Chuyên đề Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học học lý thuyết của phân môn tiếng việt

Chuyên đề Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học học lý thuyết của phân môn tiếng việt

1)Cơ sở lí luận khoa học

a) Tiếng việt là gì

Tiếng Việt là ngôn ngữ, tiếng nói của người Việt Nam

Tiếng Việt có tính hệ thống gồm các đơn vị: tiếng,từ, cụm từ, câu v v v

Tiếng Việt còn có tư cách là công cụ, phương tiện giao tiếp và tư duy

b) Phân môn Tiếng Việt trong môn Ngữ văn

Tiếng Việt là đối tượng cần nhận thức đặc biệt:

- Khi tiếp xúc với môn Tiếng Việt trong nhà trường thì học sinh đã biết nói,biết viết.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3308Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học học lý thuyết của phân môn tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo huyện lập thạch
Trường thcs bắc bình
Chuyên đề:
Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngỮ trong dạy học học lý thuyết của phân môn tiếng việt
Tổ khoa học xã hội
Người thực hiện : Trần Quang Tình
Bắc Bình ngày 16 tháng 10 năm 2008
Phần thứ nhất:lí do chọn đề tài
1)Cơ sở lí luận khoa học
a) Tiếng việt là gì
Tiếng Việt là ngôn ngữ, tiếng nói của người Việt Nam
Tiếng Việt có tính hệ thống gồm các đơn vị: tiếng,từ, cụm từ, câu v v v
Tiếng Việt còn có tư cách là công cụ, phương tiện giao tiếp và tư duy
b) Phân môn Tiếng Việt trong môn Ngữ văn
Tiếng Việt là đối tượng cần nhận thức đặc biệt:
Khi tiếp xúc với môn Tiếng Việt trong nhà trường thì học sinh đã biết nói,biết viết.
Tri thức về Tiếng Việt của học sinh luôn có điều kiện để thể hiện kinh nghiệm trong thực tế giao tiếp
 Thực chất của môn Tiếng Việt trong nhà trường là môn học nhằm hiện thực hoá những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Nhằm mục đích đưa học sinh từ việc sử dụng tiếng Việt tự phát sử dụng tiếng Việt tự giác có ý thức.
 Tìm hiểu nó ở kĩ năng nghe,đọc,viết ở cả hai quá trình tiếp nhận và sản sinh văn bản (vì văn bản là đơn vị của giao tiếp).
2) Cơ sở thực tiễn: thực trạng của vấn đề dạy học Tiếng Việt.
a) Thực trạng của việc dạy
 Tiếng Việt là môn học giúp học sinh đọc thông, viết thạo, là công cụ để giao tiếp
Đồng thời là phương tiện để học sinh khám phá văn học.
 Môn Tiếng Việt ở chương trình THCS: cung cấp , trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản tương đối có hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Việt cùng quy tắc sử dụng nó.Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiéng Việt để học sinh có thể tạo lập, tiếp nhận các dạng lời nói trong lĩnh vực học tập và giao tiếp thông thường.Góp phần rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ và hình thành nhân cách con người mới.
 Hiện nay vấn đề dạy học lý thuyết hình thành khái niệm mới về tri thức tiếng Việt cho học sinh còn gặp nhiều lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp ở trường THCS Bắc Bình cũng như tất cả các trương THCS nói chung.
 Mặt khác về phía GV: Đối thế hệ GV lớn tuổi do quen tiếp cận với phương pháp dạy học cũ nên khi dạy học theo phương pháp đổi mới còn nhiều lúng túng trong khâu lựa chọn phương pháp trình bày bài giảng trên lớp. Đặc biệt là vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh , chưa coi học sinh là đối tượng chính của hoạ động học cũng như cả quá trình dạy-học.
b) Đối với học sinh
 HS chính là đối tượng chính của hoạt đông học.Song học sinh còn thụ động trong việc học,tiếp thu kiến thức một chiều từ GV. HS chưa chuẩn bị và xác định đúng tâm thế học tập.
 Hiện nay có rất nhiều HS từ lớp 6,7,8 thậm chí là cả học sinh lớp 9 khi học về Tiếng Việt cụ thể là phần từ ghép còn bị lẫn lộn giữa các loại từ ghép với nhau, chưa phân biệt được đâu là từ ghép đâu là từ láy. Thật sự kiến thức về TiếngViệt của học sinh còn nhiều lỗ hổng.
c) Thực trạng về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.
 Đổi mới phương pháp dạy học là một chủ trương đúng đắn , tích cực của ngành nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức của học sinh.
Đối với môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng việt nói riêng thì việc lựa chọn
phương pháp giảng dạy trên lớp còn nhiều bất cập cập so với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học.
Trước đây dạy học Tiếng Việt thường sử dụng phương pháp diễn dịch. Nội dung của phương pháp này là đi từ khái niệm đến ví dụ minh họa. Như vậy nếu sử dung phương pháp này thì học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động , một phía từ GV.Sử dụng phương pháp này thì chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt đông học,trái với chủ trương đổi mới của ngành. Để thực hiện tốt việc kích thích tính chủ động,sáng tạo của học sinh trong học tập thì việc lựa chon phương pháp giảng dạy trên lớp là một việc làm hết sức quan trọng quyết định thành công của tiết dạy, của bài dạy
 Nói tóm lạivề phương pháp cả GV và HS còn rất nhiều lúng túng.Từ cơ sở lý luân khoa học và cơ sở thực tiễn trên nên tôi quyết định chọn chuyên đề này.
3) Mục đích chuyên đề.
 Mục đích nhằm nâng cao chất lượng kiến thức về Tiếng Việt cho HS cũng như góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay.
4) Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu là HS trường THCS Bắc Bình -Lập Thạch -Vĩnh Phúc.
Phần thứ hai: Nội dung của chuyên đề.
i) Những vấn đề chung
 Căn cứ vào thực trạng trên bản thân tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp dạy lý thuyết về cách hình thành kiến thức mới trong phân môn Tiếng Việt cụ thể bằng bài từ ghép của chương trình môn Ngữ văn 7.
Thực chất khi nói đến từ ghép mọi người đều hiểu nôm na nhưng lại chưa hiểu sâu về khái niệm, cách phân loại từ ghép, chưa nhận biết đâu là từ ghép đâu là từ láy khi mà nó là một từ phức có hai yếu tố giống nhau.
Để dạy lý thuyết hình thành kiến thức mới cho HS ở phân môn Tiếng Việt tôi xin đưa ra hai phương pháp điển hình rất hiệu quả là:phương pháp phân tích ngôn ngữ và phương pháp hệ thống.
 Với một chuyên đề nhỏ này của tôi áp dụng với bài dạy từ ghép tôi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ. Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong dạy lý thuyết. Song nói như vậy không có nghĩa là trong một tiết dạy chỉ duy nhất sử dụng phương pháp này mà phải kết hợp linh hoạt các phương pháp đặc trưng khác của bộ môn như phương pháp giao tiếp ,thông báo, giải thích,rèn luyện theo mẫu để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất.
 Qua thực tế thử nghiêm phương pháp này trong bài dạy từ ghép ở lớp 7 năm vừa qua của tôi đã cho thấy một kết quả rất khả quan cụ thể như sau:tổng số HS của toàn khối là 108 em thì 108 em sau khi học xong các em đã lấy được ví dụ về từ ghép, phân loại được từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Trong đó 40 em đạt loại khá trở lên chiếm 37 phần trăm.
 Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp đặc thù của phân môn Tiếng Việt. Phương pháp này lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động học. Trong quá trình hình thành khái niệm về tri thức mới đi từ việc phân tích ngôn ngữ của ví dụ để học sinh tự rút ra bản chất khái niệm nghĩa là đi từ ví dụ đến khái niệm.
Để đạt được mục đích của bài giảng khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ cần phải tuân thủ các bước và yêu cầu của nó.
II) Các bước tiến hành
1) Khâu chuẩn bị bài giảng của giáo viên –GV tiến hành trước khi lên lớp (soạn bài)
* Thứ nhất: Chọn ngôn liệu :phải đảm bảo 5 tiêu chí sau:
- Ngữ liệu phải nằm trong các tài liệu in ấn.
- Nó phải chứa những hiện tượng ngôn ngữ cần phân tích nghiên cứu ở mức độ tiêu biểu điển hình.
- Ngữ liệu phải đảm bảo tính tư tưởng thẩm mĩ.
- Nó phải sát hợp với học sinh.	
- Ngữ liệu phải ngắn gọn , có tần số xuất hiện cao.
*Thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi:
GV phải đưa ra một hệ thống câu hỏi lớn, câu hỏi nhỏ, câu hỏi chính, câu hỏi phụ, câu hỏi mang tính gợi mở và cả những gợi ý cho những câu hỏi đó.
2) Khâu lên lớp: phải đảm bảo 4 bước sau:
* Bước 1: Phân tích phát hiện
GV đưa ra hệ thống câu hỏi, gợi ý cho học sinh trả lời để tìm ra bản chất của hiện tượng ngôn ngữ đang phân tích từ đó hình thành khái niệm phát biểu thành quy tắc.
* Bước 2: Phân tích chứng minh.
Nhằm củng cố lý thuyết,GV cung cấp ngữ liệu mới có chứa hiện tượng ngôn ngữ vừa học yêu cầu học sinh phát hiện ra hiện tượng đó và chứng minh vì sao đó là hiện tượng ngôn ngữ vừa học.
* Bước 3: Phân tích phán đoán:
GV cung cấp ngữ liệu yêu cầu học sinh phát hiện hiện tượng ngôn ngữ vừa học không cần chứng minh nhằm xây dựng kĩ năng nhận diện.
* Bước 4: Phân tích tổng hợp.
GV phân tích tổng hợp tất cả các bước đã tiến hành từ bước 1 đến bước 4
III) Thử nghiệm thực tiễn.
VD khi dạy bài : Từ Ghép- ngữ văn 7
I) Các loại từ ghép. (vì thời gian có hạn nên tôi xin phép chỉ thử nghiệm 1 phần nhỏ là hình thành khái niêm về từ ghép chính phụ).
Trước khi đi vào giảng dạy phần này GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ ghép đã học ở lớp 5 để ôn tập củng cố lại khái niệm về từ ghép cho học sinh: là từ phức có 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau theo quan hệ về nghĩa. 
Sau khi học sinh đã nhớ về khái niêm từ ghép, từ đó đi vào tìm hiểu các loại từ ghép cụ thể là khái niêm từ ghép chính phụ
* Bước 1: GV cung cấp ngữ liệu có chứa hiện tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu : 2 đoạn văn SGK NVăn7 trang 13
Hệ thống câu hỏi 
- Hãy chỉ ra các từ ghép in đậm trong 2 đoạn văn? (bà ngoại, thơm phức)
- Hãy giải nghĩa từ bà ngoại? (người sinh ra mẹ)
- Bà Ngoại và bà khác nhau như thế nào ( bà là người sinh ra cha hoặc mẹ)
- Trong từ bà ngoại thì tiếng nào là tiếng chính tiếng nào tiếng phụ ? ( bà chính, ngoại phụ)
- Hãý cho biết vị trí của tiếng chính và tiếng phụ trong từ ( tiếng chính đứng trước phụ đứng sau)
- Có thể đảo vị trí của 2 tiếng này trong từ được không ? ( không)
Tương tự các câu hỏi này với từ thơm phức
GV kết luận: Các từ như bà ngoại và thơm phức là từ ghép chính phụ
Qua phân tích ví dụ tên em hiểu như thế nào là từ ghép chính phụ ? ( là từ ghép có 1 tiếng chính 1 tiếng phụ, tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau và bổ nghĩa cho tiếng chính)
GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ 1 SGK
* Bước 2: GV đưa ra bài tập bổ trợ: Các từ sau có phải là từ ghép chính phụ không vì sao? Xe đạp, bút bi.
GV hướng dần HS phân tích theo các trình tự như ở bước 1
HS: Xe đạp thì xe là tiếng chính đứng trước, đạp là tiếng phụ đứng sau.
 Bút bi thì bút là tiếng chính đứng trước, bi tiếng phụ đứng sau.
Vậy cả xe đạp và bút bi đều là từ ghép chính phụ
* Bước 3: Phán đoán nhận diện : Hãy chỉ ra các từ ghép chính phụ có trong các từ sau: bàn ghế, bàn gỗ, hoa quả, hoa hồng (gợi ý bàn gỗ, hoa hồng)
* Bước 4: Phân tích tổng hợp
GV:Có 2 tiếng kí hiệu là A và B hãy tạo lập mô hình về từ ghép chính phụ
 A+B =AB{A chính đứng trước
 {B phụ đứng sau
Tương tự các bước như trên GV và HS tiếp tục đi tìm hiểu khái niệm từ ghép đẳng lập
Phần thứ ba : kết luận
Vậy để có một bài giảng hay đạt hiệu quả cao trong việc dạy lý thuyết về hình thành kiến thức mới cho HS trong phân môn Tiếng Việt không những GV phải có chuyên môn sâu mà còn phải có nghiệp vụ tốt đó là việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Đối với phương pháp phân tích ngôn ngữ đòi hỏi giáo viên tốn nhiều thời gian cho công việc chuẩn bị, nhưng nó là phương pháp chủ đạo đặc thù đối với phân môn Tiếng Việt nhất là trong việc dạy lý thuyết hình thành kiến thức mới.
Trên đây là một vài suy nghĩ và kinh nghiệm của riêng bản thân tôi để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. Song chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết rất mong được các bạn đồng nghiệp nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến bố sung để chuyên đề này của tôi được đầy đủ hơn và có tính khả thi cao.
Mục lục : tài liệu tham khảo
Phương pháp dạy học Tiếng Việt- Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Minh Thuyết-NXB GD
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học- NXBGD
Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường Phổ thông –NXBGD.
Phong cách Tiếng Việt –NXBGD.
Nâng cao ngữ văn 7 NXB Đại học Quốc gia TP HCM

Tài liệu đính kèm:

  • docchuen de van 7.doc