2 Hạ âm của sóng biển 0,1 Tiếng nói của người 500 Siêu âm 25.000 Câu 4: Tại sao ta nghe tiếng “vo vo” của ong mà không nghe tiếng vỗ cánh của chim ? Câu 5: Con ong khi về tổ, có mang theo các sản phẩm của hoa thì cánh đập trung bình 300 lần trong một giây. Còn khi bay thì đập 440 lần trong một giây. Vậy, dựa vào tiếng kêu vo vo của ong, em có nhận biết được ong đang đi lấy mật hay đang trở về tổ ? Câu 6: Con muỗi và con ong, con nào vỗ cánh nhiều hơn ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 59 Câu 7: Em hãy tìm hiểu ý nghĩa của các từ tone, graphics equalizer, treble, bass, megabass có ghi trên các máy thu thanh, TV, cát-xét ... Câu 8: Một bạn đã điều chỉnh tần số âm thanh để nghe nhạc theo hai cách sau đây. Dựa vào đồ thị trên, em hãy : - Nêu ý nghĩa các con số ghi dưới các thanh. - Em đoán bạn ấy đang nghe loại âm nhạc gì ? (A) (B) - Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz). - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp ( càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 60 Hạ âm là sóng âm có tần số thấp. Trước cơn bão thường có hạ âm. Hạ âm làm cho con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Một số sinh vật biển nhạy cảm với hạ âm. Vì vậy, ngừơi xưa thường dựa vào các dấu hiệu này để biết có bão. Dơi phát siêu âm để săn tìm muỗi. Ngược lại muỗi cũng rất sợ siêu âm do dơi phát ra, vì vậy người ta chế tạo các máy phát siêu âm, bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi. Thí nghiệm chứng minh độ cao âm phụ thuộc tần số. Dụng cụ: loa cũ, pin 1,5V, dây đồng, bìa cứng 5´ 10 cm Tiến hành: Quấn dây đồng trên miếng bìa cứng sao cho các vòng dây không chạm nhau. Cho thanh đồng trượt trên dây đồng. Thanh trượt càng nhanh thì loa phát ra âm càng cao Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 61 Câu 1: B; Câu 2: D ; Câu 3: Đối tượng dao động Thời gian thực hiện một dao động (giây) Số dao động trong một giây (héc) Con lắc đồng hồ 2 0,5 Hạ âm của sóng biển 0,1 10 Tiếng nói của người 0,002 500 Siêu âm 0,00004 25.000 Câu 4: Chim vỗ cánh chậm nên dao động do cánh chim phát ra là hạ âm có tần số rất thấp. Câu 5: Khi bay về tổ, tiếng vo vo của ong nghe trầm hơn. Câu 6: Muỗi vỗ cánh nhiều hơn vì tiếng “ o o “ do muỗi phát ra nghe cao hơn. Câu 7: Treble là tiếng bổng, bass là trầm, megabass là rất trầm. Tone, graphic equalizer là các nút điều chỉnh độ cao của âm. Câu 8: Các hàng chữ phía dưới là các tần số 60 Hz, 170 Hz, 310 Hz, 600 Hz, 1khz, 3 kHz, 6 kHz, 12 kHz, 14 kHz, 16 kHz. - Hình (A) cho thấy bạn ấy đang ưu tiên nghe tiếng nhạc ở tần số cao và tần số thấp. Có thể bạn đang nghe nhạc hoà tấu để nghe những âm bổng (của tiếng sáo chẳng hạn) và âm trầm (của đàn bass). - Hình (B) cho thấy bạn ấy đang ưu tiên nghe âm thanh có tần số trung bình, là tần số ứng với giọng nói, tiếng hát của con người. Như vậy, bạn ấy có thể đang thưởng thức tiếng hát của một ca sĩ nào đó.
Tài liệu đính kèm: