Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 13: Môi trường truyền âm

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 13: Môi trường truyền âm

Câu 1: Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây ?A- Chất lỏng B- Chất khíC- Chất rắn D- Chất lỏng, khí và rắn.

Câu 2: Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng :A- 340 m/s B- 2,04 km/phútC- 1224 km/giờ D- Các giá trị trên đều đúng.

Câu 3: Những môi trường nào sau đây không truyền được âm ?A- Nước sôi B- Không khí loãngC-Chân không D- Sắt ở nhiệt độ nóng chảy.

 

pdf 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 4521Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 13: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 66
 MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM 
 Âm thanh truyền đến tai qua những môi 
trường nào ? 
 Âm có thể truyền được trong chân không hay 
không ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 67 
Câu 1: Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây ? 
 A- Chất lỏng B- Chất khí 
 C- Chất rắn D- Chất lỏng, khí và rắn. 
Câu 2: Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng : 
 A- 340 m/s B- 2,04 km/phút 
 C- 1224 km/giờ D- Các giá trị trên đều đúng. 
Câu 3: Những môi trường nào sau đây không truyền được âm ? 
A- Nước sôi B- Không khí loãng 
C-Chân không D- Sắt ở nhiệt độ nóng chảy. 
Câu 4: Năm 1994, một sao chổi đã đâm vào sao Mộc gây ra một vụ nổ rất lớn. 
Ở mặt đất ta không nghe tiếng nổ vì : 
 A- Trái Đất ở rất xa sao Mộc. 
 B- Giữa Trái Đất và sao Mộc là chân không. 
 C- Âm thanh từ sao Mộc đến Trái Đất phải mất 60 năm. 
 D- Âm thanh đã bị bầu khí quyển của Trái Đất hấp thụ. 
Câu 5: Hai bạn cùng lớp đang tranh luận với nhau : 
- Âm thanh truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất khí . 
 - Âm thanh truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất lỏng. 
Dựa vào bảng vận tốc âm thanh trong một số môi trường sau đây : 
Môi trường Vận tốc (m/s) 
Không khí 340 
Gỗ 3400 
Nước 1500 
Thép 6100 
Chì 1200 
Thủy tinh 5500 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 68
Khí hiđrô 1260 
 Em có nhận xét gì về những điều mà hai bạn ấy tranh luận ? 
Câu 6 Hai bạn tranh luận với nhau : 
Bạn A: “ Tất cả vật chất đều là môi trường 
truyền âm”. 
Bạn B: “ Bông, vải, cao su không phải là môi 
trường truyền âm, vì vậy được dùng làm vật 
cách âm”. 
Theo em, bạn nào đúng ? 
Câu 7: Sau khi nhìn thấy tia chớp thì 5 giây sau 
mới nghe tiếng sấm. Nơi xảy ra sấm sét cách 
nơi đứng bao xa. Xem ánh sáng truyền đi tức 
thời. 
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường truyền 
âm được. 
- Chân không không thể truyền âm. 
 Âm thanh vang đi trong không trung và truyền 
qua mọi vật liệu dùng để xây nhà của chúng ta. 
Tuy nhiên sóng âm sẽ bị yếu khi truyền qua một 
vật cản như một bức tường dày chẳng hạn. Lớp 
kính quá mỏng sẽ không giữ được âm, nhưng hai 
lớp cửa kính được lắp dựng tách riêng ra sẽ cách 
âm hiệu quả hơn. Các vật mềm hấp thụ âm mạnh 
hơn. Vì vậy, các phòng thu âm đều không có cửa 
sổ, ngoài ra tường và trần của phòng thu âm còn 
được phủ thêm lớp vải dày được làm bần hoặc 
chất dẻo. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 69 
Để chứng minh âm thanh không truyền được 
trong chân không em có thể làm thí nghiệm sau : 
- Dùng loa nhỏ (ở các 
đồ chơi cũ) bỏ vào 
ống tiêm, hai dây nối 
ra ngoài . 
-Nối loa với nguồn 
âm. Lắp ống pít tông 
vào xi lanh, sau đó, 
bít kín ống tiêm tại 
chỗ có dây ra. Ta 
nghe âm thanh của 
loa. 
- Kéo pít tông lên, 
âm thanh giảm dần 
và một lúc nào đó 
không nghe được. 
Câu 1: D; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: B 
Câu 5: Vận tốc truyền âm trong khí hiđrô lớn hơn vận tốc truyền âm trong chì. 
Còn vận tốc truyền âm trong nước lớn hơn vận tốc truyền âm trong chì. Vậy, 
các câu kết luận trên đều sai. Vận tốc truyền âm trong chất khí phụ thuộc vào 
rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất, loại khí  
Câu 6: Ý kiến bạn A đúng. (Mọi vật đều truyền được âm, chúng khác nhau ở 
vận tốc truyền âm và độ hấp thụ âm). 
Câu 7: Nơi xảy ra sét cách nơi đứng: 5s ´ 340 m/s = 1700 m = 1,7 km. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf13- Moi truong truyen am.pdf