Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.

Câu 1: Chùm ca dao nào thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người?

A. Những câu hát về tình cảm gia đình.

B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

C. Những câu hát than thân.

D. Những câu hát châm biếm.

Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng giá trị nghệ thuật của bài thơ "Bạn đến chơi nhà"- Nguyễn Khuyến?

A. Ngôn ngữ thơ trang nhã, dùng nhiều điển tích, điển cố.

B. Ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu hóm hỉnh, đùa vui.

C. Thể thơ Đường luật, hình tượng thơ đa nghĩa.

D. Giọng điệu dõng dạc, hùng hồn.

 

doc 16 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 51Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VĂN LỚP 7 NĂM 2019
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.
Câu 1: Chùm ca dao nào thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người?
Những câu hát về tình cảm gia đình.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Những câu hát than thân.
Những câu hát châm biếm.
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng giá trị nghệ thuật của bài thơ "Bạn đến chơi nhà"- Nguyễn Khuyến?
A. Ngôn ngữ thơ trang nhã, dùng nhiều điển tích, điển cố.
B. Ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu hóm hỉnh, đùa vui...
C. Thể thơ Đường luật, hình tượng thơ đa nghĩa.
D. Giọng điệu dõng dạc, hùng hồn.
Câu 3: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.....  đúng hay sai?
A. Đúng                      B. Sai
Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao.nước, nước mànon
A. xa- gần                      B. đi – về 
C. nhớ - quên                D. cao – thấp.
Câu 5: Từ HánViệt nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ?
A. sơn hà                       B. Nam đế cư
C. Nam quốc                  D. thiên thư
Câu 6: Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống cho phù hợp với đoạn văn sau:
" Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm.Vừa thương vừa ăn năn tội mình. tôi không trêu chị Cốc đâu đến nỗi Choắt việc gì.
(TôHoài)
A. Giá .....thì  
B. Nếu.....thì
C. Vì ......nên   
D. Đáng lẽ.....thì
Câu 7: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là những từ láy ?
A. Mặt mũi; xanh xao; tốt tươi.   
B. Tóc tai, râu ria, đo đỏ
C. Xám xịt; thăm thẳm, núi non 
D. Xám xịt; đo đỏ
Câu 8: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ“ Thi nhân” ?
 A. Nhà văn                 B. Nhà thơ 
C. Nhà báo                  D. Nghệ sĩ.
II. Tự luận (8 điểm):
Câu 1: (1.0 điểm)
Chép tiếp các câu sau để hoàn thành bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác giả của bài thơ là ai?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
.
Câu 2: (1.0 điểm)
Nêu ý nghĩa của văn bản Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.
Câu 3: (1.0 điểm)
Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Câu 3: (5.0 điểm)
Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
7
8
C
B
A
C
A
A
D
B

II. Tự luận
Câu 1.
- Chép thơ:
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta!
- Tác giả: Nguyễn Khuyến.
Câu 2.
Bài thơ là sự cảm mến và trân trọng trước tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác đối với dân, với nước.
Câu 3.
Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp: Tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quý giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy
Câu 4
1. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu về người thầy (người cô), lí do em viết về người thầy (người cô) ấy.
2. Thân bài: (4,0 điểm)
Những cảm xúc, đánh giá, nhận xét của bản thân về người thầy (người cô):
- Hình dáng, lời nói, cử chỉ... của người thầy (người cô) để lại trong em nhiều ấn tượng.
- Những việc làm, hành động đáng nhớ của người thầy (người cô) ấy.
- Thái độ cư xử của người thầy (người cô) với mọi người, với bản thân làm em cảm phục, quý mến,...
- Những việc em đã làm hoặc định làm đối với người thầy (người cô) để thể hiện lòng biết ơn.
3. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định tình cảm, thái độ của em đối với người thầy (người cô).
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm: (2đ) Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng nhất.	
Câu 1: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về ca dao, dân ca?
A. Là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người
B. Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc; dân ca là lời thơ của ca dao
C. Thường sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể
D. Lặp lại(lặp lại câu mở đầu, hình ảnh, ngôn ngữ) là đặc trưng của ca dao, dân ca.
Câu 2: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa”  của Xuân Quỳnh là gì?
A. Tiếng gà trưa
B. Quả trứng hồng 
C. Người bà    
D. Người chiến sĩ
Câu 3: Ai là tác giả của văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”?
Vũ Bằng 
Xuân Quỳnh 
Minh Hương 
D. Thạch Lam 
Câu 4: Yếu tố “Thiên” nào sau đây không đồng nghĩa với các yếu tố còn lại ?
A. Thiên đình.	B. Thiên tử.	C. Thiên thư.	 D. Thiên niên kỉ. 
Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây là thành ngữ Hán Việt?
Nửa tin nửa ngờ. B. Thập tử nhất sinh.
Ngày lành tháng tốt. D. Nước đổ đầu vịt.
Câu 6: Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu: “Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn”
	A. Dùng lối nói lái.	B. Dùng từ trái nghĩa.
C. Dùng từ đồng âm.	D. Dùng cách điệp âm.
Câu 7: Thế nào là một văn bản biểu cảm?
Văn bản kể lại một câu chuyện cảm động.
Văn bản bàn luận về một vấn đề của đời sống.
 Văn bản bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi dậy sự đồng cảm của người đọc
Gồm A và B.
Câu 8: Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm?
Tái hiện sự vật và kể việc.
Làm giá đỡ, làm nền cho tình cảm, cảm xúc.
Giúp thể hiện một ý nghĩa nào đó của cuộc sống. 
Cả A, B và C.
II. Tự luận (7đ)
Bài 1 (4 điểm):
a. Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học:
" Cháu chiến đấu hôm nay
....................................... "
b. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai?
c. Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên. Viết đoạn văn ngắn từ 7 - 9 câu phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó.
Bài 2 (4 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về Bác bảo vệ dưới mái trường mà em yêu quý.
................................ Hết ................................
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,25đ
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
B
A
D
D
B
A
C
B

II. Tự luận: Đáp án và thang điểm cụ thể
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. - Học sinh chép đúng khổ thơ
1 đ
b. - Khổ thơ nằm trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh 
 - Nhân vật trữ tình là Người cháu – anh chiến sĩ.(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
c. Hình thức: Triển khai thành đoạn văn từ 7 – 9 câu.
HS xác định đúng các điệp ngữ : từ “ vì” điệp 4 lần. 
- Tác dụng: Điệp từ “ vì” trong khổ thơ khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị. Cháu chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. 

(0,5đ)
(1,5đ)
2 

- Viết thành bài văn, bố cục hoàn chỉnh: 
- Nội dung: Nêu được cảm nghĩ của bản thân về bác bảo vệ trường mà em yêu quý: đó có thể là một bác bảo vệ cụ thể, em đã gắn bó trong những tháng ngày đi học. Qua đó, phát biểu cảm nghĩ về những đóng góp của những con người và công việc thầm lặng... 
Không lạc sang diễn xuôi thơ, hoặc phân tích bài thơ.
1đ
Hs có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo những ý sau đây:
 a. Mở bài: Giới thiệu được bác bảo vệ và ấn tượng chung về công việc, con người của bác. 
0,5đ
 b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó.
Biểu cảm về một vài đặc điểm ngoại hình, tính tình (nét tiêu biểu) để từ đó bộc lộ tình cảm yêu quý, gắn bó, khâm phục (HS có thể vận dụng cách lập ý: Quan sát, suy ngẫm)
Biểu cảm về những kỉ niệm sâu sắc của em với bác bảo vệ(Hiểu rõ hơn, yêu quý, khâm phục hơn  (Hs có thể vận dụng cách lập ý: Hồi tưởng quá khứ..)
Biểu cảm về công việc hàng ngày của bác bảo vệ: Đối với ngôi trường, với mọi người, với riêng bản thân em( Quan trọng thế nào? Vai trò của bác ra sao?...(Có thể tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước hoặc vận dụng cách lập ý Từ hiện tại hướng về tương lai để bộc lộ cảm xúc Từ đó, nêu suy nghĩ về công việc thầm lặng mà vô cùng ý nghĩa của bác bảo vệ nói riêng và của mọi người nói chung)
0,75đ
0,5đ
0,75đ
 c. Kết bài: 
- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với bác bảo vệ.
- Liên hệ bản thân (nếu có)
0,5đ



ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3 điểm)
 Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
a. Em hãy cho biết đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả? Em hãy chép phần còn lại để hoàn thành bài thơ.
b. Em hãy tìm một từ ghép trong bài thơ và cho biết đó là loại từ ghép gì? 
c. Bài thơ “Sông núi nước Nam” mang đến cho em những nhận thức, tình cảm gì?
Câu 2: (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một bài ca dao chủ đề châm biếm mà em thích.
Câu 3: (5 điểm) Trong xã hội hiện đại ngày nay chúng ta cũng không thể phủ nhận mỗi khi quá căng thẳng với cuộc sống thường nhật, khi tóc đã ngả hai màu sương khói, khi bên kia bia đá thời gian đã gõ nhịp không đều vẫn có một chốn bình yên để chúng ta tìm về. Đó là quê hương với lũy tre làng.
(Tiểu luận Cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam của Khoa Tâm lý học trường Đại học quốc gia Hà Nội)
Em hãy nêu cảm nghĩ về cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam
Em hãy nêu cảm  HẾT.
ĐÁP ÁN
Đáp án
Điểm
Câu 1
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
a. Em hãy cho biết đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả? 
 Em hãy chép phần còn lại để hoàn thành bài thơ.
b. Em hãy tìm một từ ghép trong bài thơ và cho biết đó là loại từ ghép gì? 
c. Bài thơ trên đem lại cho mỗi chúng ta bài học gì về dựng nước, giữ nước?
3,0
- Trích trong tác phẩm “Nam quốc sơn hà”- không có tác giả.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
1,0
Từ ghép trong bài thơ: Sơn hà hoặc thiên thư
-> Sơn hà:Từ ghép đẳng lập
Thiên thư: Từ ghép đẳng lập
1,0
Tùy cách diễn đạt của HS nhưng đảm bảo được ý nghĩa: Bài thơ giúp ta nhận thức nước Nam là của người Việt Nam và lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, cũng như niềm tin tất yếu vào sự bền vững của dân tộc.
1,0
Câu 2
Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một bài ca dao chủ đề than thân mà em thích.
2,0
a.Yêu cầu về kĩ năng 
Nắm phương pháp viết đoạn văn biểu cảm.
Văn trôi chảy, từ ngữ dễ hiểu, trong sáng. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 

0,5
b. Yêu cầu về kiến thức:
- Nêu đủ nội dung của một đoạn văn biểu cảm: Giới thiệu bài ca dao sắp biểu cảm, nghệ thuật và nội dung của bài ca dao đó, cảm nhận riêng của em về bài ca dao + lời hứa, lời ước mong
1,5
Câu 3
Em hãy nêu cảm nghĩ về cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng 
 Nắm phương pháp làm bài văn biểu cảm.
 Bố cục ba phần rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
 Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai phạm về lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh nắm được cách làm bài văn biểu cảm. Bài văn cần đảm bảo các ý chính sau: 
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng.
Thân bài: 
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của đối tượng biểu cảm trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích. (Có sử dụng yếu tố miêu tả)
- Mối quan hệ của đối tượng biểu cảm trong cuộc sống con người 
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Đối tượng biểu cảm đã cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm.

1,0
1,0
1,0
1,0
1,0

c. Biểu điểm:
Mức tối đa: Trình bày rõ bố cục. Bài viết sạch sẽ, diễn văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. Biết ngắt đoạn, trình bày đoạn. Đảm bảo tốt các yêu cầu của bài.
Mức chưa tối đa:
+ Bài làm khá tốt. Đảm bảo tốt các yêu cầu của bài, chữ rõ, sạch. Sai từ 1- 2 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
+ Bài làm khá: Biết cách làm văn biểu cảm, tuy nhiên chưa khai thác hết các yêu cầu của bài. Chữ viết dễ đọc. Sai 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
+ Bài làm trung bình: Diễn đạt vụng, biểu cảm chưa sâu sắc, sai 4 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. 
+ Bài làm yếu. Câu chữ rời rạc, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
+ Chỉ viết vài dòng. Lạc đề. 
- Không đạt: Bỏ giấy trắng. 
4,5 -> 5
4,0
3,0
2,5
2,0
1,0
0

ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm:(3 điểm)
Câu 1: Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
A. Cuộc chia tay của hai anh em                
B. Cuộc chia tay của hai con búp bê
C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ       
D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo.
Câu 2: Dòng nào ghi lại đúng nhất các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà ?
 A. Đề tài bình dị , dân dã ; ngôn ngữ mộc mạc, đa nghĩa ; sử dụng thành ngữ ; giọng thơ linh hoạt.
 B. Kết hợp miêu tả với biểu cảm ; dùng từ gợi tả, gợi cảm ; sử dụng phép đối, ẩn dụ , đảo ngữ.
 C. Lập ý bằng cách tạo ra tình huống khó xử; giọng thơ hóm hỉnh,dùng toàn từ ngữ thuần Việt, nôm na, gợi sự thân thiết, phóng túng, dân dã. 
Câu 3: Ai là tác giả bài tuỳ bút Mùa xuân của tôi 
 A. Vũ Bằng B. Thạch Lam C. Minh Hương D. Xuân Quỳnh.
Câu 4: Trong các dòng sau, dòng nào không phải là thành ngữ:
Khôn nhà dại chợ. 
Trăm voi không được một bát nước xáo. 
C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
D. Xanh vỏ đỏ lòng.	
Câu 5: Yếu tố “Thiên” nào sau đây không đồng nghĩa với các yếu tố còn lại ?
A. Thiên đình.	B. Thiên tử.	C. Thiên thư.	 D. Thiên niên kỉ. 
Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
A. Không có lí lẽ, lập luận.	 
B. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả, tự sự. 
C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp.
D. Cảm xúc có thể bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp
II. Tự luận: (7 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Câu văn sau mắc lỗi nào trong các lỗi dùng từ ? Chỉ ra từ mắc lỗi và sửa lại cho đúng:
Lý Bạch đã sáng chế bài thơ “Tĩnh dạ tứ” khi ông đang ở xa quê hương.
Bài 2 (2 điểm): Cho đoạn trích sau:
“ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió: ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con ; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”
 (Trích Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ 
Bài 3 (4 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm:
Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: A 
Câu 4: C Câu 5: D Câu 6: D
II. Tự luận: 
Bài 1( 1 điểm): Chỉ ra lỗi sai trong câu văn: sử dụng từ không đúng nghĩa (0.5) – từ sai: sáng chế - > sáng tác (0,25)
Bài 2(2 điểm): 
- Chỉ rõ biện pháp tu từ: điệp ngữ - so sánh, đối chiếu (0,5đ)
- Tác dụng: 
 + Chữ thương được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ "yêu", "nhớ" đầy ấn tượng và rung động. Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đã tạo nhịp điệu cho lời văn thêm tha thiết, mềm mại theo dòng cảm xúc nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ như muốn tranh luận, biện bác với ai đó cốt để khẳng định cái quy luật tự nhiên, tất yếu của tình cảm con người.
 + So sánh, đối chiếu bằng cách đưa ra những mối quan hệ gắn bó trong tự nhiên và xã hội càng như để khẳng định tình cảm của con người với mùa xuân còn là một quy luật tự nhiên, tất yếu, không thể khác. 
Bài 3 (5 điểm): 
- Viết thành bài văn, bố cục hoàn chỉnh: 1 điểm
- Nội dung: Nêu được cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ “Cảnh khuya” hoặc “Nguyên tiêu”. Không lạc sang diễn xuôi thơ, hoặc phân tích bài thơ.
Hs có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo những ý sau đây:
* Giới thiệu được hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính mỗi bài thơ:
* Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cảnh rừng Việt Bắc trong đêm trăng( cảnh đêm rằm tháng giêng nơi chiến khu) qua cái nhìn tinh tế, tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh
- Chú ý những chi tiết hình ảnh, từ ngữ hay: 
+ So sánh, điệp ngữ ở bài “Cảnh khuya”"
+ Các từ “nguyệt chính viên”, điệp từ trong bài “Rằm tháng giêng”
- Bút pháp miêu tả của tác giả
* Cảm nhận được vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ:
- Tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, say mê cảnh đẹp
- Phong thái ung dung, lạc quan, yêu nước, lo lắng cho vận nước
( Chú ý nghệ thuật: điệp ngữ(cảnh khuya), hình ảnh thuyền chở trăng(Nguyên tiêu)
* Cảm nhận về phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh:
Giản dị, hàm súc, vừa cổ điển, vừa hiện đại
- Định hướng làm bài:
+ Phải thể hiện rõ cảm xúc của mình về bài thơ( hình ảnh, chi tiết, con người.)
+ Sử dụng hợp lí các thao tác: phân tích dẫn chứng, so sánh, liên tưởng, hình dung tưởng tượng
+ Diễn đạt trôi chảy, linh hoạt, biểu cảm
- Đánh giá cao những bài viết thể hiện suy nghĩ riêng, vốn kiến văn rộng

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc