Chuyên đề Rèn kĩ năng đọc – tóm tắt truyện dân gian ngữ văn 6

Chuyên đề Rèn kĩ năng đọc – tóm tắt truyện dân gian ngữ văn 6

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Văn học là một bộ môn khoa học trừu tượng, khó hiểu. Giá trị nội dung ý nghĩa của văn bản được thể hiện thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Muốn học văn tốt, người học phải có kĩ năng đọc, khả năng ghi nhớ, năng khiếu tưởng tưởng, bộc lộ suy nghĩ, Như vậy điều kiện cơ bản đầu tiên là người học phải tiếp xúc văn bản, ghi nhớ văn bản. Đây cũng là một kĩ năng không thể thiếu đối với học sinh khi học môn văn, đặc biệt là học các văn bản tự sự.

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 5837Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Rèn kĩ năng đọc – tóm tắt truyện dân gian ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUYÊN ĐỀ
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC – TÓM TẮT TRUYỆN DÂN GIAN 
NGỮ VĂN 6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Văn học là một bộ môn khoa học trừu tượng, khó hiểu. Giá trị nội dung ý nghĩa của văn bản được thể hiện thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Muốn học văn tốt, người học phải có kĩ năng đọc, khả năng ghi nhớ, năng khiếu tưởng tưởng, bộc lộ suy nghĩ,Như vậy điều kiện cơ bản đầu tiên là người học phải tiếp xúc văn bản, ghi nhớ văn bản. Đây cũng là một kĩ năng không thể thiếu đối với học sinh khi học môn văn, đặc biệt là học các văn bản tự sự. 
Văn bản tự sự được đưa vào chương trình giảng dạy ở các cấp học với số lượng tác phẩm khá lớn như: Truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, trích đoạn tiểu thuyếtTheo chuẩn KTKN, khi học các văn bản này học sinh phải biết tóm tắt văn bản. Bởi vì việc tóm tắt vừa giúp học sinh nắm được nội dung văn bản, vừa phục vụ hiệu quả, thiết thực cho các hoạt động đọc - hiểu văn bản. Như vậy việc rèn luyện kĩ năng đọc - tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh là hết sức cần thiết.
Đối với học sinh lớp 6 mới chập chững bước từ cấp Tiểu học lên, phương pháp học tập hoàn toàn mới lạ. Nhiều em khi giáo viên gọi đọc bài còn phải đánh vần từng chữ, một cách khó khăn, chứ chưa nói đến kĩ năng tóm tắt văn bản. Trong khi đó, chương trình Ngữ văn 6 học kì I, phần văn bản chiếm 100% là văn bản tự sự, hầu hết là truyện dân gian. Sang học kì II, văn bản tự sự cũng chiếm số lượng khá nhiều. 
Trước thực trạng ấy, để giúp cho các em lớp 6 học tốt hơn môn ngữ văn nói chung và có kĩ năng “đọc - tóm tắt văn bản nói riêng’’, tổ Ngữ văn chúng tôi mạnh dạn lên chuyên đề:
 “ Rèn luyện kĩ năng đọc – tóm tắt truyện dân gian ngữ văn 6”.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của huyện và phòng Giáo Dục Đam Rông nên trường THCS Đạ Long đến nay đã có đủ cơ sở vật chất cơ bản để dạy và học. Đặc biệt là hệ thống máy tính, máy chiếu phục vụ cho việc dạy học bằng CNTT khá ổn định.
- Tranh ảnh minh họa cho văn học dân gian khá đầy đủ và phong phú.
 a. Giáo viên: 
- Đội ngũ trẻ, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có tâm huyết với nghề, ham học hỏi.
- Các giáo viên dạy văn đều có khả năng soạn giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy.
 b. Học sinh: 
- Được trang bị đầy đủ Sách giáo khoa, vở học tập, được hỗ trợ chi phí học tập.
- Hầu hết các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Một số em yêu thích truyện dân gian.
2. Khó khăn:
a. Về phía Giáo viên: 
- Kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế. Việc trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên cùng chuyên môn với các trường bạn còn ít.
- Trình độ tin học còn hạn chế nên việc soạn một tiết giáo án điện tử mất rất nhiều thời gian. Điều này dẫn đến tâm lí ngại khó khi lên tiết CNTT.
- Việc vận dụng các phương pháp truyền thống và phương pháp mới chưa được hài hòa và chưa đạt hiệu quả. Tài liệu sử dụng hỗ trợ cho giảng dạy còn hạn chế
- Để có một tiết dạy hiệu quả thì khâu chuẩn bị rất công phu, nên việc đầu tư chưa được thường xuyên. 
b. Về phía Học sinh: Tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: 
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt còn yếu, đọc viết chưa thông thạo, ghi nhớ chậm, đọc rồi lại quên.
- Lười học, không chịu chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đặc biệt là việc đọc tác phẩm ở nhà.
- Một số em đọc quá chậm dẫn đến chưa tự mình đọc hết một tác phẩm nào trong suốt một học kì.
- Chưa biết cách diễn đạt vấn đề, trình bày không xác định được trọng tâm.
	Với những hạn chế trên, học sinh cảm thấy văn bản tự sự dài lê thê, vượt quá khả năng cảm thụ của mình. Từ đó nảy sinh tâm lí chán nản, lười đọc. Cũng như giáo viên lười đọc tiểu thuyết. Để khắc phục khó khăn này, cả giáo viên và học sinh đều phải nổ lực rất nhiều. Mọi vấn đề đều phải giải quyết từ gốc đến ngọn. Chính vì vậy “Rèn kĩ năng đọc – tóm tắt văn bản” là chiếc chìa khóa giúp các em mở cánh cửa đầu tiên bước vào thế giới văn học. Đằng sau cánh cửa này các em tha hồ khám phá sự bí ấn, lí thú, hấp dẫn của các con chữ nghệ thuật. 
	Khảo sát việc thực hiện chuyên đề vào lớp 6a2, tổ thu được kết quả như sau.
* Trước khi vận dụng (Bài khảo sát đầu năm)
Lớp
Sĩ số
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A2
38
0
0
 0
0
11
28.9
6
17.8
21
55.3
* Sau khi vận dụng (Bài viết số 1)
Lớp
Sĩ số
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A2
37
0
0
1
2.7
18
48.6
7
19
11
29.7
* Sau khi vận dung ( Bài kiểm tra văn )
Lớp
Sĩ số
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A2
37
0
0
2
5.4
19
51.3
9
24.3
7
19
III. GIẢI PHÁP:
Có rất nhiều giải pháp khác nhau để giúp học sinh có thể tóm tắt văn bản. Chẳng hạn chỉ cần đọc nhiều lần văn bản và ghi nhớ. Điều này chỉ phù hợp với sĩ tử ngày xưa, suốt ngày dùi mài kinh sử. Còn ngày nay, học sinh được giáo dục một cách toàn diện hơn. Ngoài các môn khoa học cơ bản, các em còn phải học ngoại ngữ, tin học, HĐNGLL để rèn luyện kĩ năng sống,Bên cạnh đó học sinh ngày nay rất lười học Văn, ngại học Văn, muốn vận động bên ngoài chứ không chịu khép cửa phòng văn. Chính vì vậy giáo viên cần phải tìm ra giải pháp mới giúp học sinh tóm tắt được nội dung văn bản mà không mất nhiều thời gian. Dưới đây là một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong tiết văn bản đối với Hs khối 6 nói riêng, và Hs bậc THCS nói chung.
1. Xác định mục đích và yêu cầu của đọc- tóm tắt văn bản:
1.1/ Đọc:
	Đọc là cơ sở để thâm nhập một tác phẩm. Muốn nắm bắt được nội dung tác phẩm văn học nhất thiết phải đọc. Đó là một hình thức đặc thù của nhận thức văn học. Đọc sẽ kích thích quá trình tâm lí cảm thụ, tri giác tưởng tượng, xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới tác phẩm. Có 3 mức độ đọc phải rèn cho Hs đó là đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm:
- Đọc đúng: Là không được đọc sai văn bản, là quá trình tri giác chính xác văn bản. Gv phải chỉnh sửa kịp thời khi học sinh phát âm sai. Gv dạy văn có thể kết hợp với 
GVCN cho các em luyện đọc vào 15 phút đầu giờ.
- Đọc hay: là bước tiếp theo của đọc đúng, phải trên cơ sở đọc đúng, đọc hay mới thành công. Đọc hay là bước đầu chuyển tiếp từ lĩnh vực ngôn ngữ sang lĩnh vực văn chương. Đọc đúng có nghĩa là đọc, còn đọc hay là đọc ra ý. Gv có thể đọc mẫu hoặc gọi Hs đọc tốt cho cả lớp cùng nghe.
- Đọc diễn cảm là một phương pháp đọc sáng tạo. Người đọc phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc của tác giả, nhân vật thông qua ngữ điệu, giọng điệu. Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức, thẩm mĩ cho các em, lôi cuốn các em nhập hồn vào tác phẩm.
 Từng bước rèn cho Hs 3 mức độ đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Sau đó mới rèn Hs đọc để tóm tắt văn bản, hay nói cách khác là đọc ghi nhớ nội dung cốt truyện của văn bản.
1.2/ Tóm tắt :
Tóm tắt là một khâu không thể thiếu trong phần tiếp nhận văn bản, nhất là đối với phần văn học dân gian mà các em học sinh lớp 6 bước đầu làm quen. Vậy, tóm tắt văn bản là gì?
 Tóm tắt văn bản là trình bày lại một nội dung của một văn bản gốc theo một mục đích đã định trước.Văn bản tóm tắt thường ngắn hơn so với văn bản gốc.Việc lựa chọn thông tin để đưa vào văn bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích tóm tắt. Mục đích tóm tắt là nhân tố hàng đầu chi phối việc tóm tắt văn bản.Tuy nhiên, văn bản tóm tắt phải mang tính khách quan, phản ánh trung thực văn bản gốc. Từ đó, học sinh nắm được cái cốt lõi của câu chuyện. Khi tóm tắt văn bản, Gv và HS cần lưu ý:
- Diễn đạt càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, loại bỏ những thông tin không cần thiết đối với mục đích tóm tắt.
- Văn bản tóm tắt phải luôn phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc, không thêm thắt những nội dung không có trong văn bản gốc.
- Người tóm tắt cần diễn đạt theo cách riêng của mình, bằng lời văn của mình, hạn chế dùng lại các câu, đoạn trong văn bản gốc.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 	Thời lượng của tiết ngữ văn trên lớp chỉ có 45 phút. Trong khi đó trọng tâm kiến thức, kĩ năng thái độ phải rèn cho học sinh khá nhiều. Học sinh khối 6 bước đầu mới làm quen với văn bản truyện dân gian khá dài. Vì vậy cả giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị chu đáo.
2.1/ Giáo viên:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm văn bản.
- Tóm tắt văn bản một cách súc tích, đúng mục đích của từng bài học.
- Tìm tòi các phương pháp, kĩ thuật dạy học giúp các em biết cách tóm tắt văn bản một cách nhanh nhất.
- Tìm kiếm, chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy.
- Thể hiện các phương pháp rõ ràng cụ thể trong giáo án.
2.2/ Học sinh:
- Luyện đọc văn bản ở nhà, tối thiểu là đọc đúng văn bản. Bởi vì đọc sai trên lớp sẽ phá vỡ mạch cảm xúc của truyện, làm truyện kém hấp dẫn.
- Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.
- Nắm được trình tự các hành động sự việc do nhân vật làm nên.
- Xác định bố cục văn bản, nội dung của từng phần.
- Soạn các câu hỏi phần đọc hiểu để nắm mục đích của truyện.
- Luyện tập tóm tắt bằng lời văn của mình.
3. Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học vào đọc - tóm tắt truyện dân gian:
3.1/Phương pháp đọc:
Có nhiều mức độ, hình thức và phương pháp đọc khác nhau như đọc bằng mắt, đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc một mình, đọc trước một nhóm, đọc trước tập thể vài chục người. Nhưng đọc để phục vụ tóm tắt thì có một số cách đọc như sau:
3.1.1/ Đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là phương pháp được sử dụng phổ biến trong mọi văn bản, dễ thực hiện. Gv dạy văn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh thâm nhập tác phẩm, nên GV cần phải có sự chuẩn bị kĩ. 
+ Để đọc diễn cảm, Gv phải đọc đúng, đọc hay, bộc lộ được cảm xúc của nhà văn và nhân vật. 
+ Người giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc cụ thể, đọc mẫu, gọi Hs đọc tốt trước. 
+ Kết hợp với đọc phân vai: Bởi vì đọc phân vai là cách tạo cảm xúc, giọng điệu khác nhau giữa các tuyến nhân vật. 
+ Sau khi Hs đọc xong, Gv phải nhận xét rõ ràng.
+ Hs cũng phải luyện đọc trước ở nhà, đến lớp đọc theo hướng dẫn của Gv.
+ Chú ý nghe giáo viên và bạn đọc.
+ Nhận xét cách đọc của bạn.
3.1.2/ Đọc phân vai: 
	Đọc phân vai là cho Hs đóng vai các nhân vật trong truyện để đọc. Phương pháp này tái hiện lại lời thoại nhân vật một cách cụ thể, làm câu chuyện hấp dẫn sóng động hơn. Đồng thời cũng giúp các em dễ dàng xác định các tuyến nhân vật, lời thoại nhân vật, tính cách nhân vật qua giọng điệu. Phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao. Vì vậy Gv cần sử dụng đối với văn bản có nhiều lời thoại. Cách thực hiện phương pháp này:
+ Gv cần phân vai rõ ràng, phù hợp. Hướng dẫn cụ thể trước khi đọc để mạch truyện không bị phá vỡ khi các em nhầm vai. 
+ Gv sẽ đọc phần dẫn truyện để dẫn dắt, nhắc nhở các vai kịp thời khi các em lúng túng.
+ Sau một đoạn có thể dừng lại nhận xét cách đọc và mới nhóm Hs khác đóng vai đoạn tiếp theo.
+ Chọn vă ... :
+ Gv hướng dẫn Hs các tình huống sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
- Một người kém hiểu biết mà tỏ ra ta đây hiểu biết bị chê cười: Đúng là “Ếch ngồi đáy giếng”
- Một người khiêm tốn nhìn thẳng vào hạn chế của mình nói: Mình không biết gì hết, chẳng khác nào “Ếch ngồi đáy giếng”.
+ Gv hướng dẫn Hs các tình huống sử dụng thành ngữ “Coi trời bằng vung”.
 - Một Hs con hiệu trưởng ngang ngạnh trong giờ học. Cô giáo nhắc nhở. Hs ấy bảo: “Nếu cô muốn tiếp tục dạy ở trường này thì đừng bao giờ gây sự với em”. Các bạn trong lớp có thể đánh giá bạn ấy : Đúng là “Coi trời bằng vung”. 
Bằng cách này, Gv đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho các em qua tác phẩm văn học. Khi các em biết cách sử dụng thì việc ghi nhớ không còn khó khăn. Chỉ cần nghe thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”, “Ôm cây đợi thỏ”, “Há miệng chờ sung” thì người nghe nhớ ngay đến cốt truyện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Chúng tôi sẽ áp dụng một số giải pháp nêu trên vào tiết 37 - Ếch ngồi đáy giếng ( Ngữ văn 6). Trong giới hạn của tiết học, chúng tôi chọn các phương pháp phù hợp với bài dạy như sau:
Kĩ thuật mảnh ghép củng cố sự việc chính cho Hs tóm tắt khi kiểm tra bài cũ.
Đọc diễn cảm: Gv hướng dẫn, đọc mẫu, gọi Hs đọc.
Nhìn tranh ảnh động, nghe đoạn tóm tắt mẫu.
Hs nhìn tranh để tóm tắt lại văn bản.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống từ tình huống truyện vào tình huống giao tiếp. ( có giáo án kèm theo)
V. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
 1. Kết luận:
 	Chuyên đề “Rèn kĩ năng đọc – tóm tắt truyện dân gian ngữ văn 6” của tổ Văn- Sử - Địa đưa ra khá nhiều phương pháp. Khi áp dụng các phương pháp này, chúng tôi thấy Hs có sự chuyển biến tích cực. Các em từ chỗ nhút nhát, không biết nói gì, nói nhỏ đến chỗ mạnh dạn đứng trước tập thể lớp tóm tắt bằng lời văn của mình. Nếu tiếp tục áp dụng các phương pháp này vào dạy học thì bên cạnh rèn kĩ năng đọc- tóm tắt, Gv còn từng bước rèn được kĩ năng thuyết trình, giao tiếp cho Hs. Mỗi lần tóm tắt được văn bản 2-5 phút trước đám đông là mỗi lần Hs tự tin để khẳng định mình. Khi Hs đã nắm nội dung cốt truyện thì bước tìm hiểu văn bản không còn khó khăn nữa. Tuy nhiên việc ứng dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học này vào giảng dạy môn Ngữ văn khối 6, Gv cần chú ý một số điểm như sau:
- Trước mỗi tiết văn bản, Gv nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật nào có thể đưa vào giúp Hs đọc – tóm tắt.
- Tích cực chuẩn bị ĐDDH phù hợp với các phương pháp kĩ thuật tích dạy học mà mình đưa ra.
- Thiết kế giáo án với dụng ý đưa các phương pháp, kĩ thuật đọc – tóm tắt phù hợp từng hoạt động, từng đơn vị kiến thức bài học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Gv phải biết sắp xếp thời gian hợp lí để thực hiện từng hoạt động trong một tiết dạy.
- Nhiệt tình tổ chức cho Hs tham gia các hoạt động ngoại khóa, NGLL, văn hóa- văn nghệ: Như cho các em xem phim, tập cho các em kể chuyện, diễn kịch,...
2. Kiến nghị :
- Thư viện nhà trường nên có thêm nhiều tranh ảnh phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy. Trang bị, lắp đặt máy chiếu, ti vi một cách thuận tiện để Gv linh hoạt sử dụng.
- Một tháng GVBM kết hợp với GVCN khối 6 tổ chức cho các em xem phim tập thể một lần.
- Chủ đề của các hội thi kể chuyện văn nghệ nên tích hợp văn học như hát dân ca, kể chuyện dân gian, kịch vui,...
- Các giáo viên am hiểu về tin học phải nhiệt tình giúp đỡ Gv văn thực hiện ý tưởng của mình.
 Thời gian nghiên cứu và lên chuyên đề “ Rèn kĩ năng đọc- tóm tắt truyên dân gian cho học sinh khối 6” của tổ Văn – Sử - Địa chưa nhiều. Các phương pháp, kĩ thuật đưa ra cũng mang tính chủ quan trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của tổ. Tuy nhiên, tổ cũng mạnh dạn thực hiện chuyên đề để các thầy cô giáo có điều kiện ngồi lại, trao đổi ý kiến góp phần xây dựng chuyên đề có hiệu quả hơn. Đây cũng là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện chủ đề năm học. Kính mong quý thầy cô nhiệt tình đóng góp ý kiến. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
 Đạ long, ngày 27 tháng 10 năm 2011
Duyệt của PHT chuyên môn Tổ Văn-Sử-Địa- GDCD thực hiện
 TTCM
 Phạm Thị Ngọc Phương
 TIẾT DẠY ÁP DỤNG
Tuần 10	 Ngày soạn: 22/10/2011
Tiết 37	Bài 10 Ngày dạy: 25/10/2011
 Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG	 
	 (Truyện ngụ ngôn)
A/Mức độ cần đạt:
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Ếch ngồi đáy giếng”.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2.Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
3.Thái độ: Sống khiêm tốn, chịu khó học hỏi không kiêu ngạo, huênh hoang.
C/Phương pháp: Đọc diễn cảm, tóm tắt, trực quan, phân tích, thảo luận, liên hệ thực tế, trò chơi; kĩ thuật mảnh ghép, tích hợp,...
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6 a2.........................................................
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Sắp xếp các mảnh ghép sau trình tự các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” vào mô hình bên dưới:
Mảnh ghép:
Nữ hoàng
Lủi thủi ra biển
Mụ già sẽ là nữ hoàng
Máng lợn mới
Đi ra biển
Tôi sẽ giúp ông
Nhất phẩm phu nhân
Lại lóc có ra biển
Trời sẽ phù hộ ông
Nhà rộng
Lại đi ra biển
Ông sẽ được nhà rộng
Long Vương
Lại đi ra biển
Không đồng ý
Mô hình:
Mụ vợ
Ông lão
Cá vàng
+ Em nào có thể dựa vào mô hình để tóm tắt lại truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?
3.Bài mới: 
- Lời vào bài: Gv viên trình chiếu hình con ếch và hỏi: Các em có biết con gì đây không? Nó thường sống ở đâu? 
Dựa trên cách trả lời của Hs, Gv vào bài: Ếch là loài động vật bé nhỏ sống ở các vùng ao hồ, đầm lầy. Sau mỗi trận mưa nó cất tiếng kêu râm ran khắp các đồng ruộng. Dân gian đã tưởng tượng ra một câu chuyện rất thú vị về chú ếch. Các em có muốn biết không? Tiết học này, cô và các em cùng tìm hiểu văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” 
- Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung:
- Gv giải thích nghĩa từ : ngụ: hàm ý kín đáo; ngôn: lời nói.
- Hs: Đọc chú thích
- Gv: Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Hs: Trả lời
- Gv giảng lại, cho ghi ý chính.
Đọc-hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn Hs đọc diễn cảm: chậm rãi, rõ ràng, pha chút hài hước.
- Gv đọc mẫu, Hs đọc.
- Hs và Gv nhận xét cách đọc.
- Gv cho Hs nghe tóm tắt mẫu
- Gv trình chiếu hình ảnh động theo trình tự sự việc và phát vấn: Truyện kể về con vật gì? Có những sự việc chính nào?
- HS xem tranh tóm tắt 
- Hs và Gv nhận xét Hs tóm tắt.
- Gv hướng dẫn tìm bố cục: Văn bản có mấy đoạn văn? Mỗi đoạn kể về sự việc gì? 
- Hs trả lời.
- Gv định hướng tìm hiểu văn bản: Truyện có đơn thuần kể về con ếch không, hay nói chuyện con người thì chúng ta cùng phân tích.
- Gv trình chiếu tranh minh họa hai môi trường sống của. Gv chia nhóm cho HSTL, ghi vào bảng nhóm theo mẫu đã cho.
- HSTLN 3 phút theo nội dung:
N 1 +N2 : Cho biết môi trường, nhận thức của ếch khi ở trong giếng?
N3 +N4: Cho biết môi trường và thái độ của ếch khi ra khỏi giếng? Hậu quả ra sao?
- Hs và Gv nhận xét đánh giá kết quả thảo luận.
- Gv phân tích: dựa vào bảng nhóm để phân tích rút ra bài học cho các em (khi sống trong môi trường chật hẹp, ếch có một chút uy lực nên tỏ ra kiêu căng. Ếch chủ quan mang cái nhận thức, thái độ đó vào một môi trường mới, rộng hơn nên phải trả giá bằng cả mạng sống...) 
- Gv củng cố lại bài học của ếch: Nguyên nhân nào khiến ếch bị giẫm bẹp?
- Hs chọn đáp án đúng.
- Gv chuyển ý: từ câu chuyện của chú ếch, các em rút ra bài học nhận thức gì cho bản thân?
- HS tự suy nghĩ 2 phút, viết ra giấy và chuyền cho bạn ngồi gần.
- Gv gọi Hs trả lời, chọn bài học hay ghi vào mục:
“b1/Bài học nhận thức”
- Gv: Truyện thành công nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
- Hs: trả lời.
- Gv: Theo em truyện ngụ ý phê phán ai?
- Hs: Rút ra ý nghĩa.
- GV liên hệ thực tế: về trẻ con, học sinh, thanh thiếu niên 
 “ Coi trời bằng vung”.
- Gv tích hợp thành ngữ vào tình huống giao tiếp
+ Thành ngữ “Coi trời bằng vung”: cho Hs chơi trò chơi để các em biết cách sử dụng thành ngữ 
- Hs đọc ghi nhớ sgk/101
+ Thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng”: Hướng dẫn làm bài 2 sgk/101
+ Gv nêu tình huống.
+ Hs sử dụng câu nói vào tình huống.
- Gv cho Hs xem đoạn Video của các em nhỏ trong chương trình Đồ rê mí để các em thấy sự ảnh hưởng sâu rộng của truyện trong đời sống, từ đó yêu thích câu chuyện.
Hướng dẫn tự học
- Các em tự đọc và kể cho nhau nghe, nhận xét cho nhau
- Tìm đọc một số truyện ngụ ngôn.
- Chuẩn bị bài: Thầy bói xem voi
+ Đọc phân vai, tóm tắt truyện
+ Nhận xét cách phán của các thầy về con voi? Thái độ của các thầy.
+ Ý nghĩa của truyện?
I.Giới thiệu chung:
* Truyện ngụ ngôn: Là những truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người; khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó.
II.Đọc-hiểu văn bản:
1.Đọc- tìm hiểu từ khó
* Tóm tắt
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần 
- P1: Từ đầu đến “chúa tể”: Ếch khi ở trong giếng.
- P2: Còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng.
b.Phân tích:
b1/ Câu chuyện về ếch
* Sống ở đáy giếng
- Môi trường sống: chật hẹp
- Nhận thức:
+ Coi trời bằng vung
+ Mình oai như vị chúa tể.
=>Môi trường sống chật hẹp khiến nhận thức nông cạn, chủ quan.
* Ra khỏi giếng:
- Môi trường sống: Mở rộng
- Thái độ: nghênh ngang đi lại, chả thèm để ý đến xung quanh.
- Kết quả: bị trâu giẫm bẹp.
=>kết cục bi thảm: bài học cho kẻ chủ quan, kiêu ngạo, xem thường người khác.
b2/Bài học nhận thức
- Môi trường sống hạn hẹp, không giao lưu làm hạn chế tầm hiểu biết.
- Khi môi trường sống thay đổi phải tìm hiểu kĩ để thích nghi.
- Chủ quan, coi thường người khác sẽ phải trả giá đắt có khi cả mạng sống.
3.Tổng kết
a.Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo.
b.Ý nghĩa:
- Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang
- Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan kiêu ngạo.
* Ghi nhớ sgk/101
4. Luyện tập
Bài 2:
- Đánh giá người kém hiểu biết.
- Đánh giá bản thân một cách khiêm tốn.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện, rút ra bài học nhận thức.
- Làm bài tập 1
 - Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.
* Bài mới: soạn bài “Thầy bói xem voi”
E/Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Ren ki nang doc tom tat truyen dan gian.doc