CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN VẬT LÝ LỚP 6 HKI
KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. Mục tiêu :
- Củng cố các khái niệm về khối lượng riêng , trọng lượng riêng và các kiến thức liên quan về lực , khối lượng , trọng lượng , đơn vị , dụng cụ đo
- Học sinh biết sử dụng thành thạo các công thức : D = m/V , d = P/V , d = 10D để làm các loại bài tập liên quan về các đại lượng trên .
II. Kế hoạch thực hiện : Thời lượng là 8 tiết
Tiết 1 , 2 : Ôn kién thức cơ bản , củng cố đơn vị đo của các đại lượng , làm các bài tập vận dụng công thức
Tiết 3,4,5 : Rèn luyện các kĩ năng về sử dụng các công thức liên quan
Tiết 6,7 : làm bài tập nâng cao
Tiết 8 : Kiểm tra đánh giá kĩ năng của học sinh về chủ đề đã học .
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN VẬT LÝ LỚP 6 HKI KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ TRỌNG LƯỢNG RIÊNG I. Mục tiêu : Củng cố các khái niệm về khối lượng riêng , trọng lượng riêng và các kiến thức liên quan về lực , khối lượng , trọng lượng , đơn vị , dụng cụ đo Học sinh biết sử dụng thành thạo các công thức : D = m/V , d = P/V , d = 10D để làm các loại bài tập liên quan về các đại lượng trên . II. Kế hoạch thực hiện : Thời lượng là 8 tiết Tiết 1 , 2 : Ôn kién thức cơ bản , củng cố đơn vị đo của các đại lượng , làm các bài tập vận dụng công thức Tiết 3,4,5 : Rèn luyện các kĩ năng về sử dụng các công thức liên quan Tiết 6,7 : làm bài tập nâng cao Tiết 8 : Kiểm tra đánh giá kĩ năng của học sinh về chủ đề đã học . III. Nội dung của chủ đề Khối lượng và trọng lượng Khối lượng riêng và trọng lượng riêng Kiến thức cơ bản : Khối lượng : Khối lượng là lượng chất có trong vật Đơn vị : ki lo gam ( kg) , đơn vị khác : 1 tấn = 1000 kg ; 1 kg = 1000 g Dụng cụ đo : cân Trọng lượng Đại lượng xác định lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật Đơn vị : niuton (N) Dụng cụ đo : Lực kế Quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng : P = 10m ( P là trọng lượng ( N) , m là khối lượng (kg)) Thể tích của vật Là khoảng không gian giới hạn bởivật Đơn vị : mét khối (m3) , 1 m3 = 1000 dm3 , Chất lỏng 1 dm3 = 1 lít , 1 dm3 = 1000 cm3 Dụng cụ đo : bình tràn hoặc bình chia độ Cách xác định thể tích của vật : + Bình chia độ : bằng thể tích nước dâng lên khi nhúng vật chìm trong bình chia độ + Bình tràn : bằng thể tích nước tràn ra khi nhúng vật vào trong bình tràn . Khối lượng riêng Khối lượng của 1 mét khối chất gọi là khối lượng riêng của vật đó Đơn vị : kilôgam trên met khối ( kg/m3) Công thức xác định : Một số công thức liên quan : V = m/D , m = D.V Trọng lượng riêng Trọng lượng của 1 mét khối chất là trọng lượng riêng của chất đó Đơn vị : N/m3 Công thức xác định Quan hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng là d = 10 D B . Bài tập B1. Loại bài tập về đổi đơn vị : Bài 1 : Điền vào chỗ trống các số thích hợp a. 1,2 m3 = .cm3 b. 0,12 m3 = .dm3 c. 12,5 dm3 = .cm3 d. 120 cm3 = . m3 e. 0,12 dm3 = . m3 f. 12,5 cm3 = . dm3 g. 2,3 dm3 = .cm3 h. 12 cm3 = .dm3 k. 12,5 dm3 = .m3 Bài 2 : Đối đơn vị của khối lượng riêng ( kg/m3) thành (g/cm3) a. 7800 kg/m3 b. 1500 kg/m3 c. 13600 kg/m3 Hướng dẫn : Đổi 1 m3 = 1000000 cm3 , 7800 kg = 7800000 g , nên 1 cm3 chất có khối lượng là 7800000 : 1000000 = 7,8 g . Vậy khối lượng riêng của vật là 7,8 g/cm3 Bài 3 : Đối đơn vị khối lượng riêng của chất ( g/cm3) thành (kg/m3) a. 2,5 g/cm3 b. 8,9 g/cm3 c. 0,8 g/cm3 Hướng dẫn: 1 cm3 chất có khối lượng là 2,5 g , 1 m3 = 1000000 cm3 1 m3 chất có khối lượng là 2,5 . 1000000 = 2500000 g = 2500 kg . Vậy khối lượng riêng của vật là 2500 kg/m3 Bài 4 : Tìm trọng lượng của các vật có khối lượng sau : a. 120 kg b. 1,2 tấn c. 350 g d. 75g e. 7,8 kg f. 125,5 g Hướng dẫn: Dựa vào công thức: P = 10m và đổi khối lượng (m) theo đơn vị SI: kg a/ m = 120 kg, P = 10m = 10.120 = 1200 N b/ m = 1,2 tấn = 1200kg, P = 10m = 10.1200 = 12000 N c/ m = 350 g = 0,35kg, P = 10m = 10.0,35 = 3,5 N d/ m = 75 g = 0,075 kg, P = 10m = 10.0,075 = 0,75 N e/ m = 7,8 kg , P = 10m = 10.7,8 = 78 N f/ m = 125,5 g = 0,1255 kg, P = 10m = 10.0,1255 = 1,255 N Bài 5 : Tìm khối lượng của các vật có trọng lượng sau theo đơn vị khối lượng ghi ở trong ngoặc a. 150 N ( kg) b. 78000 N (kg) c. 15N (g) d. 0,75 N (g) e. 5,3 N (kg) Hướng dẫn: Dựa vào công thức P = 10m, suy ra m = P/10 a/ P = 150N, m = P/10 = 150/10 = 15 kg b/ P = 78000N, m = P/10 = 78000/10 = 7800 kg c/ P = 15N, m = P/10 = 15/10 = 1,5 kg = 1500 g P = 0,75N, m = P/10 = 0,75/10 = 0,075 kg = 75 g P = 5,3N, m = P/10 = 5,3/10 = 0,53 kg Bài 6: Cho biết ý nghĩa của các con số ghi khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3 ? Hướng dẫn: Cứ 1m3 thì có 8900 kg đồng. B2. Loại bài tập áp dụng công thức : D = m/V và d = P/V Bài 1 : Một thanh sắt có thể tích là 20 dm3 có khối lượng là 15,6 kg . Tính khối lượng riêng của sắt ? HD: V = 0,02m3, D = m/V = 15,6/0,02 = ..........kg/m3 Bài 2 : Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3 . Hãy tính khối lượng của đồng? HD: m = 8900kg Bài 3 : Biết khối lượng riêng của đá là 2500 kg/m3 , thể tích của đá 0,7m3 , m = ? HD: m = D/V = 2500/0,7 = ...............kg Bài 4 : Một đống cát có khối lượng là 7,5 tấn , có thể tích là 5 m3 . Hãy xác định trọng lượng riêng của cát HD: m = 7500 kg, D = m/V = 7500/5 = 1500kg/m3 Bài 5 : a. Biết 10 dm3 cát có khối lượng là 15 kg . Hãy xác định trọng lượng của 4 m3 cát Tính thể tích của đống cát có khối lượng là 9000 kg . HD: a/ V = 0,01m3 , D = m/V = 15/0,01 = 1500kg/m3, 1m3 co 1500kg 4m3 co 6000kg. P = 10.m = 10.6000 = 60.000N b/ V = D/m = 1500/9000 = 0,15m3 Bài 6 : Người ta thả một viên bi đặc bằng sắt vào một bình chia độ có mực chất lỏng đang ở vạch 150 cm3 , chất lởng trong bình dâng lên vạch 250 cm3 . Tính khối lượng của viên bi . Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 . HD: V = 100cm3 = 0,001m3, m = D.V = 7800.0,001 = 7,8 kg C. Loại bài tập có nội dung phức tạp Bài 1 : Một viên bi bằng sắt có khối lượng 156 gam , bỏ viên bi đó vào trong một bình tràn thì nước tràn ra là 300 cm3 . Hỏi viên bi đó đặc hay rỗng ? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 . Bài 2 : Một chiếc thùng bằng nhôm có kích thước 200 cm × 750 cm × 500 cm có khối lượng là 675 kg . Xác định thể tích của phần rổng trong thùng đó . Biét khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3 . D. Đề kiểm tra tự chọn: 1/ Đổi các đơn vị sau: a. 0,12 m3 = .cm3 b. 0,178 m3 = .dm3 c. 1,5 dm3 = .cm3 d. 12 cm3 = . m3 e. 0,1 dm3 = . m3 f. 1,5 cm3 = . dm3 g. 3,3 dm3 = .cm3 h. 12 cm3 = .dm3 k. 1,5 dm3 = .m3 2/ Một hòn gạch ” hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch?
Tài liệu đính kèm: