Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Câu 1: Sự tỏa nhiệt khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bịnào sau đây :A- Bếp điện. B- Đèn LED (đèn điôt phát quang).C- Máy bơm nước. D- Tủ lạnh.

Câu 2: Sự phát sáng khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bịnào sau đây:A- Ấm đun nước. B- Bàn là.C- Rađiô. D- Đèn ống.

 

pdf 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 4496Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
109 
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG 
PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN 
 Tác dụng nhiệt và phát sáng của dòng điện 
có những ứng dụng gì trong đời sống và kĩ thuật ?
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
110 
Câu 1: Sự tỏa nhiệt khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị 
nào sau đây : 
 A- Bếp điện. B- Đèn LED (đèn điôt phát quang). 
 C- Máy bơm nước. D- Tủ lạnh. 
Câu 2: Sự phát sáng khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị 
nào sau đây: 
 A- Ấm đun nước. B- Bàn là. 
 C- Rađiô. D- Đèn ống. 
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây vừa có sự toả sáng và toả nhiệt khi có dòng điện 
đi qua : 
 A- Sấm sét. B- Chiếc loa. 
 C- Chuông điện. D- Máy điều hòa nhiệt độ. 
Câu 4: Nhà bác học đầu tiên trên thế 
giới chế tạo ra bóng đèn điện là : 
 A- Vôn-ta (Alessandro Volta – Nhà bác học người Ý). 
 B- Am-pe (André Marie Ampère – Nhà bác học người Pháp). 
 C- Jun (James Presscott Joule – Nhà bác học người Anh). 
 D- Ê-đi-xơn (Thomas Edison – Nhà bác học người Mỹ). 
Câu 5: Ở các ĐÈN CHIẾU (projector) thường phải gắn thêm quạt. Em hãy tìm 
hiểu tại sao ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
111 
Câu 6: Bóng đèn pin bị vỡ nhưng dây tóc không bị đứt. Nối bóng đèn này vào 
hai cực của nguồn pin. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra tiếp theo. 
Câu 7: Hãy tìm các thiết bị điện : 
 A- Phát sáng nhiều, phát nhiệt ít. 
 B- Phát sáng ít, phát nhiệt nhiều. 
 C- Vừa phát sáng, vừa phát nhiệt. 
Câu 8: Tính chất toả nhiệt của vật dẫn khi có 
dòng điện đi qua là có lợi hay có hại ? Em hãy 
nêu các thí dụ để chứng minh lập luận của em. 
Câu 9: Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc 
nào? Em hãy quan sát trong thực tế, cầu chì 
thường được mắc ở đâu ? Trên các thiết bị, làm 
thế nào nhận ra vị trí của cầu chì ? 
- Dòng điện đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn 
nóng lên và có thể phát sáng. 
- Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử 
điện và đèn LED (đèn điốt phát quang). 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
112 
Năm 1879, Ê-đi-xơn (Thomas Edison) lần đầu 
tiên chế tạo ra bóng đèn điện bằng cách cho 
dòng điện đi qua một sợi chỉ được phủ một lớp 
cacbon và đặt trong một bóng thủy tinh đã hút 
bớt không khí. Bóng đèn này hoạt động trong 
nhiều ngày. Sau đó Ê-đi-xơn và các đồng sự 
thay sợi chỉ bằng các thớ tre mỏng đốt thành 
than. Kết quả là hiệu suất của bóng đèn tăng 
lên. Ê-đi-xơn đã chế tạo ra hàng nghìn bóng 
đèn như thế. Đó là thời kì khởi đầu cho việc thắp 
sáng nhà cửa và đường phố bằng đèn điện. 
Em hãy thiết kế 
một mạch điện 
đơn giản tự động 
đóng ngắt như 
hình vẽ bên. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
113 
Câu 1: A; Câu 2: D ; Câu 3: A ; Câu 4: D 
Câu 5: Khi đèn chiếu hoạt động vừa phát sáng, vừa toả nhiệt nên cần phải có 
quạt để làm mát máy. 
Câu 6: Dây tóc bóng đèn sáng lên và nhanh chóng bị đứt. 
Câu 7: 
 A- Bóng đèn ống phát sáng nhiều, phát nhiệt ít. 
 B- Bếp điện phát nhiệt nhiều, phát sáng ít. 
 C- Đèn sấy (đèn hồng ngoại) vừa phát sáng, vừa phát nhiệt. 
Câu 8: Có lợi nếu biết cách sử dụng, có hại nếu ta không kiểm soát được. 
Câu 9: Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện 
đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị 
ngắt. Cầu chì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện) trước khi vào 
nhà, trước các thiết bị. Trên một số thiết bị có cầu chì (máy biến thế, TV ...) có 
thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy. 
Tại vị trí của chúng có ghi FUSE hoặc kí hiệu : 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf22-TAC DUNG NHIET VA PHAT SANG DONG DIEN.pdf