Báo cáo phương pháp dạy tiết Luyện tập Hình học 7 đạt hiệu quả cao

Báo cáo phương pháp dạy tiết Luyện tập Hình học 7 đạt hiệu quả cao

Báo cáo phương pháp dạy tiết Luyện tập Hình học 7

đạt hiệu quả cao

Thực hiện nghị quyết của Đảng, chủ trương của Bộ giáo dục đào tạo về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục, năm 2008 tiếp tục được thực hiện giáo trình mới nhằm nâng cao tính thực tiễn, tính sư phạm trong giáo dục. Tạo điều kiện để học sinh được luyện tập, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng toán học vào đời sống thực tế cũng như trong các môn học khác.

Học sinh khối 7 của trường đứng trước một khối lượng kiến thức lớn, với phương pháp giảng dạy đòi hỏi khả năng tư duy cao trong học tập không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Hơn nữa do điều kiện còn nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế xã hội như: cơ sở hạ tầng còn chưa cao, kinh tế chưa phát triển đều,

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo phương pháp dạy tiết Luyện tập Hình học 7 đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Phương pháp dạy tiết luyện tập 
Hình học 7 có hiệu quả
Giáo viên: 
Báo cáo phương pháp dạy tiết Luyện tập Hình học 7
đạt hiệu quả cao
Thực hiện nghị quyết của Đảng, chủ trương của Bộ giáo dục đào tạo về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục, năm 2008 tiếp tục được thực hiện giáo trình mới nhằm nâng cao tính thực tiễn, tính sư phạm trong giáo dục. Tạo điều kiện để học sinh được luyện tập, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng toán học vào đời sống thực tế cũng như trong các môn học khác.
Học sinh khối 7 của trường đứng trước một khối lượng kiến thức lớn, với phương pháp giảng dạy đòi hỏi khả năng tư duy cao trong học tập không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Hơn nữa do điều kiện còn nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế xã hội như: cơ sở hạ tầng còn chưa cao, kinh tế chưa phát triển đều,
Do yêu cầu của năm học 2008- 2009 đưa công nghệ thông tin vào dạy học, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, mà mục tiêu trước mắt là giúp các em nhanh chóng tiếp thu những kiến thức qua các bài giảng. Yêu cầu trước mắt đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng nâng cao tính tích cực, vì học sinh thân yêu, nghiên cứu tìm ra những phương pháp giảng dạy có hiệu quả để giúp các em nhanh chóng làm quen và tiếp thu được kiến thức theo yêu cầu của giáo trình.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin mạnh dạn trình bày một số nội dung để các đồng chí tham khảo và cho ý kiến đóng góp bổ sung hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường chúng ta.
Trước hết nói về vị trí: Tiết Luyện tập toán ở cấp THCS có vị trí hết sức quan trọng. Nếu tiết học lý thuyết cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản ban đầu thì tiết Luyện tập có tác dụng hoàn thiện kiến thức cơ bản và nâng cao kiến thức trong chừng mực có thể. Làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những kiến thức đã học. Đặc biệt trong tiết Luyện tập học sinh có điều kiện thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kĩ năng tính toán và các thao tác tư duy, phát triển kĩ năng sáng tạo.
Mục tiêu của tiết Luyện tập:
Về kiến thức:
Củng cố và khắc sâu kiến thức đối với phần lý thuyết của tiết học trước, thông qua hệ thống các bài tập trong SGK, sách bài tập hoặc các bài tập do giáo viên đưa ra đã được sắp xếp, chọn lọc hợp lý theo kế hoạch lên lớp.
Về kĩ năng:
 Giúp học sinh hình thành kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải toán.
Rèn luyện kĩ năng tính toán, một số thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán dựa trên cơ sở nội dung kiến thức toán học phù hợp với trình độ tiếp thu của đa số học sinh. Thông qua các bài tập hình thành kĩ năng thực tiễn cuộc sống và học tập.
Thái độ và tư duy:
Rèn cho học sinh nề nếp làm việc, có tính khoa học, tích cực chủ động và sáng tạo, phương pháp từ duy cùng các phương pháp cần thiết.
Các phương pháp giảng dạy thích hợp:
(Với môn Toán 7 nói chung và tiết Luyện tập Hình nói riêng)
Với hướng đổi mới của phương pháp dạy mới là: tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành xây dựng cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn luyện kĩ năng tính toán, vận dụng vào thực tiễn.
Tác động đến lý trí và tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho học sinh.
Trong quá trình dạy học Toán 7 giáo viên nên sử dụng 2 phương pháp dạy học sau:
Dạy bằng cách đặt và giải quyết vấn đề.
Dạy hợp tác trong các nhóm nhỏ.
Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
Giáo viên :
1, Nghiên cứu tài liệu :
Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà học sinh được học trong các các nội dung bài giảng, phải xác định rõ kiến thức cơ bản và trọng tâm, kiến thức nâng cao hoặc mở rộng.
Nghiên cứu các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và chỉ ra các yêu cầu sau :
Cách giải từng bài toán như thế nào.
Có bao nhiêu cách giải bài toán này.
Cách giải nào là cách giải thường gặp, cách giải nào là cơ bản.
ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì.
Mục đích và tác dụng của từng bài toán này như thế nào.
Nghiên cứu sách tham khảo (Sách giáo viên, sách thiết kế)
2, Bài soạn:
Cần nghiên cứu kĩ các tài liệu mới, tập trung xây dựng tiết Luyện tập, và phương pháp luyện tập cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình được phân công giảng dạy.
3, Đồ dùng dạy học:
Thước thẳng, bảng phụ, ê ke, máy tính, phiếu học tập,
Học sinh:
Để học tốt tiết Luyện tập học sinh cần làm một số nhiệm vụ sau:
Ôn tập kĩ lý thuyết mà tiết Luyện tập đề cập tới (Giáo viên đã hướng dẫn về nhà ở tiết học trước)
Làm hết các bài tập mà giáo viên giao về nhà ở tiết học trước và chất lượng cao.
Chuẩn bị đồ dùng học tập: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở bài tập, thước thẳng,com pa, ê ke, thước đo góc, máy tính,
IV, Cấu trúc nội dung của tiết Luyện tập hình học 7:
Kiến thức cơ bản:
Yêu cầu HS nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học(định nghĩa, tính chất, cách chứng minh) sau đó giáo viên có thể mở rộng phần lý thuyết trong chừng mực có thể (thông qua phần kiểm tra miệng đầu tiết học). Sau đó giáo viên chốt lại và ghi nội dung ở góc bảng hoặc treo bảng phụ.
Bài tập:
+ Chữa bài tập:
Cho HS trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên đã quy định nhằm kiểm tra việc vận dụng các lý thuyết trong việc giải các bài toán của học sinh.
Sau khi đã cho HS của lớp nhận xét ưu, khuyết điểm trong cách giải, đánh giá đúng sai hoặc đưa ra cách giải ngắn gọn hơn giáo viên cần chốt lại theo nội dung sau:
Phân tích rõ những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó (nếu có)
Khẳng định lại những chỗ làm đúng, làm tốt của HS để động viên.
Đưa ra những cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn hoặc vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt hơn để giải toán (nếu có thể được).
+ Bài tập luyện tập:
Giáo viên cho HS làm một số bài mới (có trong hệ thống tiết luyện tập mà học sinh chưa làm, hoặc do giáo viên biên soạn theo yêu cầu của tiết luyện tập) nhằm đạt được:
Kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh ở phần lý thuyết mở rộng hoặc kiến thức sâu hơn mà giáo viên đưa ra trong tiết luyện tập ở đầu giờ học.
Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ: rèn luyện tính linh hoạt, sáng tạo qua các cách chứng minh khác nhau của mỗi bài toán, tính thuận nghịch của tư duy
Khắc sâu và hoàn thiện phần lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính thiết thực.
Một số chú ý trong phần này:
Trong phần này giáo viên cần nêu cho học sinh luyện tập theo các dạng nếu có thể (không phải tiết luyện tập nào cũng có thể luyện tập theo các dạng).
Ưu điểm của phương pháp dạy theo dạng là :
Qua mỗi dạng giáo viên chốt lại phương pháp giải cho học sinh, giúp học sinh khi giảI những bài tập thuộc các dạng mà các em đã được luyện tập thì các em biết ngay phương pháp giải các bài tập đó.
Nhược điểm:
Thứ tự các bài tập bị lộn xộn.
Phương pháp:
ở mỗi tiết luyện tập giáo viên sử dụng phương pháp dạy học: hợp tác trong nhóm nhỏ (sinh hoạt nhóm) có thể làm theo nhiều cách nhưng theo tôi nên sử dụng phương pháp in thành nhiều phiếu học tập của học sinh, phát cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm từ 2-3 em thảo luận, sau đó một em nhóm trưởng ghi kết quả vài phiếu, giáo viên thu phiếu học tập của từng nhóm và chấm điểm:
Cho từng nhóm (em đại diện) trả lời các nội dung được giao.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến, giáo viên là trọng tài để các nhóm đóng góp hoàn thiện nội dung kiến thức hoặc bài tập đưa ra.
Cuối cùng giáo viên nhận xét đánh giá kết quả từng nhóm.
Còn phương pháp dùng bảng nhóm để HS sinh hoạt nhóm thì với điều kiện của trường ta (còn thiếu bảng nhóm) giáo viên không nên sử dụng phương pháp này.
Đối với các bài toán chứng minh giáo viên nên cho HS đọc đề bài, giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì, yêu cầu làm gìtức là giáo viên cùng học sinh viết giả thiết, kết luận.
Giáo viên ghi (hoặc học sinh ghi) tóm tắt đề bài lên bảng từ đó sẽ giúp học sinh nhanh chóng tìm ra cách giải của bài toán.
Trong các tiết Luyện tập giáo viên nên đưa ra một số bài giải mẫu cho học sinh (có thể trình bày trên bảng phụ hoặc ghi trực tiếp lên bảng) vì đối với HS lớp 7 các em mới được làm quen với môn học này.
Khi tiến hành dạy học giải bài tập tiến hành theo 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề bài.
Bước 2 : Tìm cách giải.
Bước 3 : Trình bày lời giải.
Bước 4 : Kiểm tra lời giải, nghiên cứu sâu lời giải. 
Đối với dạng toán chứng minh giáo viên nên dùng sơ đồ phân tích đi lên:
Ví dụ: Bài 66 tr.106 SBT:
Cho D ABC có A = 60o. Các tia phân giác của các góc B; C cắt nhau ở I và cắt AC; AB theo thứ tự ở D; E. Chứng minh rằng ID = IE
GV cùng HS vẽ hình, phân tích đề bài, sau đó hướng dẫn HS chứng minh miệng.
Để chứng minh ID = IE ta có thể đưa về chứng minh 2 tam giác nào bằng nhau không? 
GV gợi ý: Hãy đọc hướng dẫn của SGK.
GV : Hướng dẫn HS phân tích.
Kẻ phân giác IK của góc BIC
ò
I1 = I2
ò
Tìm cách chứng minh I3 = I1 và I4 = I2
ò
D IEB = D IKB và D IDC = D IKC
ò
IE =IK và ID = IK
ò
 IE = ID
Qua một năm trực tiếp giảng dạy, áp dụng các kiến thức đã học từ lớp bồi dưỡng giáo viên, kinh nghiệm của đồng nghiệp, được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, tổ tự nhiên cùng các em học sinh. Bản thân tôi đã đạt được một số kết quả sau:
Đa số các em học sinh tiếp thu bài giảng một cách thoải mái, tự tin và thật sự có hứng thú trong học tập.
Các em nắm bài và hiểu bài ngay tại lớp, đồng thời có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán cô giáo đặt ra tại lớp cũng như giao về nhà.
Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh không ngừng được củng cố và phát triển, các em thực sự thoải mái, tin tưởng giáo viên, sẵn sàng hỏi và nhờ giáo viên giải đáp những vướng mắc trong học tập.
Bản thân giáo viên với yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy, đã tích cực học hỏi, nghiên cứu tìm tòi và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình lên lớp do vậy năng lực chuyên môn đã được nâng lên một mức mới.
V, Dạy minh họa:
Tiết 29 : Luyện tập hình học lớp 7 : 
Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
 Người viết:

Tài liệu đính kèm:

  • docchuen de luyen tap toan 7.doc