Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 16: Tổng kết chương II: Âm thanh

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 16: Tổng kết chương II: Âm thanh

Câu 1: Hoàn thành các câu sau :A- Âm thanh được phát ra từ các nguồn .B- của âm được đo bằng đơn vị đê-xi-ben.C- càng cao thì âm càng bổng.D- càng nhỏ thì độ to càng nhỏ.E- Giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn là dB.F- Biên độ dao động càng lớn và tần số càng nhỏ thì âm nghe càng và càng

Câu 2: Chép và sửa lại các câu sai :A- Trong cơn dông, sấm và chớp xảy ra đồng thời.B- Chỉ có siêu âm mới truyền được trong chân không.C- Nước biển là môi trường truyền âm tốt nhất.D- Khi âm dội lại từ vật chắn thì ta luôn nghe được tiếng vang.E- Một số động vật ( cá heo, dơi , hải cẩu ) có thể nghe được siêu âm.

 

pdf 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1869Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 16: Tổng kết chương II: Âm thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 78
 TỔNG KẾT CHƯƠNG II : ÂM THANH 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 79 
Câu 1: Hoàn thành các câu sau : 
 A- Âm thanh được phát ra từ các nguồn . 
 B-  của âm được đo bằng đơn vị đê-xi-ben. 
 C-  càng cao thì âm càng bổng. 
 D-  càng nhỏ thì độ to càng nhỏ. 
 E- Giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn là dB. 
 F- Biên độ dao động càng lớn và tần số càng nhỏ thì âm nghe càng 
và càng  
Câu 2: Chép và sửa lại các câu sai : 
 A- Trong cơn dông, sấm và chớp xảy ra đồng thời. 
 B- Chỉ có siêu âm mới truyền được trong chân không. 
 C- Nước biển là môi trường truyền âm tốt nhất. 
 D- Khi âm dội lại từ vật chắn thì ta luôn nghe được tiếng vang. 
 E- Một số động vật ( cá heo, dơi , hải cẩu) có thể nghe được siêu âm. 
Câu 3: Tại sao ở các bệnh viện, trường học người ta thường trồng cây xanh ? 
Câu 4: Trong luật giao thông đường bộ có yêu cầu đối với còi xe như sau : 
“ Âm thanh phát ra từ xa 100m có thể nghe thấy và phát đồng giọng”. Theo 
em, đồng giọng có nghĩa là : 
 A- Tần số không đổi. B- Vận tốc truyền âm không đổi. 
 C- Luôn phát ra âm trầm. D- Luôn phát ra âm bổng. 
Câu 5: Môi trường truyền âm tốt là môi trường âm truyền đi xa mà  (tần 
số/ biên độ) giảm rất ít. 
 Khi truyền trong một môi trường nào đó, âm bị  (hấp thụ / tăng 
cường), vì vậy,  (độ to / tần số) của âm giảm đi. 
 Thông thường vận tốc truyền âm trong chất lỏng ........ (lớn hơn / nhỏ 
hơn) trong chất rắn. 
Câu 6: Đánh dấu ´ vào ô đúng hoặc sai. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 80
 Nội dung Đúng Sai 
1 Vận tốc truyền âm tỉ lệ với tần số. 
2 Vận tốc truyền âm tỉ lệ với biên độ. 
3 Cây cối là những vật hấp thụ âm tốt. 
4 Tóc hấp thụ âm tốt. 
5 Máy bay có vận tốc lớn hơn vận tốc của âm 
thanh được gọi là máy bay siêu âm. 
6 Âm La (440Hz) của đàn bầu nghe trầm hơn 
đàn tranh. 
7 Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là 30 dB. 
Câu 7: Ở gần các mỏ đá, thông thường người ta thấy nhà cửa rung chuyển sau 
đó mới nghe tiếng nổ mìn. Tại sao vậy ? 
Câu 8: Một tiếng rít của viên phấn trên bảng, tuy nhỏ nhưng cũng làm cho em 
“gai xương sống”. Em hãy tìm trong đời sống những âm thanh có độ to không 
lớn nhưng làm em khó chịu. 
Câu 9: Em hãy cho biết các hành động nào sau đây cần tránh : 
A- Mở to máy thu thanh hoặc TV sau 22 giờ đêm. 
B- Bước nhẹ lên cầu thang. 
C- Hò hét trong bệnh viện. 
D- Nô đùa trong giờ ra chơi. 
E- Ca hát vào lúc đêm khuya. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 81 
 Những điều kì lạ của thính giác 
Âm thanh truyền đến thần kinh thính giác của ta 
qua xương sọ. Xương sọ của chúng ta cũng giống 
như hầu hết các vật rắn đàn hồi khác, truyền âm 
rất tốt, mà âm trong môi trường rắn đôi khi được 
tăng cường đến mức độ kinh người. Những tiếng 
vỡ giòn tan của kẹo giòn khi truyền qua không khí 
đến tai thì chỉ là những tiếng động nhẹ; nhưng 
cũng những tiếng vỡ giòn tan ấy, nếu truyền đến 
thần kinh thính giác qua xương sọ, thì sẽ biến 
thành những tiếng động rất lớn. 
Bạn hãy cắn giữa hai hàm 
răng chiếc vòng nhỏ ở núm 
vặn đồng hồ quả quýt, rồi 
dùng các ngón tay bịt chặt 
hai tai bạn lại : bạn sẽ 
nghe thấy tiếng đập rền 
vang dữ dội – tiếng kêu 
tích tắc đã được khuếch đại 
lên đến như thế đấy ! 
(Theo I. Pêrenman) 
Nếu bạn là người có “lỗ tai âm nhạc” và khéo 
tay, bạn có thể dễ dàng biến các chai đựng nước 
bình thường thành những nhạc cụ phát ra các âm 
thanh lí thú. Hình vẽ sau đây mô tả cách thực 
hiện bộ nhạc cụ, gọi là “ đàn chai “. Bạn hãy 
dùng 16 cái chai (loại chai đựng nước ngọt) 
giống nhau treo vào hai thanh gỗ dặt nằm ngang 
tựa vào hai cái ghế như trên hình. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 82
Đổ nước vào các chai, chai đầu đổ nước gần đầy và 
giảm dần đến chai cuối cùng. Dùng một thanh gỗ ở 
đầu có quấn vải gõ nhẹ vào các chai, bạn sẽ nghe thấy 
các âm thanh khác nhau. Điều chỉnh lượng nước trong 
các chai một cách thích hợp, bạn sẽ nhận được các âm 
thanh trầm hoặc bổng rất lí thú. 
Người xưa đã tạo ra những bộ đàn đá bằng cách đẻo 
gọt các phiến đá có kích thước khác nhau và loại nhạc 
cụ độc đáo này thường được dùng trong các lễ hội. 
Câu 1: (A) Dao động; (B) độ to; (C) tần số; (D) biên độ; (E) 70dB; (F) to, trầm. 
Câu 2: A- Ta thấy chớp xuất hiện, sau đó mới nghe thấy tiếng sấm. 
B- Âm thanh (kể cả siêu âm) không truyền được trong chân không. 
 C- Nước biển không phải là môi trường truyền âm tốt nhất. 
 D- Khi có vật phản xạ, âm phản xạ cách âm phát một khoảng thời gian 
tối thiểu là 1/15 s thì ta nghe được tiếng vang. 
Câu 3: Để chống ô nhiễm tiếng ồn. 
Câu 4: A 
Câu 5: Biên độ; hấp thu, độ to; nhỏ hơn. 
Câu 6: 1-S; 2-S; 3-Đ; 4-Đ; 5-S; 6-S; 7-S. 
Câu 7: Âm thanh truyền trong đất đến trước làm rung chuyển nhà cửa, sau đó 
mới nghe âm truyền trong không khí. 
Câu 9: A, C, E sai. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf16-TONG KET CHUONG AM THANH.pdf