Bài tập ôn tập giữa học kì II môn Vật lí Lớp 7

Bài tập ôn tập giữa học kì II môn Vật lí Lớp 7

I) Trắc nghiệm

Bài 1: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì

C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thủy tinh

Bài 2: Các vật nào sau đây là vật cách điện?

A. Thủy tinh, cao su, gỗ B. Sắt, đồng, nhôm

C. Nước muối, nước chanh D. Vàng, bạc

Bài 3: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:

A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.

B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. Dịch chuyển của các electron.

D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.

 

docx 2 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập giữa học kì II môn Vật lí Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ÔN VẬT LÝ GIỮA KÌ II
I) Trắc nghiệm
Bài 1: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô        	B. Một đoạn ruột bút chì	
C. Một đoạn dây nhựa        	D. Thanh thủy tinh
Bài 2: Các vật nào sau đây là vật cách điện?
A. Thủy tinh, cao su, gỗ        	B. Sắt, đồng, nhôm	
C. Nước muối, nước chanh        	D. Vàng, bạc
Bài 3: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. Dịch chuyển của các electron.
D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
Câu 4:Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
A. Cọ xát vật        	B. Nhúng vật vào nước đá	
C. Cho chạm vào nam châm        	D. Nung nóng vật
Câu 5: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.	
B. Hạt nhân không mang điện tích.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.
Câu 6: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. vật b và c có điện tích cùng dấu	B. vật b và d có điện tích cùng dấu
C. vật a và c có điện tích cùng dấu	D. vật a và d có điện tích trái dấu
Bài 7: : Dòng điện là:
A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.	B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.
C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.	D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.
Bài 8: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy       	B. Acquy       	C. Bếp lửa        	D. Đèn pin
Bài 9: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Nồi cơm điện         	B. Quạt điện	
C. Máy thu hình (tivi)   	D. Máy bơm nước
Bài 10: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A. Tác dụng sinh lí của dòng điện	B. Tác dụng hóa học của dòng điện
C. Tác dụng từ của dòng điện	D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
Bài 11: : Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?
A. Từ và hóa học	B. Quang và hóa học	C. Từ và nhiệt	D. Từ và quang
Bài 12: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
A. Chạy điện khi châm cứu.	B. Chụp X – quang	C. Đo điện não đồ	D. Đo huyết áp
II. Tự luận 
Câu 13.  Em hãy giải thích nghịch lí sau đây: - Càng lau chùi bàn ghế thì càng dễ bám nhiều bụi bẩn
- Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng
Câu 14: a) Chất dẫn điện và Chất cách điện là gì?
 b) Vào hôm trời mưa bão, dây điện bị đứt, một người đi chân đất lại gần chỗ dây điện bị đứt thì bị điện giật. Hãy giải thích và nêu cách phòng tránh
Câu 15.  Vẽ và xác định chiều dòng điện trong mạch điện sau: Nguồn điện 2 pin, 2 công tắc, 2 bóng đèn. Biết mỗi công tắc điều khiển một bóng đèn sao cho một bóng sáng và một bóng tắt. 
Câu 16: (2,0đ) Kể tên các tác dụng của dòng điện một chiều? Cho ví dụ ứng dụng các tác dụng vào cuộc sống
TRẢ LỜI TỰ LUẬN: 
C13: Càng lau chùi bàn ghế, thì bàn ghế càng bị nhiễm điện do ma sát với miếng giẻ. Vì vậy, bàn ghế càng có khả năng hút bụi
Càng chải tóc, tóc bị nhiễm điện do ma sát với lược. Vì vậy, các sợi tóc đẩy lẫn nhau khiến tóc dựng đứng
C14: 
A,
-- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
B,
Do trời mưa, nền bị dính nước, và truyền điện đến chân người, nên người sẽ bị giật.
Cách phòng tránh: Đi ủng để cách điện.
C15:
C16: Các tác dụng của dòng điện một chiều
1. tác dụng nhiệt: dây dẫn có dòng điện chạy qua bị nóng lên ;bàn ủi 
2. tác dụng phát sáng: bóng đèn điôt ; dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện làm nó sáng lên
3. tác dụng từ: chuông đồng hồ ; dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non làm cho nó hút được các vật bằng sắt thép
4. tác dụng hóa học: mạ kim loại ;dòng điện chạy qua dd đồng sunfat làm cho thỏi than nối với cực âm bị bám một lớp đồng
5. tác dụng sinh lí: máy kích tim ;dòng điện chạy qua cơ thể người làm tim ngừng đập, cơ co giật...

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_7.docx