* Thực trạng:
- Nhằm giúp học sinh lớp bảy hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong các ngành động vật từ ngành đầu đến ngành cuối, đặc biệt là các con vật mà mình đã học hoặc đã gặp nó thuộc ngành nào, lớp nào mà các em không bị nhầm lẫn.
- Các em ở thôn quê nên việc học tập không được cha mẹ quan tâm cho lắm, các em không có phương pháp học tập thích hợp đa số các em học thuộc lòng để trả bài cho thầy cô. Sau đó các em quên đi mà không có nhớ gì cả, thậm chí các em không nhớ những con vật mà mình thường gặp thuộc ngành nào lớp nào, và họ hàng giữa chúng với nhau ra sao.
- Được phân công giảng dạy nhiều năm môn sinh học lớp bảy, tôi đã thực hiện được sơ đồ trực quan cây phát sinh giới động vật bằng hệ thống đèn điện tử nhiều màu, giúp học sinh hứng thú trong học tập, các em nhớ dai và khắc sâu kiến thức lâu hơn.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH HỌC LỚP BẢY: “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN, NHẰM CỦNG CỐ LẠI KIẾN THỨC CHO HỌC SINH, TRONG CÁC NGÀNH ĐỘNG VẬT HỌC Ở LỚP BẢY ” A. ĐẶT VẤN ĐỀ. * Thực trạng: - Nhằm giúp học sinh lớp bảy hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong các ngành động vật từ ngành đầu đến ngành cuối, đặc biệt là các con vật mà mình đã học hoặc đã gặp nó thuộc ngành nào, lớp nào mà các em không bị nhầm lẫn. - Các em ở thôn quê nên việc học tập không được cha mẹ quan tâm cho lắm, các em không có phương pháp học tập thích hợp đa số các em học thuộc lòng để trả bài cho thầy cô. Sau đó các em quên đi mà không có nhớ gì cả, thậm chí các em không nhớ những con vật mà mình thường gặp thuộc ngành nào lớp nào, và họ hàng giữa chúng với nhau ra sao. - Được phân công giảng dạy nhiều năm môn sinh học lớp bảy, tôi đã thực hiện được sơ đồ trực quan cây phát sinh giới động vật bằng hệ thống đèn điện tử nhiều màu, giúp học sinh hứng thú trong học tập, các em nhớ dai và khắc sâu kiến thức lâu hơn. * Ưu điểm: - Phần lớn giáo viên đều biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Giáo viên hướng dẫn thao tác dễ dàng trên đồ dùng bằng cách bật tắc con tắc trên đồ dùng đã làm. - Học sinh cũng có thể thực hiện và tìm hiểu trên thiết bị sau khi học xong. - Gây sự hứng thú cho các em trong lúc học tập. * Hạn chế: - Nếu đang dạy mà bị cúp điện thì không thực hiện được. - Số tiền đầu tư cho đồ dùng khá cao. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1/ Mục đích của chuyên đề: - Nhằm giúp giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh một cách có hệ thống từ ngành thấp nhất dần dần đến ngành cao nhất. - Nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức, từ ngành động vật nguyên sinh, đến ngành động vật không xương sống, đến ngành động vật có xương sống. - Qua sơ đồ cây phát sinh giới động vật còn giúp các em biết được cơ bản những động vật thường gặp thuộc ngành nào, lớp nào, chúng có nguồn gốc, số lượng, quan hệ họ hàng với nhau như thế nào. - Thông qua sự dẫn dắt của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi giúp các em nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức hơn, biết được nhiều con vật ở nhiều ngành, nhiều lớp hơn. 2/ Nội dung chuyên đề: - Khi dạy đến bài “cây phát sinh giới động vật” hoặc đến phần ôn tập có liên quan thì chúng ta có thể sử dụng đồ dùng dạy học này. - Giới thiệu đồ dùng là sơ đồ cây phát sinh giới động được làm thêm hệ thống đèn điện tử nhiều màu cho các em quan sát. - Tiến hành các bước để thực hiện đồ dùng dạy học như sau: - Mỗi một thao tác có thể chờ khoảng 1 phút để hệ thống đèn led kịp có thời gian hoạt động. - Bước 1: gọi 1 học sinh bật con tắc số 1 (Ngành động vật nguyên sinh). + Thì đèn led sáng lên ở nhánh này (trùng biến hình, trùng roi xanh, trùng giày). + Các em chú ý quan sát, có thể kêu 1 vài em nhắc lại tên những con vật thuộc ngành này. TRÙNG BIẾN HÌNH TRÙNG ROI XANH TRÙNG GIẦY - Bước 2: gọi 1 học sinh tắc số 1, bật con tắc số 2 (Ngành ruột khoang). + Thì đèn led sáng lên ở nhánh này (thuỷ tức). + Các em chú ý quan sát, có thể kêu 1 vài em nhắc lại tên những con vật thuộc ngành này. - Bước 3: gọi 1 học sinh tắc số 2, bật con tắc số 3 (Ngành giun dẹp). + Thì đèn led sáng lên ở nhánh này (sán lá gan, sán lá máu, sán dây). + Các em chú ý quan sát, có thể kêu 1 vài em nhắc lại tên những con vật thuộc ngành này. SÁN LÁ GAN SÁN DÂY SÁN LÁ MÁU - Bước 4: gọi 1 học sinh tắc số 3, bật con tắc số 4 (Ngành giun tròn). + Thì đèn led sáng lên ở nhánh này (giun đũa). + Các em chú ý quan sát, có thể kêu 1 vài em nhắc lại tên những con vật thuộc ngành này. GIUN ĐŨA - Bước 5: gọi 1 học sinh tắc số 4, bật con tắc số 5 (Ngành giun đốt). + Thì đèn led sáng lên ở nhánh này (giun đất, con rết). + Các em chú ý quan sát, có thể kêu 1 vài em nhắc lại tên những con vật thuộc ngành này. GIUN ĐẤT - Bước 6: gọi 1 học sinh tắc số 5, bật con tắc số 6 (Ngành thân mềm). + Thì đèn led sáng lên ở nhánh này (trai sông, ốc sên). + Các em chú ý quan sát, có thể kêu 1 vài em nhắc lại tên những con vật thuộc ngành này. ỐC SÊN TRAI SÔNG - Bước 7: gọi 1 học sinh tắc số 6, bật con tắc số 7 (Ngành chân khớp). + Thì đèn led sáng lên ở nhánh này (tôm sông, châu chấu, nhện). + Các em chú ý quan sát, có thể kêu 1 vài em nhắc lại tên những con vật thuộc ngành này. TÔM SÔNG CHÂU CHẤU CON NHỆN - Bước 8: gọi 1 học sinh tắc số 7, bật con tắc số 8 (Ngành động vật có xương sống). + Thì đèn led sáng lên ở nhánh này (cá, ếch, thằn lằn, chim, thú). + Các em chú ý quan sát, có thể kêu 1 vài em nhắc lại tên những con vật thuộc ngành này. CÁ CHÉP ẾCH ĐỒNG THẰN LẮN BÓNG ĐUÔI DÀI CHIM BỒ CÂU THỎ NHÀ 4/ Tiểu kết: Sau khi tôi biểu diễn cho học sinh quan sát, thấy các em rất thích thú trong học tập, các em khắc sâu kiến thức hơn, nhớ lâu hơn, qua các câu hỏi của giáo viên. Qua sơ đồ giáo viên tóm lại cho các em biết, cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: cá, bò sát, chim, thú có mối quan hệ gần với nhau hơn so với quan hệ họ hàng của chúng với giáp xác, nhện và sâu bọ. *Thao tác trên đồ dùng: thực hành kết hợp trình chiếu 5/ Khả năng áp dụng của Chuyên đề: Tôi thiết nghĩ, chuyên đề trên có thể được áp dụng rộng rãi trong môn sinh học lớp 7 ở tất cả các trường THCS, vì nó có nhiều ưu điểm, không đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giảng dạy và nhận được những phản ứng rất tích cực của học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần linh hoạt chủ động khi áp dụng, dự trù tình huống khi xảy ra cúp điện thì hiệu quả sẽ không như ý muốn. 6/ Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng chuyên đề: * Đối với học sinh - Rất hứng thú với môn học, tích cực tham gia trong quá trình tìm tòi kiến thức - Có được những kiến thức cơ bản cho bản thân. - Sau khi học xong các em có thể thao tác trên đồ dùng, giúp các em có ấn tượng sâu sắc, thiện cảm với đồ dùng, giúp các em xác định được vị trí, họ hàng các con vật mà mình đã được học trong các ngành động vật ở lớp 7. * Đối với giáo viên - Khai thác triệt để đồ dùng dạy học tự làm, có sự hỗ trợ của ngành điện tử, bằng đèn led nhiều màu sắc, hấp dẫn các em. - Gây sự hứng thú học tập cho các em. - Kết quả khảo sát học sinh về các kĩ năng gợi nhớ thực tế khá cao. * Câu hỏi khảo sát Câu 1: Nhìn vào sơ đồ cây phát sinh giới động vật, em hãy chọn câu trả lời đúng nhất. a/ Sán lá gan có họ hàng gần với Thuỷ tức. b/ Ốc sên có họ hàng gần với Thuỷ tức. c/ Giun đất có họ hàng gần với Thuỷ tức. d/ Tôm sông có họ hàng gần với Thuỷ tức. Câu 2: Tại sao cùng Ngành chân khớp mà người lại tô màu cho con châu chấu rộng và lớn hơn? Câu 3: Em hãy sắp xếp những động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống, và những động vật nào thuộc ngành động vật có xương sống: sứa, thuỷ tức, cá, thỏ, sán lá gan, chim, tôm sông, ốc sên, thằn lằn bóng đuôi dài, châu chấu, giun đất, ếch. Câu 4: Lớp chim và lớp thú có nguồn gốc gần với lớp nào sau đây (lớp lưỡng cư hay với lớp bò sát)? Câu 5: Em hãy cho nhận xét về các nhánh của ngành động vật có xương sống? Những động vật nào có cùng một nhánh? Những động vật nào khác nhánh? Câu 6: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn? * Kết quả khảo sát + Chọn ra 4 lớp bảy để khảo sát: Lớp bảy 1: sĩ số 40 Lớp bảy 2: sĩ số 39 Lớp bảy 3: sĩ số 38 Lớp bảy 4: sĩ số 37 Tổng số học sinh: 154 + Kết quả: Tổng số hs Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đúng % Đúng % Đúng % Đúng % Đúng % Đúng % 154 154 100% 154 100% 154 100% 154 97,5% 154 98,3% 154 100% Qua kết quả trên cho thấy, học sinh nắm vững kiến thức, có sự hiểu biết về những vị trí, quan hệ họ hàng với nhau, giữa các ngành động vật, được đề cập trong sinh học 7, đặc biệt ở câu 4, câu 5, câu 6 cho thấy học sinh có vận dụng kiến thức mà các em đã tìm hiểu được trên mạng internet, trên đài truyền hình... C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Trên đây là tóm lược BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH HỌC LỚP BẢY: “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN, NHẰM CỦNG CỐ LẠI KIẾN THỨC CHO HỌC SINH, TRONG CÁC NGÀNH ĐỘNG VẬT HỌC Ở LỚP BẢY ”, rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người báo cáo Phan Thanh Hải
Tài liệu đính kèm: