Câu hỏi ôn tập Vật lý 7 học kì I

Câu hỏi ôn tập Vật lý 7 học kì I

 CÂU HỎI ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HỌC KÌ I

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Cho ví dụ.

Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Có mấy loại chùm sáng, đặc điểm của mỗi loại chùm sáng?

Câu 3: Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?

Câu 4: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực? Vùng nào trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần hay một phần?

Câu 5: Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào? Tại sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch?

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Vật lý 7 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÂU HỎI ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HỌC KÌ I
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Cho ví dụ.
Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Có mấy loại chùm sáng, đặc điểm của mỗi loại chùm sáng?
Câu 3: Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?
Câu 4: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực? Vùng nào trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần hay một phần? 
Câu 5: Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào? Tại sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch? 
Câu 6: Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Câu 7: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? Tại sao ta nhìn thấy ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng nhưng không hứng được ảnh đó trên màn chắn? 
Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm? Nêu ứng dụng của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm trong thực tế. 
Câu 9: So sánh điểm giống và khác nhau về sự tạo ảnh của gương phẳng và gương cầu lồi. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 10: Trình bày sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
Câu 1: Nguồn âm là gì? Cho ví dụ. Đặc điểm chung của các nguồn âm.
Câu 1: Thế nào là tần số? Đơn vị của tần số? Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 2: Thế nào là biên độ dao động? Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào? Độ to của âm phụ thuộc thế nào vào biên độ dao động?
Câu 3: Âm truyền được qua những môi trường nào, không truyền được qua môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm truyền qua các môi trường đó. 
Câu 4: Tiếng vang là gì? Em thường nghe thấy tiếng ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó?
Câu 5: Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Ở địa phương em có những tiếng ồn nào em cho là ô nhiễm? Nêu các biện pháp làm giảm tiếng ồn đó.
BÀI TẬP
1. Một tia sáng SI chiếu đến gương phẳng .Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 300. Hãy vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ.
2. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 600. Vẽ vị trí đặt gương và tính góc tới.
3. Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm M tới gương rồi phản xạ qua điểm A. Nêu cách vẽ.
S
A
Hình 1
4. Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ.
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương.
b) Vẽ tia sáng từ A đến gương cho tia phản xạ qua B.
c) Vẽ vị trí đặt mắt để nhìn thấy A’ che khuất B’ biết gương rất rộng.
 B
 A
 Hình 2
5. Một nguồn sáng S đặt trước một gương phẳng.
a.Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để quan sát thấy ảnh của S.
b.Nếu đưa S lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đổi như thế nào?
 S 
6. Trên xe ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như vậy có lợi gì?
7. Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng ghi âm, phòng chiếu bóng, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao?
8. Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để ta có thể nghe được tiếng vang. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s 
9. Một tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó ở đáy biển sau 3 giây. Tính độ sâu gần đúng của biển? Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. 
10. Ở ngoài khoảng không vũ trụ hoặc trên các hành tinh không có không khí vì sao các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất?

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi va bai tap on tap HKIVat li 7.doc