Chuyên đề: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Hóa học ở thcs

Chuyên đề: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Hóa học ở thcs

A. LỜI NÓI ĐẦU:

Như chúng ta đã biết môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm vừa học lý thuyết vừa kết hợp thực hành và phải đồi hỏi khả năng tập chung tư duy cao và cũng góp phần phát triển toàn diện một con người cả về học lực mà còn phát triển về nhân cách.

Môn Hóa học không chỉ trang bị cho các em kiến thức phổ thông mà còn là nền tản phát triển tư duy sau này phù hợp với thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ về nhân cách, lối sống tình cảm, niềm tin, những hành vi, thói quen phù hợp với những giá trị đã học. Vì vậy chung ta phải có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, để nâng cao chất lượng bộ môn.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Hóa học ở thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HÓA HỌC Ở THCS
@&?
LỜI NÓI ĐẦU:
Như chúng ta đã biết môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm vừa học lý thuyết vừa kết hợp thực hành và phải đồi hỏi khả năng tập chung tư duy cao và cũng góp phần phát triển toàn diện một con người cả về học lực mà còn phát triển về nhân cách.
Môn Hóa học không chỉ trang bị cho các em kiến thức phổ thông mà còn là nền tản phát triển tư duy sau này phù hợp với thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ về nhân cách, lối sống tình cảm, niềm tin, những hành vi, thói quen phù hợp với những giá trị đã học. Vì vậy chung ta phải có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, để nâng cao chất lượng bộ môn.
NỘI DUNG:
I. Cơ sở xuất phát:
- Căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả giảng dạy của nhiều năm học, bên cạnh đó thường xuyên tham gia dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, kết quả của các lần kiểm tra thường xuyên và định kỳ các em chưa đạt kết quả cao trong môn học này.
- Cũng từ kết quả bản thân và đồng nghiệp trong tổ bộ môn cũng đưa ra nhiều ý tưởng nhằm mục đích nâng cao kết quả và chất lượng giảng dạy môn Hóa. 
II. Mục tiêu:
 	Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và cũng vì mục tiêu giáo dục. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học đạt kết quả tốt nhất, theo yêu cầu của ngành.
III. Đặc điểm tình hình:
 1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của BGH và các bạn đồng nghiệp trong nhà trường, tổ bộ môn.
- Bản thân luôn có ý thức trách nhiệm trong việc học tập, giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và được tổ chuyên môn thống nhất cao. 
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và các chuyên đề liên hoan đến chuyên môn của môn Hóa học.
- Hầu hết tất cả học sinh điều có SGK và sách bài tập môn Hóa.
 2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, thiếu phòng chức năng và thiết bị thực hành thí nghiệm để phục vụ cho việc nghiên cứu học tập bộ môn.
- Học sinh chưa thật sự hứng thú học tập môn Hóa và khả năng tự học của các em còn hạn chế.
Chưa có ý thức, thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
IV. Những nguyên nhân làm chất lượng môn Hóa học chưa cao ở THCS:
Qua thực tế giảng dạy, từ khi thực hiện đổi mới chương trình, nội dung SGK, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, thực hiệ chuẩn kiến thức, chuẩn kỷ năng cho thấy chất lượng học tập của học sinh là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều công đoạn. Không chỉ riêng môn Hóa học mà còn nhiều môn khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn học và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng nhiều năm qua chất lượng môn Hóa đạt được không cao. Vấn đề này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó tập trung vào 2 nguyên nhân chính:
 1. Nguyên nhân khách quan:
- Đa số học sinh ở nông thôn, tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh chỉ biết tập chung vào công việc kiếm sống là chủ yếu, ít quan tâm, đầu tư chăm lo cho việc học của con cái.
- Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, chưa có phòng thực hành phục vụ cho công việc thực hành thí nghiệm của học sinh, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm sử dụng hằng đã hết hoặc còn thì đã hết thời hạn sửng dụng nên việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở mặc lý thuyết chưa kịp thới mua sắm.
 2. Nguyên nhân chủ quan:
- Học sinh chưa xác định vị trí, vai trò đúng đắn của môn học cũng như trong việc xác định mục tiêu học tập của bản thân, học để làm gì? Học như thế nào là đúng?...
- Đây là môn học gắn liền giữa lý thuyết và thực hành mà các em chỉ chú ý đến việc học lý thuyết mà không làm bài tập, thực hành. Từ đó dẫn đến, các em mất kiến thức cơ bản ở lớp 8 lên lớp 9 thì phần thực hành lại chiếm phần lớn nên không làm được dẫn tới nguyên nhân tráng học làm cho kết quả môn học thấp.
VD:Như ở lớp 8 đã học xong ký hiệu hóa học các nguyên tố và hóa trị, cách viết công thức hóa học của một hợp chất, công thức tính khối lượng , công thức tính số mol, thành phần phần trăm như khi xong và lên học lớp 9 học sinh không viết được ký hiệu hóa học của một nguyên tố, công thức hóa học của một chất đơn giản còn chưa nói tới việc tính toán.
V. Biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng môn Hóa học ở THCS:
 1. Về phía nhà trường:
Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị phục cho công tác giảng dạy như: phòng thực hành, dụng cụ thực hành, hóa chất phục vụ cho việc thực hành thí nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy.
2. Về phía giáo viên:
- Giúp học sinh xác định vai trò và vị trí môn học. Tổ chức các tiết thực hành, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm phân công trách nhiệm cụ thể cho tất cả các thành viên trong nhóm nhằm tạo sự đoàn kết và ý thức trách nhiệm cho từng thành viên. Trong khi đó giáo viên phải giám xát đánh giá từng HS đúng chính xác và công bằng, đồng thời điều chỉnh kịp thời những hành sai trái, ỷ lại nhóm.
- Giáo dục cho học sinh yêu thích môn học thông qua việc nghiên cứu bài mới bằng các thi nghiệm, các trò chơi Hóa học như: đố vui, thi tài Hóa học, tổ chức câu lập bộ Hóa học hàng tháng, các em đặc vấn đề hoặc bài tập rồi cùng nhau giải quyết có sự giám sát hỗ trợ của giáo viên bộ môn.
- Khi giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu kỷ về nội dung và đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp như: hướng dẫn các em nghiên cứu trước ở nhà, giáo viên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất và các phương tiện dạy học hỗ trợ cho tiết học ( máy chiếu, tranh ảnh). Có thể tham khảo thêm SGV, sách bài tập Hóa học8,9, sách tham khảo một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học THCS, tài liệu chuẩn kỹ năng kiến thức, sách hướng dẫn thực hành thí nghiệm, truy cập trên mạngnăng lực và bản lĩnh là yếu tố quyết định. Từ đó giáo viên chuẩn bị tết học chu đáo thu hút hấp dẫn học sinh, làm cho các em say mê, hứng thú,tự tin, thích thú môn học.
- Cái quan trọng là người giáo viên phải biết được đặc điểm tình hình từng lớp, từng học sinh, xem các em cần gì, yếu chỗ nào? Chỗ nào chưa rõ? Em nào giỏi, khá, TB để có phương pháp dạy thích hợp và khi kiểm tra đánh giá có câu hỏi, bài tập phù hợp cho tường em nhằm khích lệ các em từ học yếu lên TB, từ TB lên khá, từ khá lên giỏi và giỏi thì giỏi hơn và người giáo viên dạy với tâm quyết của người giáo viên vì học sinh thân yêu.
- Đối với học sinh trong tiết dạy chưa nắm vững hoặc hỏng kiến thức kiến thức từ lớp 8, thì giáo viên có thể tổ chức bồi dưỡng những học sinh này bằng nhiều hình thực như: tổ chức học nhóm 1 em giỏi kèm 1 em hoặc 2 em yếu trong lớp, giáo viên lập danh các em có học lực yếu môn Hóa tổ chức bồi dưỡng một buổi vào chủ nhật hàng tuần, để giúp các em cùng tiến bộ ngang bằng các bạn khác, để các em không hỏng kiến thức làm cho các em cháng học.
3. Về phía học sinh:
- Cần xác định đúng trách nhiệm của mình, có động cơ, thái độ và mục tiêu học tập đúng đắn.
- Khi vào lớp phải có sự chuẩn bị bài, làm bài tập chu đáo còn đối với những nội dung và bài tập nào không hiểu hoặc chưa hiểu kỷ thì mạnh dạng hỏi trực tiếp với giáo viên giảng dạy.
- Không nản chí, phải kiên trì, nhẫn nại, vượt khó trong học tập và phải có thời khóa biểu học hợp lý ở nhà. Thời gian nào học lý thuyết, thời gian nào làm bài tập, thời gian nào học nhóm, thời gian nào nghiên cứu bài mới, thời gian nào nghỉ ngơi viu chơi giải trí
 C. LỜI KẾT:
Đối với mỗi giao viên khi giảng dạy khi thấy học sinh mình đạt được kết quả thật sự và đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt là khi thấy học sinh mình hứng thú yêu thích môn học say mê học tập tìm tòi vì mục đích học tập. Chính vì lẻ đó mà mỗi giáo viên cần phải cố gắng hết sức và cả tâm quyết của bản thân vì tương lai của thế hệ trẻ sau này. Trên đây là một số biện pháp của bản thân nhằm nâng cao chất lượng môn Hóa học, tuy chưa hoàn hảo nhưng phần nào cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học. Mong được sự đóng góp, góp ý nhiệt của đồng nghiệp và của tổ bộ môn để đạt hiệu quả cao trong giáo dục.
 Ý kiến BGH Người thực hiện 
 Tổ: Sinh - Hóa
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẤP VÒ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỊNH YÊN
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HÓA HỌC Ở THCS
 TỔ: SINH – HÓA
 NĂM HỌC: 2009 - 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de hoa nam hoc 20102011.doc