Chuyên đề Tính giáo dục trong việc cho điểm học sinh ở môn ngữ văn

Chuyên đề Tính giáo dục trong việc cho điểm học sinh ở môn ngữ văn

Điểm số không những đánh giá kết quả học lực của học sinh mà nó còn phản ánh hiệu quả chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Cho điểm học sinh là một khoa học bởi nó góp phần đánh giá chính xác học lực của học sinh. Nhìn vào điểm số, các em biết được thành quả học tập của mình có tiến bộ hay không. Giáo viên cũng căn cứ vào điểm số để đánh giá, xếp loại khen thưởng học sinh.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tính giáo dục trong việc cho điểm học sinh ở môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH GIÁO DỤC TRONG VIỆC CHO ĐIỂM HỌC SINH
Ở MÔN NGỮ VĂN
 	I - Lý do chọn vấn đề :
Điểm số không những đánh giá kết quả học lực của học sinh mà nó còn phản ánh hiệu quả chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Cho điểm học sinh là một khoa học bởi nó góp phần đánh giá chính xác học lực của học sinh. Nhìn vào điểm số, các em biết được thành quả học tập của mình có tiến bộ hay không. Giáo viên cũng căn cứ vào điểm số để đánh giá, xếp loại khen thưởng học sinh.
Cho điểm học sinh còn là một nghệ thuật. Bởi điểm số không những là điểm số mà nó góp phần khuyến khích , thúc đẩy sự cố gắng học tập của các em. Vậy nên giáo viên phải biết sử dụng những con điểm trong tay của mình để động viên khuyến khích các em trong việc học tập bộ môn của mình.
Thực tế cho thấy có nhiều học sinh khi nhận được điểm số từ giáo viên lại tỏ ra rất buồn, cũng có học sinh khi nhận điểm số từ giáo viên lại tỏ ra phấn khởi rất vui. Tất cả đều có nguyên nhân , chúng ta sẽ bàn đến vấn đề này ở phần sau.
	Đặc trưng của môn Ngữ văn là một môn khoa học xã hội nên việc đánh giá cho điểm học sinh cũng có thể có một độ lệch tương đối. Vậy nên thực tế cho thấy việc cho điểm thường xuyên cũng như cho điểm định kỳ, ngoài việc cần có tính chất nghiêm túc và khoa học, cũng cần đảm bảo tính nghệ thuật và giáo dục. Đó cũng chính là một lý do để tôi viết tham luận này . Nội dung tham luận chắc hẳn còn nhiều thiếu sót mong Quý đồng nghiệp lượng thứ và chân thành góp ý kiến.
	II- Nội dung :
Cho điểm đối với việc kiểm tra thường xuyên :
Kiểm tra miệng :
Thông thường, thầy cô thường đặt câu hỏi, gọi học sinh lên bảng trả lời, nhận xét và cho điểm, học sinh về chỗ và giáo viên gọi học sinh khác. Việc làm đó đúng với yêu cầu về phương pháp của việc kiểm tra miệng.
Tuy nhiên theo tôi nghĩ, tính giáo dục trong việc cho điểm miệng là :
- Thứ nhất là , chúng ta có thể tiến hành như thông thường, nhưng đối với học sinh khá, giỏi bộ môn, khi các em trả lời tốt các câu hỏi chính thì chúng ta có thể đặt thêm một, hai câu hỏi phụ để các em trả lời. Sau đó giáo viên nhận xét cả về quá trình phấn đấu học tập của em ( việc làm này được xem như nêu gương ) và cho một con điểm thật chính xác .
- Thứ hai là, đối với những học sinh yếu, kém thường xuyên bị điểm xấu , chúng ta nên lưu ý xem các em có đưa tay trả lời hay không, nếu gọi những đối tượng này , chúng ta thật sự nhạy cảm; ngoài việc đặt câu hỏi chính, câu hỏi phụ phù hợp, nếu các em trả lời được, chúng ta cũng nên nhận xét và cho điểm thật sự khuyến khích cho các em . Tuy nhiên ta nói đó là một nghệ thuật là bởi ngoài việc cho điểm, chúng ta phải tạo ra một suy nghĩ chung trong lớp, đó là một điểm số thật sự công bằng và mang tính khuyến khích cao. Để tạo nên những suy nghĩ đồng thuận cao trong các em, đó có thể là nguồn động lực để các em sẽ phấn đấu tốt hơn.
- Thứ ba là, đối với những học sinh lười học bài, chúng ta cũng nên gọi trực tiếp những em này lên kiểm tra bài cũ, nếu các em không thuộc, chúng ta cũng nên mạnh dạn cho điểm xấu. Sau đó nhận xét chung về cả quá trình học tập yếu kém của các em này. Đó là một việc làm hết sức cần thiết để giúp các em này tự nhận thức lại quá trình học tập của mình. Nhưng việc làm cần thiết hơn là chúng ta cũng tạo mọi điều kiện và cơ hội để cho những học sinh này gở lại những điểm số đó. Trong trường hợp này, tính giáo dục chính là cho một con điểm tốt kề bên con điểm xấu. Sau khi cho gỡ điểm, chúng ta cũng nên có vài lời động viên khuyến khích để các em thấy được điểm số có được là thành quả tiến bộ thật sự của các em.
- Thứ tư là, cũng tùy theo lúc các phong trào thi đua chủ điểm của nhà trường. Bếu hôm trước các em tham gia phong trào thể thao hôm sau không thuộc bài thì chúng ta nên kiểm tra lại vào dịp khác ; hoặc là chúng ta chỉ kiểm tra những em thuộc bài Chúng ta cũng nên động viên các em bằng cách khi kiểm tra bài cũ , chúng ta cũng có tể nói : Trong tuần lễ thi đua thầy sẽ cho thật nhiều điểm tốt để các em tham gia tốt phong trào Tuy nhiên đó chỉ là lời nói mang tính động viên, còn thực tế cho điểm thì vẫn có thể linh hoạt tùy theo từng trường hợp.
- Thứ năm là, cho điểm cũng cần phải chính xác , khách quan nó phản ánh đúng khả năng của các em. Sau khi các em nhận điểm số của thầy cô các em phải có thái độ trân trọng đối với điểm số mà mình có được. Tránh trường hợp các em trả lời câu hỏi chưa tốt mà lại cho con điểm khá cao, điều đó gây tâm lý công bằng của thầy cô, hoặc là các em sẽ có thái độ không trân trọng với điểm số mà mình có được. Bởi vì đó là điểm số ảo , không phản ánh đúng công sức của các em. Hoặc các em trả lời quá tốt mà chúng ta lại cho điểm khắc khe thì các em có thể nảy sinh tâm lý chán nản, tiêu cực. ( Cũng có thể cho điểm miệng bằng cách sắp kết thúc tiết học giáo viên cũng có thể nhận xét cho điểm tốt đối với những học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, trả lời đúng câu hỏi khó, phát hiện nhiều ý hay , sáng tạo. để khuyến khích học sinh say mê, tìm tòi, phát hiện cái mới để học sinh yêu thích bộ môn học.)
Cho điểm đánh giá học sinh là một quá trình, cho điểm đánh giá đúng học sinh là một khoa học nhưng quá trình cho điểm , đánh giá làm sao khuyến khích học sinh tiến bộ là một nghệ thuật. Vậy nên vấn đề không những ở bản thân đối tượng được đánh giá mà chính thái độ người đánh giá cũng rất quan trọng. Trong một năm học hoặc nhiều hơn, ít nhiều chúng ta đã hiểu học sinh, yêu cầu của chúng ta đối với học sinh là yêu cầu cao. Nhưng không phải bất kỳ học sinh nào cũng đáp ứng được yêu cầu đó. Vậy nên thái độ của chúng ta là hòa nhã, gần gũi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc thầy là thầy, trò là trò. Điều đó thể hiện trên lớp trong lúc kiểm tra miệng là thái độ vui vẻ, luôn luôn tôn trọng, luôn sẵn sàng cho điểm tốt nếu các em thực hiện tốt yêu cầu, sẵn sàng cho điểm xấu nếu các em lười biếng và cũng cho các em hiểu rằng thầy cô sẽ có cách nhìn nhận khác về em nếu có thái độ tích cực trong học tập.
	Những điều nên tránh khi em tiến hành kiểm tra miệng :
Giáo viên không nên có thái độ, nét mặt quá hình sự khi kiểm tra bài cũ. Vì như vậy sẽ tạo ra tâm lý sợ sệt, mất tự tin khi học sinh lên bảng trả lời; có thể những điều các em đã thuộc, đã nắm sẽ không còn gì cả sau khi nhìn thấy nét mặt của thầy cô.
Cũng có trường hợp vì một do nào đó trong lớp có nhiều em không thuộc bài. Thầy , cô cho bao nhiêu điểm xấu. Thậm chí thầy cô không dạy mà cao giọng giảng cho các em nghe một bài thật dài về đạo học. Sau đó yêu cầu em không thuộc bài đưa tay lên. Thầy cho tất cả điểm không hoặc điểm một; hoặc ghi tất cả vào sổ đầu bài ( sổ theo dõi tiết học ) phê một câu nặng nề để hả giận, sau đó bước ra khỏi lớp. Đó là một việc làm cần hết sức tránh. Xét cho cùng việc làm đó không đảm bảo tính giáo dục mà còn có thể gây cho học sinh tâm lý đối phó hoặc tâm lý bất hợp tác đối với giáo viên.
kiểm tra 15 phút:
Do đặc trưng của kiểm tra 15 phút là ngắn, ít thời gian nên các em không thể suy nghĩ nhiều khi làm bài. Đó là khó khăn đối với những học sinh yếu kém. Nhưng đó cũng là cơ hội để các em học sinh khá, giỏi thể hiện kiến thức của mình. Vậy nên khi ra đề chúng ta cũng cần có đề thích hợp với mọi đối tượng. Vấn đề đặc biệt chính là sự chấm điểm phải đảm bảo tính chính xác,khách quan và có tính khuyến khích đối với những học sinh yếu kém. Theo chúng tôi suy nghĩ đây chỉ là những điểm số thuộc hệ số 1 nên chúng ta cũng có thể cho nhiều điểm khuyến khích Vì những điểm số này không làm thay đổi nhiều kết quả học tập của các em. Những điểm số khuyến khích đó ít nhiều có tác dụng tích cực đối với những học sinh cần cù mà không có năng khiếu trong văn chương.
Cho điểm đối với việc kiểm tra định kỳ :
a- Đối với bài viết trên lớp :
	Điều mà thầy cô dễ dàng thấy được bài viết trên lớp chưa là niềm vui của những học sinh yêu thích môn văn , có năng khiếu viết văn. Hoặc là ở một số em ở bài trước các em đã đạt được điểm tốt, nên các em rất háo hức chở đến bài viết sau để thể hiện khả năng của mình trước thầy cô . Nhưng chúng ta cũng thấy được trường hợp ngược lại , tức la bài viết trên lớp cũng giống như một trách nhiệm phải hoàn thành đối với những em lười, hoặc không thích học môn văn. Hoặc là đối với một số trường hợp khác , ở bài viết trước các em bị điểm xấu, các em cố gắng khắc phục để viết tốt hơn trước. Cũng có những trường hợp chủ quan, không cố gắng  Đó là vấn đề và để khắc phục những vấn đề đó không có gì ngoài lời phê và điểm số.
Ở đây, chúng tôi không đề cập đến việc ra đề mà chú ý đến việc có lời phê, nhận xét và chấm bài, cho điểm đối với những bài viết của các em.. Vì tính nghiêm túc khi kiểm tra nên có thể có rất nhiều học sinh sẽ thực hiện không đáp ứng nhu cầu của giáo viên. Vậy nên khi chấm bài , chúng ta cần đọc bài viết thật kỹ, nhận xét kỹ năng, kiến thức của các em. Qua đó , chúng ta có lời phê và con điểm thật phù hợp vừa có tính đánh giá, vừa có tính khuyến khích học sinh . Để các em nhận thấy rằng con điểm trong bài viết phản ánh đúng với khả năng học lực của các em .
b- Đối với bài viết về nhà :
Có thể có những trường hợp xảy ra :
 - Thứ nhất là, có những học sinh về nhà tự nghiên cứu tài liệu và làm bài thật chu đáo.
- Thứ hai là, có những học sinh không chịu nghiên cứu tài liệu, bài học mà chỉ mở các sách tham khảo ra chép và sau đó đến thời gian nộp thì đem đến lớp nộp cho giáo viên.
Đối với những trường hợp trên, khi chấm bài chúng ta thật sự lưu ý đến những học sinh yếu trên lớp. Khi chấm bài của các em này cần xem kỹ các em có thật sự đầu tư cho bài viết của mình hay không ? Nếu có, thầy cô cũng nên cho một con điểm thật sự khuyến khích cho các em. Con điểm đó thể hiện sự ghi nhận của thầy cô về công lao của các em hơn là kiến thức của các em có được.
	III- KẾT LUẬN :
	Kính thưa Quý đồng nghiệp, dạy văn là một khoa học. Nhưng do đặc trưng của tiết văn là văn chương nên trong tiết văn nó vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Là người thầy, bản thân chúng ta phải là những hình tượng sống trong cuộc sống để học sinh có thể học hỏi và noi theo. Mọi tác phẩm của Văn chương sẽ không còn đẹp nữa, mọi con điểm sẽ trở thành vô nghĩa nếu trong cuộc sống chúng ta không là một hình tượng trước học sinh. Nhưng trước khi là một hình tượng sống thì chúng ta nên làm nhiều việc để động viên việc học của các em, một trong những việc đó có thể là : Tính giáo dục trong việc cho điểm các em.
	Vấn đề của tham luận này chính là việc cho điểm đánh giá học sinh vừa mang tính chính xác khoa học và cũng vừa mang tính nghệ thuật. Nó góp phần khuyến khích việc học tập tiến bộ của các em . Tuy nhiên, tham luận vẫn còn mang nhiều tính chủ quan của người viết chắc hẳn còn nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn !
 Tân Phong , ngày 03 tháng 3 năm 2011
Chuyên đề được HĐKH Người thực hiện
Xếp loại :
P. Chủ tịch HĐKH
Lâm Phi Long

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Hay.doc