Chương trình ôn thi Mgữ văn 6 kì I

Chương trình ôn thi Mgữ văn 6 kì I

A. PHẦN VĂN:

1. Học thuộc định nghĩa về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Tóm tắt các truyện đã học.

2. So sánh truyền thuyết với truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn với truyện cười.

3. Nắm các ý nghĩa và nội dung của truyền thuyết

a. Con Rồng cháu Tiên

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt

- Thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người Việt

- Vẻ đẹp của truyền thuyết dân gian: Các chi tiết kì ảo được tạo bằng trí tưởng tượng nhằm thiêng liêng hoá sự thật lịch sử thời quá khứ.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình ôn thi Mgữ văn 6 kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI NGỮ VĂN 6 KÌ I
A. PHẦN VĂN:
1. Học thuộc định nghĩa về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Tóm tắt các truyện đã học.
2. So sánh truyền thuyết với truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn với truyện cười..
3. Nắm các ý nghĩa và nội dung của truyền thuyết
a. Con Rồng cháu Tiên
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người Việt
- Vẻ đẹp của truyền thuyết dân gian: Các chi tiết kì ảo được tạo bằng trí tưởng tượng nhằm thiêng liêng hoá sự thật lịch sử thời quá khứ.
b. Thánh Gióng:
- Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp nhất về người anh hùng đánh giặc cứu nước theo quan điểm của nhân dân.
- Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc
- Truyện mang đậm yếu tố thần kì tạo thành vẻ đẹp rực rỡ của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong buổi đầu lịch sử.
c. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt ở nước ta
- Sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai của người xưa
- Ca ngợi công lao dựng nước của ông cha ta
- Xây dựng những hình tượng kì vĩ mang tính tượng trưng khái quat cao
d. Sự tích Hồ Gươm:
- Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Đề cao Lê Lợi và nhà Lê
- Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc
- Truyện được kể bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu nghĩa như Rùa vàng, gươm thần
e. Bánh chưng, bánh giày:
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giày
- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, đất, Tổ tiên.
- Tuyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian
4. Nắm các ý nghĩa và nội dung truyện cổ tích
a. Thạch Sanh:
- Thể hiện niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý xã hội
- Thể hiện ước mơ nhân đạo và hoà bình của nhân dân ta
- Truyện mang vẻ đẹp, loại truyện cổ tích về người dũng sĩ: trải qua nhiều thử thách, chiến công ngày càng lớn hơn. Các yếu tố thần kì: cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần. Các yếu tố thần kì đó tôn thêm sự cao cả của người dũng sĩ.
b. Em bé thông minh:
- Đề cao trí thông minh của người bình dân
- Giải trí, mua vui
- Đặc điểm của loại truyện thông minh: Truyện được xây dựng từ một chuỗi các mẫu chuyện. Nhân vật bộc lộ tài trí hơn người qua các lần giải đố.
c. Cây bút thần
- Con người có thể vươn tới khả năng thần kù bằng ý chí và lòng say mê học tập
- Tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa
- Nét đặc sắc của nghệ thuật kể chuyện cổ tích về các nhân vật tài giỏi, dùng trí tưởng tượng rạo ra.
d. Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Lên án lòng tham lam và sự bội bạc (Lòng tham có thể biến con người thành kẻ bất lương, bất nghĩa)
- Ca ngợi lòng tốt (lòng biết ơn đối với người nhân hậu0
- Biểu lộ thái độ rành rẽ của nhân dân đối với lòng tham và sự bội bạc
- Nét độc đáo trong nghệ thuật: Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập, tương phải giữa các nhân vật, các yếu tố tưởng tượng hoang đường.
5. Nắm các nội dung và ý nghĩa, hình thức nghệ thuật truyện ngụ ngôn:
a. Ếch ngồi đáy giếng:
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp là lại huênh hoang
- Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Bước đầu hiểu được đặc điểm của truyện ngụ ngôn (mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, khuyên răn con người những bài học đó trong cuộc sống)
b. Thầy bói xem voi:
- Chế giễu nghề thầy bói
- Khuyên răn người ta muốn hiểu biết chính xác sự vật, cần phải xem xét chúng một cách toàn diện
- Hiểu thêm một nét khác của nghệ thuật truyện ngụ ngôn. lấy chuyện sinh hoạt của con người để chế giễu, khuyên người đời về một điều gì đó.
e. Chân, tay, tai, mắt, Miệng: 
- Bài học về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
- Cá nhân không thể sống tách biệt mà phải biết nương tựa vào nhau để tồn tại
- Từng cá nhân phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhân.
- Nghệ thuật: dùng rất nhiều yếu tố tưởng tượng
6. Truyện cười:
a. Treo biển:
- Phê phán nhẹ nhàng những người chủ kiến khi làm việc, không suy xét kỹ khi nghe ý kiến người khác.
- Giải trí bằng tiếng cười. Nét độc đáo của nghệ thuật là khai thác cái không bình thường, cái đáng cười trong cuộc sống
b. Lợn cưới, áo mới;
- Chế giễu loại người có tính hay khoe của, một thói xấu phá phổ biến trong xã hội.
- Vui cười, giải trí
- Nét độc đáo của nghệ thuật là khai thác cái lố bịch trong đời sống xã hội
*Truyện trung đại:
a. Con hổ có nghĩa
- Truyện con hổ có nghĩa nguyên tác bằng chữ Hán, của tác giả Vũ Trinh. Truyện kể về hai con hổ có nghĩa: một con đền ơn bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái, một con đền ơn bác tiểu phu đã móc khúc xương to trong họng, cứu nó thoát khỏi nguy hiểm. Qua câu chuyện của hai con hổ, tác giả đề cao đạo lý ân nghĩa trong cuộc sống.
- Truyện ngắn gọn, chủ yếu được kể bằng sự việc và hành động của các nhân vật, tạo được các tình huống bất ngờ, hấp dẫn.
- Truyện có nhiều yếu tố tưởng tượng. Loài vật được miêu tả với nhiều nét tâm lý và hành động như của con người. Mượn truyện loại vật để gợi ý về đạo lí ứng xử của con người.
b. Mẹ hiền dạy con:
- Truyện Mẹ hiền dạy con trích từ Liệt nữ truyện của Trung Quốc. Qua 5 sự việc được kể, truyện nêu lên bài học về dạy con của bà mẹ Mạnh Tử; Phải chú ý đến môi trường, hoàn cảnh, dạy con phải coi trọng tính trung thực, phải hướng con vào việc học tập chăm chỉ. Truyện ngợi ca tâm lòng gương dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc.
- Lựa chọn các sự việc, chi tiết vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa tiêu biểu, cách kể ngắn gọn, giản dị. Nhờ thế, truyện nhằm đưa ra bài học đạo lí nhưng không khô khan mà giàu sức thuyết phục.
c. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
- Truyện ca ngợi đức độ của một thầy thuốc giỏi là Thái y lệnh họ Phạm đời Trần. Vị thái y lệnh đã ra sức cứu chữa, giúp đỡ người bệnh bằng cả tài năng, tấm lòng và của cải, đặc biệt là với những người bệnh nghèo.
- Truyện có cách viết gần với kí, kể về người và việc có thực, ít dùng hư cấu, tưởng tượng. Truyện hấp dẫn bằng việc lựa chọn được một tình huống tiêu biểu, đặt nhân vật vào hoàn cảnh khó khăn phải lựa chọn cách ứng xử, qua đó bộc lộ đức độ và bản lĩnh đáng khâm phục của nhân vật. Truyện này có thể x em là tiêu biểu cho một lối viết truyện trong văn học trung đại.
PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt
Từ là gì? Kiẻu cấu tạo từ ? So sánh từ ghép và từ láy?
- Cấu tạo: từ đơn. Từ phức (có từ ghép, từ láy)
- Từ ghép và từ láy: Giống nhau, gồm hai hoặc nhiều tiếng
Khác nhau: Từ ghép được tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ láy được tạo ra bằng cách láy âm giữa các tiếng
2. Từ mượn: 
Từ mượn có hai nguồn chính là Tiếng Hán và Tiếng Ấn - Âu. Từ mượn Ấn - Âu có hai cách viết khác nhau: được Việt hoá hoàn toàn thì viết như thuần Việt còn chưa được Việt hoá hoàn toàn khi viết có dấu gạch nối giữa các âm tiết (ra-đi-o) mượn nhiều nhất là Tiếng Hán.
3. Nghĩa của từ:
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
- Có hai cách giải thích nghĩa của từ
+ Trình bày khái niệm và từ biểu thị
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc (là từ xuất hiện đầu tiên), nghĩa chuyển được hình thành trên có sở của nghĩa gốc.
- Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định
5. Lỗi dùng từ: 
Thường gặp các trường hộp như lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa
6. Danh từ và cụm danh từ:
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
- Danh từ có thể kedts hợp với số từ, lượng từ, chỉ từ để lập thành cụm danh từ
- Danh từ thường làm chủ chữ trong câu, củng có khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước.
- Danh từ chia làm hai loại lớn: DT chỉ đơn vị, DT chỉ sự vật.
Danh từ chỉ đơn vị gồm:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên
- DT chỉ đơn vị quy ước gồm hai loại
+ DT chỉ đơn vị chính xác
+ DT chỉ đơn vị ước chừng
* DT chỉ sự vật, gồm: Danh từ chung và danh từ riêng
Cụm danh từ: Mô ình cụm danh từ
Phần trước	Phần trung tâm 	Phần sau
 t2 - t1	 T1 - T2 S1- S2
(phụ ngữ) (Danh từ ) (Phụ nữ)
* Động từ
- Động từ là những từ :
+ Chỉ hoạt động (làm gì) không đòi hỏi có động từ khác đi kèm
+ Chỉ trạng thái (làm sao? thế nào?) không đòi hỏi có động từ khác đi kèm
+ Chỉ tình thái (làm sao? Thế nào?) , đòi hỏi có động từ khác đi kèm 
- Động từ thường kết hợp với phó từ (sẽ học ở học kì II) để tạo thành cụm động từ.
* Cụm động từ:
- Cụm động từ là cụm từ do một động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc (bắt buộc hoặc không bắt buộc) bổ sung nghĩa cho động từ đó.
- Bộ phận phụ đặt trước bổ sung các ý nghĩa quan hệ về thời gian, về sự tiếp diễn tương tự, về sự ngăn cản hay cầu khiến, khẳng định hay phủ định... do phó từ tạo thành.
- Bộ phận phụ đặt sau động từ do nhiều từ loại khác nhau tạo thành, bổ sung cho động từ nhiều chi tiết cụ thể, đa dạng: Đối tượng, hướng, kết quả, địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, mục đích, nguyên nhân....
* Tính từ:
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất (của sự vật, hành động, trạng thái).
- Tính từ có thể kết hợp với phần lớn các loại phó từ (như động từ) trừ một số hạn chế với phó từ chỉ mức độ hay với phó từ chỉ ý nghĩa cầu khiến.
- Có hai loại tính từ cần chú ý;
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (đặc điểm khái quát): có thể kế hợp với phó từ chỉ mức độ.
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (đặc điểm cụ thể, chuyên biệt): không kết hợp với phó từ chỉ mức độ.
* Cụm tính từ:
- Cụm tính từ là cụm từ có một tính từ làm trung tâm
- Phần phụ trước của cụm có thể do một hay một số phó từ chỉ quan hệ thời gian, chỉ mức độ, chỉ sự tiếp diễn, sự khẳng định hay phủ định... tạo thành.
- Phần phụ sau của cụm có thể do nhiều từ ngữ khác loại, nêu vị trí, mức độ, sự so sánh, đặc điểm tính chất, nguyên nhân, tạo thành...
9. Số từ và lượng từ:
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật (Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ, số từ chỉ thứ tự thường đứng sau danh từ)
- Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
* Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sư jvật
- Chia lượng từ thành hai nhóm: Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể và nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
10. Chỉ từ:
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian.
- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Có khi làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ.
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN: VĂN TỰ SỰ:
1. Tự sự là gì?
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (xem ghi nhớ trang 38)
3. Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Chủ đề là gì? Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
- Dàn bài có ba phần
a. Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
b. Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
c. Kết bài: Kể kết cục của sự việc
4. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Tìm hiểu đề thì phải tìm hiểu kĩ lời văn để nắm vững yêu cầu của đề bài
- Lập dàn ý xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề bài, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa câu chuyện
- Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Viết thành văn bản theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
4. Xem lại phần ghi nhớ:
- Lời văn, đoạn văn tự sự
- Ngôi kể, lời kể, thứ tự kể trong văn bản tự sự
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on tap van 6.doc