Bồi dưỡng học sinh giỏi Môn Ngữ văn Lớp 9

Bồi dưỡng học sinh giỏi Môn Ngữ văn Lớp 9

I/ Bối cảnh lịch sử :

- Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi mở đầu cho một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập dân chủ và đi lên CNXH

- Mở ra một thời kì mới cho nền văn học Việt Nam.

* Những mốc lịch sử quan trọng từ sau cách mạng Tháng Tám1945:

- Sau cách mạng tháng Tám là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta .Cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm,khó khăn gian khổ đầy hy sinh nhưng cũng rất hào hùng . “ Chín năm làm một Điện Biên

 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

- Năm 1954 hòa bình lập lại nhưng đất nước bị chia cắt . Bởi vậy tình cảm thương nhớ Bắc – Nam được phản ảnh đậm nét trong nhiều tác phẩm . Tế Hanh có tập thơ “Gửi miềm Bắc”(1958) , “ Tiếng sóng” (1960) , “Hai nửa yêu thương”(1963). Xuân Diệu : “Mũi Cà Mau”, “Cầm tay”, “Hai đợt sóng” . . .

- Từ năm 1955 miền Bắc xây dựng CNXH nhưng cả dân tộc ta vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam ,thống nhất đất nước .

- Từ nam 1965 cuộc kháng chiến chống Mỹ mở rộng ra cả nước và ngày càng quyết liệt. Nhiều tác phẩm ra đời phản ánh trực tiếp công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .Một số tác phẩm tiêu biểu: “Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi , “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng , “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm tiến Duật , “Những ngôi sao xa xôi” Lê Minh Khuê . . .

- Năm 1975 cả nước thống nhất. Đây là mốc lịch sử quan trọng của dân tộc .Tiếp theo là một thời kì mới với nhiều khó khăn và thử thách của đất nước :chiến tranh biên giưới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc .Các nước phe XHCN tan rã . Nước ta bước vào một thời kì mới mở cửa . . . Tóm lại trong vòng nửa thế kỉ nhưng xảy ra rất nhiều biến cố và đặc biệt là phải chống nhiều kẻ thù xâm lược . Trong đó có hai cuộc kháng chiến kéo dài ác liệt với hai cường quốc : Pháp và Mỹ .

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1111Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi Môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH SƠN Bồi dưỡng HS giỏi Môn Ngữ văn Lớp 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TỰ TÂN	 Ngày soạn 22-11-2009 
 *********	 Giáo viên soạn : DƯƠNG ĐÌNH ÁI
 VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 –1975 
 ( BỐI CẢNH LỊCH SỬ- SỰ KẾ THỪA – VÀ NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬC)
I/ Bối cảnh lịch sử :
Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi mở đầu cho một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập dân chủ và đi lên CNXH
Mở ra một thời kì mới cho nền văn học Việt Nam.
* Những mốc lịch sử quan trọng từ sau cách mạng Tháng Tám1945:
Sau cách mạng tháng Tám là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta .Cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm,khó khăn gian khổ đầy hy sinh nhưng cũng rất hào hùng . “ Chín năm làm một Điện Biên
 	Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Năm 1954 hòa bình lập lại nhưng đất nước bị chia cắt . Bởi vậy tình cảm thương nhớ Bắc – Nam được phản ảnh đậm nét trong nhiều tác phẩm . Tế Hanh có tập thơ “Gửi miềm Bắc”(1958) , “ Tiếng sóng” (1960) , “Hai nửa yêu thương”(1963). Xuân Diệu : “Mũi Cà Mau”, “Cầm tay”, “Hai đợt sóng” . . . 
Từ năm 1955 miền Bắc xây dựng CNXH nhưng cả dân tộc ta vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam ,thống nhất đất nước .
Từ nam 1965 cuộc kháng chiến chống Mỹ mở rộng ra cả nước và ngày càng quyết liệt. Nhiều tác phẩm ra đời phản ánh trực tiếp công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .Một số tác phẩm tiêu biểu: “Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi , “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng , “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm tiến Duật , “Những ngôi sao xa xôi” Lê Minh Khuê . . . 
Năm 1975 cả nước thống nhất. Đây là mốc lịch sử quan trọng của dân tộc .Tiếp theo là một thời kì mới với nhiều khó khăn và thử thách của đất nước :chiến tranh biên giưới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc .Các nước phe XHCN tan rã . Nước ta bước vào một thời kì mới mở cửa . . . Tóm lại trong vòng nửa thế kỉ nhưng xảy ra rất nhiều biến cố và đặc biệt là phải chống nhiều kẻ thù xâm lược . Trong đó có hai cuộc kháng chiến kéo dài ác liệt với hai cường quốc : Pháp và Mỹ .
II- Các chặng đường của văn học Việt Nam từ sau cách mạng Tháng Tám 1945 –1975 
Thời kì 1945 –1975 được chia làm hai giai đoạn :
+ Từ năm 1945 đến 1954 
+ Từ năm 1955 đến 1975
 Riêng Miền Bắc lại có thêm một cái mốc mười năm hòa bình xây dựng CNXH
Các giai đoạn phát triển của văn học nước ta và đặc điểm của mỗi giai đoạn
1-Giai đoạn 1945-1954 :
Đây là giai đoạn mở đầu và hình thành nền văn học mới với các đặc điểm sau :
+ Văn học phục vụ cách mạng và kháng chiến
+ Nhân vật chính là chiến sĩ quân đội , những người nông dân ,công nhân , trí thức, tham gia kháng chiến .
+ Lực lượng sáng tác ngoài các nhà thơ nhà văn trước đây theo kháng chiến còn có những chiến sĩ ,thợ thuyền cầm bút trưởng thành trong kháng chiến và cả những cây bút quần chúng tham gia .
Văn học kháng chiến khá đa dạng giàu thành tựu gồm nhiều thể loại :
+ Kí sự của Trần Đăng ,Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng .Tùy bút của Nguyễn Tuân. . .
+ Truyện : “Làng”-Kim Lân , “Đôi mắt”- Nam Cao, “Xung kích”- Nguyễn Đình thi, “Con trâu” –Nguyễn Văn Bổng, “Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài , “Đất nước đứng lên”- Nguyên Ngọc . . . 
+ Thơ: Cảnh khuya ,Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ,Tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu Và một số nhà thơ tiêu biểu khác như; Chính Hữu , Quang Dũng , Hoàng Trung Thông ,Nguyễn Đình Thi ,Minh Huệ. . . .
 2- Giai đoạn 1955-1975 :
 -Đây là gai đoạn nền văn học mới tiếp tục phát triển lớn mạnh và phong phú hơn các giai đoạn trước .
Ở Miền Bắc văn học tập trung vào thể hiện hình ảnh con người lao động trong công cuộc xây dựng dất nước , ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người : “Đoàn thuyền đánh cá”-Huy Cận , “Cỏ non” –Hồ Phương , “Tiếng chỗi tre” – Tố Hữu , “Cô Tô” _Nguyễn Tuân . . . 
Trong những năm đánh Mỹ văn học thể hiện cuộc chiến tranh nhân dân anh hùng ở mọi miền đất nước “Văn học ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về tổ quốc và nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ ,xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. . 
Nhiều cây bút trẻ xuất hiện như :Phạm Tiến Duật ,Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy , Xuân Quỳnh , Hữu Thỉnh , Lê Minh Khuê ,Y Phương (Hứa Văn Sước- dân tộc Tày) . . 
Những tác phẩm tiêu biểu : “Mẹ vắng nhà”- Nguyễn Thi , “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng , “Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê , “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật , “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm, “Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy , “Con cò”- Chế Lan Viên, “Đoàn thuyền đánh cá”- Xuân Diệu, “Bếp lửa” –Bằng Việt. . . .
III/ Sự kế thừa văn học của các giai đoạn trước :
Kế tục các giá trị tư tưởng ,đặc biệt là tinh thần yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo truyền thống (Tinh thần yêu nước và cách mạng trong thơ của Phan Bội Châu ,Nguyễn Ái Quốc (HCM), Tố Hữu (tập thơ Từ ấy). . . và Chủ nghĩa nhân đạo nổi bật trong văn học hiện thực phê phán ,với sáng tác hướng về người nghèo khổ ,nhân dân lao động nghèo ở thành thị ,nông thôn của Ngô Tất Tố , Nam Cao, Nguyên Hồng . .  Các xu hướng lãng mạn trước năm 1945 trong thực tế vẫn được kế thừa 
Kế tục những thành tựu hiện đaị hóa của văn học trên nhiều phương diện như thể loại , ngôn ngữ ,sự thể hiện đời sống và biểu hiện trữ tình vượt qua lối ước lệ với các qui tắc chặt chẽ của văn học cổ 
IV/ Những thành tựu nổi bật:
Về nội dung phản ánh hiện thực :
Văn học đã ghi được lịch sử kháng chiến giành độc lập tự do và thống nhất đất nước của nhân dân ta với bao gian lao vất vả , mất mát hy sinh nhưng cũng rất đỗi hào hùng .
Văn học đã sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về nhân dân đất nước ,các thế hệ người Việt Nam ,từ trẻ tới già, từ miền xuôi đến miền ngược ,từ Bắc tới Nam, đặc biệt là thanh niên trẻ trung hăng hái trên mọi mặt trận .
Về nội dung tư tưởng:
Văn học tiếp tục duy trì ,và phát triển những nét lớn trong tuyền thống tinh thần dân tộc .Đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo
Chủ nghĩa yêu nước được kế thừa và phát huy cao độ trong hai cuộc kháng chiến : chống Pháp và Mỹ .
Tinh thần nhân đạo được thể hiện trong khát vọng giải phóng con người khỏi áp bức bất công , nhất là giải phóng quần chúng nhân dân lao động .Lòng nhân ái truyền thống tình nghĩa thủy chung .
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thường được kết hợp chặt chẽ gắn bó hài hòa trong các tác phẩm .Đây là điểm mới mẻ so với văn học quá khứ .
Về thể loại văn học:
Phát triển khá toàn diện , nhưng nổi bật nhất là thơ ,truyện ngắn ,truyện vừa 
 Các tác giả tiêu biểu :
+ Lớp nhà thơ cũ : Tố Hữu ,Chế Lan Viên, Xuân Diệu ,Huy Cận , Tế Hanh. . . . 
+ Lớp nhà thơ mới : Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng , Chính Hữu , Hoàng Trung Thông , Xuân Quỳnh ,Bằng Việt ,Phạm Tiến Duật , Nguyễn Khoa Điềm , Nguyễn Duy. . .
+ Các nhà văn: đạt được nhiều tành tựu trong truyện ngắn ,truyện vừa ,tiểu thuyết .Phong phú đa dạng hơn về phong cách , bút pháp : Tô Hoài ,Kim Lân, Hồ Phương, Nguyễn Thi ,Nguyễn Quang Sáng, Nguyên Ngọc ,Nguyễn Văn Bổng ,Nguyễn Thành Long, Phan Tứ ,Nguyễn Khải ,Chu Văn, Nguyễn Minh Châu ,Lê Minh Khuê. . .
Thể kí phát triển gồm(bút kí, kí sự ,truyện kí, tùy bút ,hồi kí )
+Tác giả tiêu biểu :Nguyễn Tuân , Trần Đăng
Thể kịch : “Kịch Bắc Sơn” – Nguyễn Huy Tưởng, “Tôi và chúng ta”- Lưu Quang Vũ . . .
Về Ngôn ngữ :
Ngôn ngữ văn học phát triển theo hướng “gắn sát với ngôn ngữ nhân dân, với đời sống hiện tại mà trước hết là cuộc sống lao động và đấu tranh” kết quả là “làm đa dạng thêm chất liệu ngôn ngữ đưa vào văn học”( từ kho từ vựng đến các cách diễn đạt, các phép chuyển nghĩa ,tu từ . . . )Và có một số nhà văn tạo được dấu ấn độc đáo trong phong cách ngôn ngữ của mình .
	KẾT LUẬN CHUNG
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã gắn bó chặt chẽ với lịch sử đất nước , phản ánh khá trung thành lịch sử đầy gian lao nhưng hào hùng của dân tộc .
- Văn học đã phục vụ tích cực cho cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của đất nước . Các nhà văn nhà thơ xứng đáng là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng ,xứng đáng với tầm vóc lịch sử dân tộc. 
- Văn học 1945- 1975 đã góp nhiều thành tựu vào kho tàng văn học dân tộc và có giá trị to lớn trong việc xây dựng tư tưởng nuôi dưỡng tâm hồn phát triển nhân cách cho thế hệ hôm nay và mai sau .
	BÀI TẬP
Câu1: Trong bối cảnh lịch sử của giai đọan văn học Việt Nam 1945-1975 đã trãi qua những mốc lịch sử quan trọng nào ? Bối cảnh lịch sử đó có ảnh hưởng ,tác động gì đến nội dung giai đoạn văn học này ?
Câu 2: Văn học Việt Nam1945-1975 đã phát triển qua mấy giai đoạn ? Mỗi giai đoạn có những tác giả tiêu biểu nào ? Nói rõ nội dung chính của từng giai đoạn ?
Câu 3 Trình bày những hiểu biết của em về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo được thể hiện trong văn học 1945-1975

Tài liệu đính kèm:

  • docvan hoc viet Viet Nam 4575.doc