Bồi dưỡng học sinh giỏi vòng thành phố: Quang học

Bồi dưỡng học sinh giỏi vòng thành phố: Quang học

Bài 1 : Một gương phẳng hình vuông cạnh 40cm. Một điểm sáng M đặt trước gương.

Hãy xác định vùng nhìn thấy được ảnh của M trong gương.

Bài 2 : (97 – 98) Một điểm sáng S đặt trước 2 gương phẳng

 G1, G2 như hình vẽ. Hỏi phải đặt mắt ở vị trí nào G1 * S

( bằng hình vẽ) để có thể nhìn thấy đồng thời G2

2 ảnh của S.

 

doc 1 trang Người đăng vultt Lượt xem 1438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi vòng thành phố: Quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BDHSG vòng Thành phố
QUANG HỌC
	 Giáo viên Ngô Lê Hạnh
Bài 1 : Một gương phẳng hình vuông cạnh 40cm. Một điểm sáng M đặt trước gương. 
Hãy xác định vùng nhìn thấy được ảnh của M trong gương.
Bài 2 : (97 – 98) Một điểm sáng S đặt trước 2 gương phẳng 
 G1, G2 như hình vẽ. Hỏi phải đặt mắt ở vị trí nào G1 * S
( bằng hình vẽ) để có thể nhìn thấy đồng thời G2
2 ảnh của S.
Bài 3 : Đặt hai gương phẳng M và N song song nhau, cách
nhau 2m, mặt phản xạ hướng vào nhau và cùng vuông góc với mặt bàn. Một điểm sáng S ở giữa 2 gương và cách gương M 50cm.
1) vẽ và xác định vị trí ảnh S1 của S qua gương M và ảnh S2 của S qua gương N.
2) Tính khoảng cách giữa S1 và S2.
3) Xác định vị trí ảnh S3 của S1 qua gương N.
Bài 4 : Một người đứng trước một gương phẳng treo trên 
một bức tường thẳng đứng để quan sát ảnh của một vật AB treo trên một bức tường thứ hai ở sau lưng. Xác định khoảng không gian cần để có thể quan sát được toàn thể ảnh của vật AB.
Bài 5 : Một tia sáng mặt trời nghiêng một góc 300 so với 
phương nằm ngang. Dùng một gương phẳng để soi sáng đáy của một ống hình trụ thẳng đứng. Hỏi góc nghiêng của gương so với phương nằm ngang là bao nhiêu?
Bài 6 : Một tia sáng mặt trời chiếu nghiêng một góc 480 với mặt bàn nằm ngang. Cần đặt 
một gương phẳng như thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang?
Bài 7 : Một chậu nước đặt nằm ngang trên mặt đất. Một người đứng cách chậu nước 2m
nhìn thấy trong chậu bóng của một ngọn cây. Tính chiều cao của cây. Biết rằng mắt của người cách đất 1,5m và chậu nước cách cây 20m.
Bài 8 : Một người câu cá nhìn thấy ảnh của cây dương liễu dưới nước, ảnh của ngọn cây
	vừa đúng vào chiếc phao. cây dương liễu ở bên kia bờ hồ, cách người đó 30m.
	Biết mắt người đó cách mặt nước 1,7m và chiếc phao cách chỗ đứng 3m.
Bài 9 : Một người cao 1,7 m đứng trước một tấm gương treo thẳng đứng. Hỏi gương phải 
cao bao nhiêu và cách mặt đất bao nhiêu để cho người đó trông thấy tất cả ảnh của mình? Biết rằng mắt cách đỉnh đầu 10cm.
Bài 10 : Một bóng đèn nhỏ treo giữa tâm một gương hình tròn đặt nằm ngang trên mặt
bàn. Đèn cách gương 40cm. Đường kính của gương là 10cm. Gương cách trần nhà 2m. Hãy tính đường kính vòng tròn được chiếu sáng trên trần nhà do tia phản xạ.
Bài 11 : (97 – 98 ) Cho điểm sáng S và điểm M bất kỳ trước một gương phẳng.
	1) Vẽ tia sáng từ S tới gương rồi phản xạ qua M.
2) Chứng minh trong số các đường đi từ S đến gương rồi đến M thì theo câu 1 ánh sáng đi theo đường ngắn nhất.
Bài 12 : Cho hai gương phẳng có mặt phản xạ quay vào nhau và hợp thành một góc .
	Một điểm sáng S đặt trong khoảng giữa hai gương. hãy vẽ một tia sáng phát ra từ 
S sau khi phản xạ lần lượt trên hai gương thì lại trở về S. Tính góc tạo bởi tia tới với tia phản xạ lần thứ hai.
Bài 13 : Một vật A đặt giữa 2 gương phẳng ghép với nhau một góc 900. 
1) Hãy vẽ tất cả các ảnh của A qua 2 gương.
2) Chứng minh rằng số ảnh của A được tính bởi công thức . trong đó là góc tạo bởi 2 gương ( 00 < 1800 ).
3) Aùp dụng khi = 600, tính số ảnh và vẽ hình.
Bài 14 : Một thanh AB thẳng đứng cao 1m, đặt cách 	 M C
một bức tường OC 2m. Một gương phẳng OM nghiêng
 	một góc = 600 đối với sàn nhà nằm ngang như hình vẽ.
1) Tính độ dốc của sàn nhà nhìn thấy trong gương. B
2) Xác định ảnh A’B’ của AB qua gương và tính độ dốc 
 của ảnh A’B’ đối với sàn nhà. A O
3) Tính khoảng cách AA’.
Bài 15 : Ba gương phẳng G1, G2, G3 lắp với nhau thành một hình G1 G2
 lăng trụ có đáy là một tam giác cân như hình vẽ. Trên gương
 G1 có một lỗ nhỏ S. Người ta chiếu một chùm tia sáng hẹp qua S
lỗ S vào bên trong theo phương vuông góc với gương G1. Tia 
sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương lại đi ra ngoài theo 
lỗ S và không bị lệch so với tia chiếu vào. Hãy xác định góc hợp G3
bởi giữa các cặp gương với nhau.
K
N
H
M
Bài 16 : Hai người A và B đứng trước gương phẳng G như hình vẽ. 
Trong đó MH = NH = 50cm, NK = 100cm, h = 100cm.
h
h
1) Hai người có thấy nhau trong gương không?
2) Một trong hai người đi dần tới gương theo phương vuông 
 góc với mặt gương thì khi nào họ thấy nhau trong gương? A * B *
3) Nếu cả hai người cùng đi dần tới gương với vận tốc bằng 
nhau thì họ có nhìn thấy nhau trong gương không?
Bài 17 : Có một bóng đèn treo ở trên cao vào buổi tối. Đèn toả sáng trên bãi phẳng. Chỉ 
dùng một thước gỗ thẳng. Hãy xác định độ cao của bóng đèn trong 2 trường hợp :
1) Có thể đến được dưới chỗ treo bóng đèn.
2) Không thể đến được dưới chỗ treo bóng đèn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBDHSG TP Quang.doc