Chuyên đề Đọc - Hiểu văn bản, làm văn

Chuyên đề Đọc - Hiểu văn bản, làm văn

I.MỤC TIÊU

1. KIẾN THỨC:

- PHẦN VĂN: GIÚP HS NẮM ĐƯỢC CÁC KIẾN THỨC CẦN THIẾT VỀ TÁC PHẨM VÀ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.

- PHẦN TẬP LÀM VĂN: ÔN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, SỰ VIỆC ; NHẰM MỞ RỘNG KIẾN THỨC VÀ NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN CHƯƠNG.

2. KĨ NĂNG: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC BIỂU CẢM, NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN. TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC EM TIẾP XÚC VỚI Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH VĂN HỌC CÓ UY TÍN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN CHƯƠNG.

3. THÁI ĐỘ: CÓ Ý THỨC TỰ HỌC ĐỂ MỞ RỘNG, NÂNG CAO KIẾN THỨC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP.

II.CHUẨN BỊ

1.GIÁO VIÊN: BÀI SOẠN+ SGK+ SÁCH NÂNG CAO+ SÁCH BỒI DƯỠNG NGỮ VĂN8.

2.HỌC SINH: TÌM ĐỌC CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH+ ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM.

 

doc 52 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Đọc - Hiểu văn bản, làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạyk8 :16/9/2009
Chuyên đề i : Đọc - hiểu văn bản, làm văn
Phần I. Văn- Tập làm văn
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Phần văn: Giúp hs nắm được các kiến thức cần thiết về tác phẩm và rèn luyện năng lực đọc- hiểu văn bản.
- Phần tập làm văn: Ôn luyện và nâng cao kiến thức về văn biểu cảm về sự vật, sự việc ; nhằm mở rộng kiến thức và năng lực cảm thụ văn chương.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực biểu cảm, năng lực tạo lập văn bản. tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn chương.
3. Thái độ: Có ý thức tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức theo hướng tích hợp.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên: Bài soạn+ SGK+ sách nâng cao+ sách bồi dưỡng ngữ văn8.
2.Học sinh: Tìm đọc các tác phẩm văn học trong chương trình+ ôn tập văn biểu cảm.
III.Tiến trình dạy - học
1 ổn định tổ chức. ( 1’) Lớp ../..vắng. 
2. Kiểm tra ( kết hợp bài mới)
3. Bài mới
I. Văn biểu cảm
A.Biểu cảm về sự vật, sự việc
1. Khái niệm: Văn biểu cảm là loại văn thể hiện những tình cảm, cảm xúc, nói lên những rung động, những ý nghĩ trước cảnh vật, con người và sự việc mà tác giả hướng tới.
2. Tình cảm trong văn biểu cảm: thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn( tình yêu gia đình, quê hương đất nước, lòng thương người, yêu thiên nhiên, thái độ khinh bỉ, căm ghét với mọi xấu xa ác độc ở trên đời.)
3. Cách biểu cảm: có lúc cảm xúc, tình cảm được biểu lộ trực tiếp, sôi nổi, nồng nàn như những tiếng kêu, lời than. Có lúc diễn tả gián tiếp qua tự sự, miêu tả.
4. Đặc điểm của văn biểu cảm:
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu như yêu thiên nhiên, yêu loài vật, trường, lớp, bạn bè, gia đình, quê hương đất nước.
- Người viết có thể chọn một h/ả có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng để gửi gắm cảm xúc,ý nghĩ của mình, trang trải nỗi lòng mình một cách thầm kín, hoặc nồng hậu, mãnh liệt thiết tha.
5. Bố cục bài văn biểu cảm.
* MB: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
* TB: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết sâu sắc.
* KB: Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
6. Bài văn biểu cảm chỉ thật sự có giá trị khi tìnhcảmvà tư tưởng hoà quyện vào nhau chặt chẽ.Cảm xúc phải chân thực, trong sáng. Tư tưởng phải tiến bộ, đúng đắn. câu văn,lời văn, giọng văn phải biểu cảm.
7. Yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.
+ Đối tượng biểu cảm trong bài văn biểu cảm là cảnh vật, con người và sự việc không có sự biểu cảm chung chung. Cái gì, con gì, việc gì làm ta xúc động? .Vì thế muốn bộc lộ cảm xúc người viết phải thông qua miêu tả và tự sự.
+ Trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện ,là yếu tố để qua đó, người viết gửi gắm cảm xúc và ý nghĩ. Cảm xúc và ý nghĩ là chất trữ tình của bài văn biểu cảm.
B.Biểu cảm về tác phẩm văn học
1. Thế nào là biểu cảm về tác phẩm văn học (Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học). Là qua bài văn ta nói lên cảm xúc, ý nghĩ của mình về cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn học cụ thể, đã làm cho ta xúc động, rung động
 Tác phẩm văn học mà ta nêu cảm nghĩ có thể là một bài ca dao. một bài thơ, một bài văn.
 Phải phân tích nội dung, nghệ thuật tác phẩm văn học có chọn lọc mới trình bày được cảm xúc, ý nghĩ của mình về tác phẩm đó. Không thể viết chung chung hời hợt.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Bước 1:Chuẩn bị:
 Đọc bài văn, thơ vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu, phát hiện giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật mà t/g diễn tả rất hay gây cho mình ấn tượng.
 Gạch chân đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, câu thơ, câu văn hay nhất mà mình thích.
 Làm dàn bài, đựng đoạn.
 Nháp bài theo dàn bài, đọc và sửa lỗi.
Bước 2: Bố cục bài văn:
* MB: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nêu ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc tác phẩm ấy.
* TB: Lần lượt nêu những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. ( Không lan man dàn đều ) nên xoáy vào trọng tâm, trọng điểm đi từ nội dung đến nghệ thuật hoặc ngược lại nhưng nhớ liên kết đoạn.
* KB: Nêu cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ, tránh dài dòng trùng lặp và đơn điệu, vô vị.
Bước 3:thao tác cơ bản
 Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà rất cụ thể,phải chỉ ra yêu thích, thú vị ở chỗ nào. tại sao lại yêu thích( Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn).Vì vậy: Phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ.
 Có lúc phải khen, chê ( có lời bình) Thì bài văn mới thật sự mang vẻ đẹp trí tuệ. Có lúc biết liên tưởng so sánh( từ hiện tượng này mà liên tưởng tới hiện tượng khác. so sánh câu thơ này với câu thơ khác )
* Đề văn luyện tập 
 Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật "Tôi’’ trong truyện ngắn ‘‘Tôi đi học’’.
Dàn ý
a. Mở bài :
+ Giới thiệu nhà văn Thanh tịnh và truyện ngắn ‘‘ Tôi đi học’’
+ Dòng cảm xúc của nhân vật ‘‘Tôi’’, vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây.
b.Thân bài :
+ Giới thiệu sơ lược nội dung truyện.
+ Giọng kể truyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn.
- Không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ. cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học. Chất thơ trữ tình lan toả trong mạch văn.
- cảm giác trang trọng và đứng đắn của ‘‘Tôi’’ : đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, thả diều.
- Cảm nhận của ‘‘Tôi’’ và các cậu bé khi vừa đến trường : Không gian ngôi trường tạo ấn tươngk lạ lẫm và oai nghiêm khiến cho các cậu bé cùng chung cảm giác choáng ngợp.
- Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ. Bởi thế khi nghe đến tên không khỏi giạt mình và lúng túng.
- Khi vào lớp ‘‘Tôi’’ cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hoà trộn giữa kỷ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời rộng.
- Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu đi học là kỷ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người.Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỷ niệm.
- Chất thơ lan toả trong cách miêu tả, kể truyện và khắc hoạ tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu truyện.
c. Kết bài :
Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn( hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật 
‘‘Tôi’’ trong sự liên hệ với bản thân.
 *Chất thơ trong văn bản “Tôi đi học”
 Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạngdạt dào cảm xúc.
 cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mỹ Lí “đầy đặc cả người” tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “ vui tươi và sáng sủa”. Cảnh học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân”, “ ngập ngừng e sợ” nhiều mơ ước “ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay” cảnh những học trò mới nghe một hồi trống trường “ thúc vang dội cả lòng” hầu như chú bé nào cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên “ một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tườngđều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “thấy lạ và hay”.
 Chất thơ toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “ hiền từ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp năm đón28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”
 Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “ Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”; bàn tay mẹ cầm thước, bút cho con. Lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ.Lúc đứa con trai bé bỏng “nức nở khóc” thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc” con.Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ.
 Chất thơ của truyện tôi đi học còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng trong sáng, gợi cảm. đọc2 câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc đọng bâng khuâng:
 “ Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng rtôi lại nao nức những kỷ niệm mơm man của buổi tựu trường.
 Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”
 Thật vậy “tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.
* HS : Đọc tham khảo bài viết gợi ý( từ tr 9->11- Sách bồi dưỡng ngữ văn 8)
Ngày dạy :23/9/2009 
PhầnI : văn- Tập làm văn
 ( tiếp theo)
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Phần văn: Giúp hs nắm được các kiến thức cần thiết về tác phẩm và rèn luyện năng lực đọc- hiểu văn bản.
- Phần tập làm văn: Ôn luyện và nâng cao kiến thức về văn nghị luận nhằm mở rộng kiến thức và năng lực cảm thụ văn chương.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực nghị luận, năng lực tạo lập văn bản. tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn chương.
3. Thái độ: Có ý thức tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức theo hướng tích hợp.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên: Bài soạn+ SGK+ sách nâng cao+ sách bồi dưỡng ngữ văn8.
2.Học sinh: Tìm đọc các tác phẩm văn học trong chương trình+ ôn tập văn nghị luận.
III.Tiến trình dạy - học
1 ổn định tổ chức. ( 1’) Lớp ../..vắng. 
2. Kiểm tra ( kết hợp bài mới)
3. Bài mới
 II.văn nghị luận
1. Khái niệm: là loại văn dùng lý lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề thể hiện một nhận thức, một quan điểm, một lập trường của mình trên cơ sở chân lý.
2. Bản chất của bài văn nghị luận: Luận điểm, luận cứ, lập luận là bản chất của văn nghị luận.
+ Luận điểm:Là điểm quan trọng , ý chính được nêu ra và bàn luận. Mỗi luận điểm đều có số ý phụ, lý lẽ xoay quanh.
+ Luận cứ: là căn cứ để lập luận, để chứng minh hay bác bỏ. Luận cứ được hình thành bằng các lý lẽ hoặc dẫn chứng.
+ Lập luận: là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày các lý lẽ, các dẫn chứng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
A.Kiểu bài nghị luận chứng minh
1. Khái niệm: Văn chứng minh là kiểu bài sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định, để làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng, là chân lý để thuyết phục người đọ ...  Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc ( Nghĩa đen, nghĩa chính, nghĩa xuất hiện từ ban đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.) và nghĩachuyển( nghĩa bóng, được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
-> Trong câu, chuỗi câu, văn cảnhcụ thể mới xác định được nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, nghĩa đen hay nghĩa bóng.
+ Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.Gồm có đồngnghĩa hoàn toàn vàđồng nghĩa không hoàn toàn.
+ Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên cơ sở chung nào đó
.-> sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽlàm câu văn thêm sinh động.
+ Từ đồng âm: là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
- Mỗi từ, mỗi tiếng đều có nghĩa rõ ràngcụ thể: Nghĩa rộng, nghĩa hẹp.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vị nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm nghĩa của 1 từ ngữ khác.
+ Một từ có nghĩa rộng với từ ngữ này nhưng lại có nghiã hẹp so với từ ngữ khác.
- > Biết nghĩa rộng, nghĩa heph của từ và sắcthái biểu cảm, nghĩa đen nghĩa bóng của từ sẽ làmcho vốn từ giàu có, nói viết sẽ đúng và hay hơn.
* Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa và có mối tương quan gần gũi nhau. Môth trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn và có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.
-> Dùng trường từ vựng để liên kết câu trong đoạn văn.Trong giao tiếp, trong thơ văn dùng trường từ vựng để tăng tính nghệ thuâtj của ngôn từ và khả năng diễn đạt qua ( nhân hoá,ẩn dụ, so sánh)
* Từ tương hình, từ tượng thanh.
- Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, đường nét, dáng vẻ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, sự vật.
-> tác dụng: Gợi H/ả, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảmcao. Thường dùng trong văn miêu tả,tự sự. Phần lớn từ tượng hình, tượng thanh là từ láy làm cho vần thơ, hình tượng thơ cảm xúc thơ đầy ấn tượng, thi vị giàu chất nhạc điệu.
* Từ xét về các biện pháp tu từ 
- Phép tu từ: là các biện pháp sử dụng từ ngữ một cách gọt dũa và bóng bẩy làm cho câu văn, câu thơ có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
Biện pháp tu từ
Khái niệm
Phân loại
so sánh
là đối chiếu sự vật ,sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng -> Tăng sức gợi hình gợi cảmcho lời văn .
Có 2 kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng 
+ so sánh không ngang bằng.
Nhân hoá
Là gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật bằngnhững từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả người làm cho thế giới loài vật... dó trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm con người.
Có 3 kỉểu nhân hoá:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
ẩn dụ
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó -> Tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn
Có 2kiểu ẩn dụ:
+ ẩn dụ hình tượng
+ ẩn dụ chuyển đổi cảmgiác.
Hoán dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng , khái niệm bằng tên 1sự vật hiện tương, khái niệm khác có quan hệ gần gũi 
-> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
Có 4 kiểu hoán dụ:
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lâý vật chứa dựng để gọi vật bị chứa đựng
+ Lấy dấu hiệu của vật để chỉ vật có dấu hiệu.
+ lấy cái trừu tượng chỉ cái cụ thể.
Điệp ngữ
Là lặp lại từ ngũ hoặc cảcâu -> làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Có 3 dạng:
+ Điệp ngũ cách quãng
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp ( Điệp vòng tròn)
Liệt kê
Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ,cụm từ cùng loại để diễnđạt được đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế tư tưởng tình cảm.
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng,tăng sức biẻu cảm.
Nói giảm, nói tránh
Là dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển,tánh gây cảmgiác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ,tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngũa đề tạo sắc thái dí dỏm hài hước -> câu văn hấp ẫn, thú vị.
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng điệp âm
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
III.Ngữ pháp.
1. Câu: Gồm 2 thành phần chính:CN, VN
* Câu đơn: có 1 cụm chủ vị
- Câu trần thuật đơn: Do 1 cụm C - V tạo thành -> Giới thiệu, tả,kể, nêu ý kiến.
- Câu trần thuật đơn có từ là: 
- Câu trần thuật đơn có từ là.
* Câu đặc biệt: Không cấu tạo theo mô hình CN-VN 
* Câu ghép : có từ 2 cụm CV trở lên, không bao nhau.Mỗi cụm CV có dạng một câu đơn và được gọi chung là một vế của câu ghép.
- các vế có thể nối với nhau theo 2 cách: 
+ Nối bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó từ hay cặp đại từ hô ứng.
+ Không dùng từ nối: giữa các vế câu có dấu phẩy,dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.
- Các kiểu quan hệ trong câu ghép.
+ Quan hệ nguyên nhân 
+ quan hệ điều kiện
+ Quan hệ tương phản
+ Quan hệtăng tiến
+ Quan hệ lựa chọn
+ Quan hệ bổ sung
+ quan hệ nối tiếp.
+ Quan hệ đồng thời.
+ Quan hệ giải thích.
2. Dấu câu:
TT
Dấu câu
Công dụng
1 
2
3
4
5
6
7
8
9
Dấu chấm ( .)
dấu hỏi ( ? )
dấu chấm than ( ! )
dấu phẩy (, )
dấu ghạch ngang ( - )
 dấu hai chấm ( : )
dấu chấm phẩy ( ; )
dấu chấm lửng ( )
Dấu ngoặc đơn ( )
Dấu ngoặc kép “ ”
 Dùng cuối câu kể.
Dùng cuối câu hỏi
Dung cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
Dung tách bộ phận chính với bộ phận phụ, tách các bộ phận song song, tách các vế câu.
Dùng ở hội thoại, đặt ở đầu câu.
Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trớc đó.đánh dấu lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại.
đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép đẳng lập, phép liệt kê
Dùng để tỏ ý có các sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết. Lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng, hay ngắt quãng. Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị sự xuất hiện 1 từ ngữ bất thường ngoài dự đoán.
đánh dấu phàn có chức năng chú thích
Đánh dấu từ ngữ , câu, đoạn dẫn trực tiếp. đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, hay có hàm ý mỉa mai. đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san dẫn trong câu văn
*. Các lỗi thường gặp về dấu câu.
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
2. dùng dấu ngắt câu khi câu cha kết thúc.
3.Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
4. lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
3.Câu phân loại theo mục đích nói.
Kiểu câu
Hình thức
Chức năng
Câu nghi vấn
- chứa từ nghi vấn: ai, gì, nào
- Khi viết kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi
- dùng để hỏi.
- dùng cầu khiến,khẳng định, phủ định, đe doạ, biểu lộ cảm xúc không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Câu cầu khiến.
- Chứa từ ngữ cầu khiến: hãy, đừng, chớ
- Chứa ngữ điệu cầu khiến
- Khi viết thường kết thúc câu bằng dấu chấm than, khi không được nhấn mạnh kết thúc bằng dấu chấm.
- Dùng ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
Câu cảm thán.
- có chứatừ ngữ cảmthán:ôi, than ôi
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than
- Dùng bộc lộ trực tiếp cảm xúc
.
Câu trần thuật
- Không có đặc điểm như câu cầu khiến, nghi vấn, câu cảm thán.
- Khi viết thường kết thúc câu bằng dấu chấm. đôi khi kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
- Dùng để kể,thppng báo, nhận định, trình bày, miêu tả
- Còn dùng để yêu cầu, đề nghị, biểu lộ tình cảm,cảm xúc
Câu phủ định
Câu chứa từ ngữ phủ định: Không, chưa chẳngphải , đau phải, có đâu, đâu có
Dùng thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
4. Hành động nói: là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Các kiểu hành động nói thường gặp: Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
5. Hội thoại:để giữlịch sựcần tôn trọng lượt lời của ngườikhác, tránh nói tranh, cắt lời, chêm lờicủa người khác.
- Nhiều khi im lặng chờ đếnlượt lời của mình cũng làcách biểu thị thái độ tình cảm.
6. Lựa chọn trật tự từ trong câu: Có tác dụng:
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng.
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểmcủa sự vật, hiệntượng.
+ Liên kết câu với những câu khác.
+ Đảm bảo sự hài hoà ngữ âm trong lời nói, câu văn.
Chuyên đề: cảm thụ văn học ( 10 tiết)
I. Cách cảm thụ 
Bước 1: Đọc kĩ đề -> nắm yêu cầu của đề.
 Đọc kĩ bài thơ, câu thơ, đoạn văn -> Hiểu nội dung và nghệ thuật chính.
Bước 2: 
- Phân ý
- Tìm dấu hiệu nghệ thuật cần chú ý: 
+ các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, .
+ cách dùng câu;câu cảmthán, câu hỏi,câu đặc biệt
+ Từ ngữ: từ tượng hình, tượng thanh, từláy, từ ghép, Động từ, tính từ
+ Nhịp điệu: Nhịp 2/2, 3/2, 3/4
+ Gieo vần: vần lưng, vần chân
-> Phải có tác dụng thể hiện nội dung chủ đề của bài văn,đoạn văn đoạn thơ, câu văn, câu thơ.
Bước 3: lập dàn ý cho bài văn, đoạn văn
+ ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật chỉ rõtá dùngđồng thời bộc lộ cảm xúc, nhận xét, liên tưởng.
Bước 4:Viết thành bài văn, đoạn văn cảm thụ
II. Luyện tập cảm thụ văn học
Gv ra đề bài cảm thụ - Hs luyện tập - Gv đọc bài nhận xét, chữa lỗi.
Đề 1: Trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" của Chế Lan Viên có đoạn viết:
 . "Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
 Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
 Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
 Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng."
 Hãy nêu cảm nhận của em về khát vọng và niềm tin của Bác về một đất nước độc lập tự do qua đoạn thơ trên.
Đề 2: xác định và nêu tác dụng tạo hình, gợi cảm của các phép tu từ trong đoạn thơ sau: Trăng ơi! từ đâu đến
 Hay biển xanh diệukỳ?
 Trăng tròn như mắt cá
 Không bao giờ chớp mi.
 (Trần Đăng Khoa)
Đề 3: Đọc đoạn văn sau:
 " Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vuanổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn. Rừng ấu thơ,rừng thanh xuân"
 ( Theo Vời vợi Ba Vì - Võ Văn Trực)
Hãy phân tích cái hay trong đoạn văn trên.
Đề 3: Hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài thơ " Quê hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân. 
 " Quê hương là chùm khế ngọt
 Cho con trèo hái mỗi ngày
 Quê hương là đường đi học
 Con về rợp bướm vàng bay
 Quê hương là con diều biếc
 Tuổi thơ con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông".
Đề 4: Trong bài thơ " Tre Việt Nam"của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn viết:
 " Nòi tre đau chịu mọc cong
 Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
 Có manh áo cộc tre nhường cho con"
 Em cảm nhận về đoạn thơ trên như thế nào?
Đề 5:Trong bài thơ " Từ ấy" Tố Hữu có viết:
 " Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
 Mặt trời chân lý chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoalá
 Rất đạm hương và rộn tiếng chim"
Em hãy phát biểu cảm nghĩ về đoạn thơ trên.
Chuyên đề 4: 

Tài liệu đính kèm:

  • docnguvan thcs.doc