Câu 1: Vật dẫn điện là vật :A- Có khả năng cho dòng điện đi qua.B- Có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động.C- Có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động.D- Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 2: Các vật nào sau đây là vật cách điện :A-Thủy tinh, cao su, gỗ. B- Sắt, đồng, nhôm.C- Nước muối, nước chanh. D- Vàng, bạc
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 104 VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Vì sao vật này lại dẫn điện còn vật khác thì không ? Không khí quanh ta có phải là môi trường cách điện không ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 105 Câu 1: Vật dẫn điện là vật : A- Có khả năng cho dòng điện đi qua. B- Có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động. C- Có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động. D- Các câu A, B, C đều đúng. Câu 2: Các vật nào sau đây là vật cách điện : A-Thủy tinh, cao su, gỗ. B- Sắt, đồng, nhôm. C- Nước muối, nước chanh. D- Vàng, bạc. Câu 3: Dòng điện trong kim loại là dòng : A- Chuyển động có hướng của các êlectrôn tự do. B- Chuyển động có hướng của các êlectrôn nằm bên trong của lớp vỏ nguyên tử C- Chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích dương. D- Chuyển động có hướng của các nguyên tử. Câu 4: Chiều dòng điện được quy ước : A- Cùng chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương. B- Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm. C- Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt êlectrôn. D- A, B, C đều đúng. Câu 5: Điền vào ô trống: Vật là vật cho dòng điện đi qua. Vật là vật không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các tự do. Bên ngoài nguồn điện, các êlectron chuyển động trong dây dẫn từ cực sang cực của nguồn. Khi đó có dòng điện đi từ cực sang cực của nguồn. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 106 Câu 6: Trong mạch điện sau đây, đèn có sáng không ? Tại sao. Hãy mắc lại mạch để đèn sáng. Câu 7: Hãy xếp các vật sau đây vào các cột dẫn điện hay cách điện : Giấy, vải, không khí, vàng, thủy tinh, nước muối, than, gỗ, cao su, sắt, thép. Vật cách điện Vật dẫn điện Câu 8: Bóng đèn nào sau đây không sáng ? Câu 9: Các êlectrôn đi qua một dây dẫn dài 12 cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của êlectrôn ra mm/s. Câu 10: Không khí có phải là môi trường cách điện không ? Tại sao đứng gần dây điện có thể nguy hiểm mặc dầu ta chưa chạm vào dây. Câu 11: Trong một mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ êlectrôn tự do. Hãy tìm số êlectrôn tự do trong : a) 0,25m3 vật dẫn điện. b) Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0,5mm và chiều dài 4m. Câu hỏi thảo luận: Một số vật dẫn điện tốt hơn các vật khác vì có chứa nhiều êlectron hơn và êlectrôn chuyển động dễ dàng hơn. Ta gọi những vật ấy có độ dẫn điện cao. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 107 Bảng sau đây sắp xếp theo thứ tự độ dẫn điện giảm dần. Dùng từ điển vật lí tìm hiểu tính chất vật lí của các vật liệu trên và trả lời : a) Dây dẫn điện thường được làm bằng các vật liệu nào ? b) Dây tóc bóng đèn được làm bằng vật liệu nào ? c) Dây chì thường được dùng trong dụng cụ nào ? Em hãy cho biết công dụng của dụng cụ đó ? d) Các hợp kim công-stan-tan, manganin, nicrôm gồm các thành phần nào? Chúng dẫn điện tốt hơn hay kém hơn các kim loại tạo thành chúng ? - Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. - Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. - Chiều của dòng điện được quy ước là ngược với chiều chuyển động của các hạt mang điện âm. Sứ, cao su, gỗ là những vật cách điện. Nhôm, sắt, đồng là những vật dẫn điện. Có một số nguyên liệu bình thường thì cách điện, nhưng ở nhiệt độ cao chúng trở nên dẫn điện. Ta gọi đó là các chất bán dẫn. Chất bán dẫn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện nay. Nhờ đó mà người ta chế tạo các linh kiện trong các máy thu thanh, ti-vi, máy tính, nhạc cụ, đồ chơi điện tử Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 108 Em hãy dùng một viên pin, một bóng đèn để kiểm tra các vật sau đây có dẫn điện hay không? - Ruột bút chì. - Ruột bút chì màu. - Một đoạn than lò. - Giấy nhôm (dùng để gói thực phẩm). Câu 1: D ; Câu 2: A ; Câu 3: A ; Câu 4: D Câu 5: dẫn điện, cách điện, êlectron, âm, dương, dương, âm. Câu 6: Không ( mạch hở do gỗ là vật cách điện); Câu 7: Vật cách điện Vật dẫn điện Giấy, vải, không khí, thủy tinh, gỗ, cao su. Vàng, nước muối, than, sắt, thép. Câu 8: A,B,C,D. Câu 9: v = 120 / 600 = 0,2 (mm/s) Câu 10: Không khí là môi trường cách điện. Tuy nhiên ở gần các đường dây cao thế thì không khí trở nên dẫn điện. Vì vậy ở gần các dường dây cao thế sẽ rất nguy hiểm vì dòng điện sẽ phóng qua không khí đi vào người. Câu 11: a) 0,25m3 = 0,25.109 mm3. Số êlectrôn chứa trong thể tích này là: 0,25.109 mm3´ 30.109 = 7,5.1018 Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 109 b) Thể tích của sợi dây: V = pr2 l = p(0,25)2. 4.103 = 785,4mm3. Số êlectrôn chứa trong thể tích này: 2,36.1013.
Tài liệu đính kèm: