Chuyên đề tự chọn Vật lí 8

Chuyên đề tự chọn Vật lí 8

Chuyển độngcơ học

6 - Tính chất tương đối của chuyển động và đứng yên.

- Chuyển động đều, vận tốc của chuyển động.

- Chuyển động không đều, vận tốc trung bình. - Biết vật chuyển động hay đứng yên, tính tương đối của chuyển động. Hiểu sâu hơn các hiện tượng vật lí.

- Biết thế nào là chuyển động đều; vận tốc là gì; hiểu và nắm vững công thức tính vận tốc v = S/t.

- Hiểu vận tốc của chuyển động không đều, công thức tính vận tốc của chuyển động không đều, công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: vTB = S/t.

- Luyện kĩ năng giải các bài tập trắc nghiệm, tự luận.

 

doc 16 trang Người đăng vultt Lượt xem 1943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề tự chọn Vật lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP. QUY NHƠN
TRƯỜNG THCS NGÔ VĂN SỞ
--–&—--
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 
VẬT LÍ 8
GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
TỔ BỘ MÔN: TOÁN – LÍ – HOÁ - SINH - CN
Năm học 2008 - 2009
CÁC CHỦ ĐỀ CỤ THỂ
TT
TÊN CHỦ ĐỀ
Số tiết
Các nội dung thuộc chủ đề
Mục tiêu về kiến thức và kĩ năng
Gợi ý phương pháp
1
Chuyển động
cơ học
6
- Tính chất tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Chuyển động đều, vận tốc của chuyển động.
- Chuyển động không đều, vận tốc trung bình.
- Biết vật chuyển động hay đứng yên, tính tương đối của chuyển động. Hiểu sâu hơn các hiện tượng vật lí.
- Biết thế nào là chuyển động đều; vận tốc là gì; hiểu và nắm vững công thức tính vận tốc v = S/t.
- Hiểu vận tốc của chuyển động không đều, công thức tính vận tốc của chuyển động không đều, công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: vTB = S/t.
- Luyện kĩ năng giải các bài tập trắc nghiệm, tự luận.
- Nghiên cứu tình huống.
- Tư duy.
- Thảo luận nhóm.
- Tranh luận.
- Nghiên cứu các đề tài.
2
Aùp suất 
6
- Aùp suất 
- Aùp suất chất lỏng – Bình thông nhau 
- Aùp suất khí quyển
- Lực đẩy Aùc simét 
- Sự nổi 
_Phân tích và giải được các bài toán về áp suất ,áp suất chất lỏng và chất khí , lực đấy Acsimet 
- _Vận dụng thành thạo công thức tính áp suất , lực đấy Acsimet trong mọi trường hợp để 
giải các bài toán về áp lực , áp suất
_Nêu được cách làm tăng , giảm áp suất trong đời sống nhằm giải thích một sốhiện tượng đơn gián thường gặp .
_Nắm được nguyên tắc bình thông nhau
_Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xe-livà một số hiẹn tượng đơn giản
- Nghiên cứu tình huống.
- Tư duy.
- Thảo luận nhóm.
- Tranh luận.
- Nghiên cứu các đề tài. 
CHỦ ĐỀ 1:
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
	Loại chủ đề: bám sát.
	Thời lượng: 6 tiết.
A./ Mục tiêu:
	1./ Kiến thức:
- Oân lại và nắm vững các kiến thức cớ bản.
- Phân tích và giải được bài toán về chuyển động tương đối, chuyển động thẳng đều của một hay nhiều vật.
	2./ Kĩ năng:
- Vận dụng thành thạo công thức vận tốc trong mọi trường hợp để giải bài toán về chuyển động thẳng đều.
- Biết biểu diễn và xác định vị trí, đường đi của một hay nhiều vật cùng tham gia chuyển động trên một đường thẳng.
- Sử dụng đồ thị đường đi của hai hay nhiều vật chuyển động thẳng đều để tìm thời điểm, vị trí gặp nhau hoặc đuổi kịp nhau.
	3./ Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ khi phân tích chuyển động, khi vẽ đồ thị về vị trí chuyển động của vật.
B./ Nội dung:
I./ Oân lại kiến thức:
1./ Chuyển động và đứng yên:
- Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học. 
- Nếu vật không thay đổi vị trí so với vật khác thì vật được gọi đứng yên so với vật mốc.
- Chuyển động cơ học có tính tương đối: một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động đối với vật khác, tuỳ chọn vật làm mốc.
- Vật mốc thường được chọn là mặt đất hoặc những vật gắn liền với mặt đất, 
2./ Chuyển động đều và vận tốc của chuyển động:
- Chuyển động thẳng đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. Hoặc vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
- Vận tốc của chuyển động đều được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian; vận tốc = 
- Công thức tính: v = ; Đơn vị: m/s, km/h.
3./ Chuyển động không đều và vận tốc trung bình:
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian.
- Công thức tính vận tốc trung bình: vTB = ;
- Vận tốc của chuyển động đều không thay đổi trên mọi quãng đường đi, còn vận tốc trung bình của chuyển động không đều thì thay đổi theo quãng đường đi.
4./ Dùng vận tốc để diễn đạt trạng thái chuyển động:
- Khi vật đứng yên:	v = 0.
- Khi vật chuyển động nhanh lên:	v tăng.
- Khi vật chuyển động chậm lại:	v giảm.
- Khi vật chuyển động đều:	v = háng số.
5./ Đường đi trong chuyển động đều : tỉ lệ thuận với thời gian, được xác định: S = v.t.
6./ Thời gian của chuyển động: t = S:v.
II. / Một số loại bài tập:
** Bài tập trắc nghiệm khách quan:
Dạng 1: Câu ghép đôi: Ghép mệnh đề cột A với cột B thành câu hoàn chỉnh:
A
B
1- Chuyển động của đầu kim đồng hồ
2- chuyển động của một vật ném ngang
3- chuyển động của một vật được thả rơi
4- chuyển động của một vật được thả trượt trên mặt phẳng nghiêng
a- là chuyển động thẳng.
b- là chuyển động tròn.
c- là chuyển động cong.
d- là chuyển động nhanh dần.
a- Vận tốc của tàu hoả
b- Vận tốc của máy bay phản lực
c- Vận tốc của ánh sáng
d- Vận tốc của âm thanh
1- 1200 km/h.
2- 60 km/h.
3- 340 km/h.
4- 3x108 m/s
 * Dạng 2: Câu hỏi nhiều lựa chọn:
1./ Nếu biết độ lớn của vận tốc của một vật, ta có thể:
A. Biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng.
B. Biết được vật chuyển động nhanh hay chậm.
C. Biết được tại sao vật chuyển động.
D. Biết được hướng chuyển động của vật.
2./ Vận tốc của một vật là 15m/s, kết quả nào sau đây tương ứng với vận tốc trên?
A. 36 km/h.	B. 48 km/h.	C. 54 km/h.	D. 60 km/h.
3./ Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 1,5h, đi được đoạn đường dài 81.000 m. vận tốc của đoàn tàu tính ra km/h và m/s là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng:
A. 54 km/h và 10 m/s.	B. 10 km/h và 54 m/s.
C. 15 km/h và 54 m/s.	D. 54 km/h và 15 m/s.
2
1
S(m)
t(s)
0
4./ Hình vẽ bên biểu diễn đường đi của 2 vật chuyển động đều, vận tốc của 2 vật là:
A. Bằng nhau.
B. Vận tốc của vật (1) lớn hơn vận tốc vật (2).
C. Vận tốc của vật (1) nhỏ hơn vận tốc của vật (2).
D. Cả A, B đều đúng.
5./ Nam ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nàh ga. Chọn câu đúng:
A. Nam chuyển động so với toa tàu.	C. Nam đứng yên so với hàng cây ven đường.
B. Nam đứng yên so với toa tàu.	D. Tất cả các câu trên đều sai.
6./ Chuyển động nào là chuyển động cơ học?
A. Môtô đang chạy.	B. Quả bóng lăn.	C. Quả bưởi rơi.	
D. Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vị trí của vật khác được chọn làm mốc.
7./ hai người (A) và (B) đang ngồi trên xe chuyển động tren đường và người thứ ba (C) đứng bên đường. Trường hợp nào sau đây là đúng:
A. So với người (C) thì người (A) đang chuyển động.
B. So với người (C) thì người (B) đang đứng yên.
C. So với người (B) thì người (A) đang chuyển động.
D. So với người (A) thì người (C) đang đứng yên.
8./ Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây, ví dụ nào sai?
A. Học sinh đang ngồi trong lớp học và đứng yên so với vật mốc là một học sinh đang di trong sân trường.
B. Quyển sách nằm yên trên bàn, vật mốc là mặt bàn.
C. Oâtô đang đỗ trong bến xe thì đứng yên so với bến xe.
D. So với hành khách ngồi trên toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên.
 * Dạng 3: Câu đúng sai: Đánh dấu x vào ô trả lời thích hợp:
Nội dung:
Đúng
Sai
a. Trái đất chuyển động so với mặt trời thì mặt trời cũng chuyển động so với trái đất
b. Một vật chuyển động có thể có quỹ đạo thẳng so với vật mốc này và cũng có quỹ đạo cong so với vật mốc khác.
c. Người ngồi trên thuyền thả trôi theo dòng nước thì người ấy đứng yên so với dòng nước.
d. Vận tốc chỉ sự nhanh hay chậm của chuyển động.
e. Một vật chuyển động lượt đi từ A à B mất 2h, lượt về từ B à A mất 3h. lần về nhanh hơn lần trước.
f. Đơn vị vận tốc tính bằng đơn vị m/s, km/h.
g. Chuyển động càng nhanh nếu thời gian càng ngắn.
h. Một chuyển động có vận tốc luôn không đổi, nếu thời gian bằng nhau thì quãng đường luôn bằng nhau.
 * Dạng 4: Câu điền khuyết:
1./ Đổi đơn vị và điền vào ô trống của các câu sau:
a. . . . . . .km/h = . . . . 5 m/s.	d. 150 cm/s = . . . . . . . m/s = . . . . . . . km/h.
b. . . . . 12 m/s = . . . . . . km/h.	e. 62 km/h = . . . . . . . m/s = . . . . . . . cm/s.
c. . . . 48 km/s = . . . . . . m/s.
2./ Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở các câu sau:
a. Khi vị trí của một vật . . . . . . . . . . . . . theo thời gian so với vật mốc, ta nói vật ấy chuyển động so với . . . . . . . . đó.
b. Khi . . . . . . . . . . . của vật đó không thay đổi so với vật mốc ta nói vật ấy đang . . . . . . . . . . so với vật mốc đó.
c. Một vật có thể là chuyển động . . . . . . . . . . . . . . . . nhưng lại là . . . . . . . . . . đối với vật khác.
d. . . . . . . . . . . . . . và đứng yên có tính tướng đối tuỳ thuộc vào vật được chọn . . . . . . . . . . . .
e. Người ta thường chọn những vật gắn . . . . . . . . . . . . . . . làm mốc.
	*** Đáp án:
- Dạng 1: 	1./ A-2;	B-3;	C-1;	D-4.
	2./ A-2;	B-1;	C-4;	D-3.
- Dạng 2:	1-B;	2-C;	3-D;	4-C;	5-B;	6-D;	7-A;	8-A.
- Dạng 3:	a-S;	b-Đ;	c-Đ;	d-Đ;	e-S;	f-Đ;	g-S;	h-S.
- Dạng 4:	1./ a- 18 km/h.	b- 43,2 km/h.	c- 13,33 m/s
	 d- 1,5 m/s = 5,4 km/h.	 e- 17,2 m/s = 1720 cm/s.
	2./ a- thay đổivận tốc	b- vị tríđứng yên	e- traí đất
	 c- đối với vật nàyđứng yên	d- chuyển độngđứng yên
** Bài tập tự luận:
Dạng 1: Chuyển động đều:
Ví dụ: Một người công nhân đạp xe đều trong 20 phút đi được 3 km.
Tính vận tốc của người công nhânđó ra m/s, km/h.
Biết quãng đường từ nhà đến xí nghiệp là 3600m. hỏi người công nhân đi từ nhà đến xí nghiệp hết bao nhiêu phút.
Nếu đạp xe liền trong 2h thì người này đi từ nhà về tới quê mình. Hỏi quãng đường từ nhà đến quê dài bao nhiêu km?
Hướng dẫn:
Vận tốc của người công nhân: v = = 2,5 m/s = 9 km/h.
Thời gian người công nhân đi từ nhà đến xí nghiệp: v = = 1440s = 24 ph
Quãng đường từ nhà về quê: S = v.t = 18 km.
Dạng 2: Chuyển động không đều – Vận tốc của chuyển động không đều:
Ví dụ: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m. trong 12s đầu đi  ... ận biết áp lực , áp suất ,đơn vị đo áp suất ; biết cách làm tăng , giảm áp suất : 
Ví dụ : Câu nào dưới đây không đúng ?
Aùp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép 
Aùp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
Đơn vị của áp suất là N/m2
Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực
Trả lời : B không đúng
Loại 2 : Dựa vào tính chất của áp suất chất lỏng , qui tắc bình thông nhau ,công thức tính áp suất chất lỏng để giải thích một số hiện tượng có liên quan 
Ví dụ : Hãy giải thích vì sao khi bơi hoặc lặn người ta thường cảm thấy tức ngực?
Trả lời : Khi bơi hoặc lặn ngươì ta chìm trong nước nên chịu tác dụng của áp lực gây bởi chiều cao vủa cột nước, do vậy ta thường có cảm giác bị tức ngực, càng xuống sâu thì cảm giác đó càng tăng lên.
Loại 3 :
Nhận biết được nguyên nhân gây ra áp suất khí quyển, độ lớn của áp suất khí quyển, đơn vị đo áp suất khí quyển và giải thích một số hiện tượng có liên quan :
Ví dụ : Nguyên nhân gây ra áp suất khí quyển là gì ? Câu trả lời nào dươi đây là đúng ? 
A . Do bề dày của lớp khí quyển bao quanh trái đất
B. Do trọng lượng của lớp khí quyển bao quanh trái đất 
C. Do thể tích của của lớp khí quyển bao quanh trái đất 
D. Cả ba nguyên nhân trên đều không đúng 
Trả lời : B đúng
Loại 4 : 
Nhận biết được đặc điểm của lực đẩy Aùc -si –mét . Vận dụng lực đẩy Aùc-si-mét để giải thích một số hiện tượng có liên quan .
Ví dụ : Lực đẩy Aùc-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật
Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
 Trọng lượng riêng và thể tích của vật
 Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Trả lời : B đúng
Loại 5 :
Nhận biết được khi nào vật nổi , vật chìm , vật lơ lửng trong chất lỏùng ; biết được mối liên hệ giữa trọng lượng của vật và lực đẩy Aùc-si-mét trong các trường hợp đó . Vận dụng để giải thích một số hiện tượng có liên quan .
Ví dụ : Hàng năm rất nhiều du khách đi tới một địa danh gọi là Biển Chết .Không hẳn vì ở đây có phong cảnh đẹp ,mà do ở đây có điều kì lạ là nếu thả mình trong nước biển thì người không biết bơi vẫn cứ nổi trên mặt nước .Em hãy giải thích hiện tượng trên?
Trả lời : Nước ở Biển Chết có nồng độ muối cao nhất thế giới , ở đây các loài sinh vật như cá , tôm , cua không thể sống được nên biển được gọi là Biển Chết . Vì nồng độ muối cao nên trọng lượng riêng của nước biển lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể người . Do vậy , người có thể nổi trên mặt nước mà không cần bơi.
II.2 Câu hỏi và bài tập định lượng :
Loại 1 :
Tính áp suất áp lực gây bởi chất rắn 
Ví du 1 : Đặt một bao gạo khối lượng 50kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg . Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất ?
Tóm tắt bài : mgạo = 50kg , mghế = 4kg ,S1 chân ghế = 8cm2 = 0,0008m2
 Tính P ?
Bài giải : Trọng lượng của gạo và ghế là :
 P = 10 m = 10 ( mgạo + mghế ) = 540N = F 
 Aùp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là :
 P = = 168 750 N/m2
Ví dụ2 : Hãy so sánh áp lực và áp suất tác dụng lên mặt sàn nằm ngang của hai vật có dạng hình lập phương . Vật thứ nhất có khối lượng 2kg , cạnh dài 5dm ; vật thứ hai có khối lượng 3kg , cạnh dài 70cm . Nếu đặt hai vật lên mặt phẳng nằm ngang mềm thì chỗ nào sẽ lún sâu hơn? 
Tóm tắt bài : m1 = 2kg , l1 = 5dm = 0,5m , m2 = 3kg ,l2 = 70cm = 0,7m
 So sánh p1 và p2 ?
Bài giải : _ Vì hai vật đều đặt trên mặt nằm ngang nên trọng lượng của hai vật cũng là áp lực
Aùp lực của vật 1 : F1 = P1 =20N
Aùp lực của vật 2 : F2 = P2 =30N F2 > F1
Tiết diện của vật 1 : S1 = l1 .l1 = 0,25m2
 Tiết diện của vật 2 : S2 = l2 .l2 = 0,49m2
Aùp suất do từng vật tác dụng lên mặt sàn :
P1 = F1 / S1 = 80N/m2
P2 = F2 / S2 = 61N/m2 P1 > P2
Nếu đặt 2 vật lên mặt phẳng nằm ngang mềm thì chỗ đặt vật thứ nhất sẽ lún sâu hơn
Loại 2: 
 Tính áp suất của chất lỏng , lực đẩy Aùc –si-met , tìm điều kiện để vật nổi , chìm , lơ lửng .Giải bài toán bình thông nhau .
 Ví du 1ï : Thả một khối sắt hình trụ có thể tích 20cm3 vào thuỷ ngân . Thể tích phần sắt chìm trong thuỷ ngân là bao nhiêu ?
Cho biết dsắt= 78000N/m3 ; dHg = 136000N/m3
Chọn câu trả lời đúng :
A. 20cm3 ; B. 11,5cm3 ; C. 10cm3 ; D.15cm3
Trả lời : câu B
 Ví dụ 2 : Cho bình thông nhau có hai nhánh ; nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ . Khi rút chốt T ở giữa hai nhánh người ta đo được chiều cao cột nước ở nhánh lớn là 30cm . Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi rút chốt T và nước đã ở trạng thái đứng yên ( cho rằng thể tích của phần nối giữa hai nhánh là không đáng kể).
Bài giải : 
Gọi tiết diện nhánh lớn là S, ta có thể tích nước trong bình là :
 V = Sh = 30S 
Gọi chiều cao cột nước khi rút chốt T và nước ở trạng thái đứng yên là h,.
Thể tích nhánh lớn và nhánh nhỏ lần lượt là : V1 = Sh, và V2 = Sh,/2
Vì thể tích phần ống nối không đáng kế nên ta có V1 + V2 = V
Sh, + Sh,/2 = 3Sh,/2 = Sh h, = 2h/3 = 20cm
III./ Một số bài tập tự kiểm tra : 
1./ Một vật nặng được đặt trên mặt sàn nằm ngang . Aùp suất do vật nặng gây ra trên mặt sàn phụ thuộc vào yếu tố nào ? 
A. Trọng lượng của vật 
B. Thể tích của vật
C. Chất liệu làm nên vật 
D. Độ nhám của bề mặt tiếp súc
2./ Móc một vật nặng vào một lực ké , số chỉ của lực kế là 20N .Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước , số chỉ của lực kế này thay đổi thế nào ? 
A. Tăng lên hai lần 
B. Giảm đi 
C. Không thay đổi 
D. Giảm đi hai lần
3./Câu nào sau đây nói về bình thông nhau là không đúng ?
A. Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thông nhau 
B. Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau
C. Nếu bình thông nhau chứa một loại chát lỏng thì chất lỏng đó luôn luôn chuyển động qua lại giữa các nhánh
D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao 
4./Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li nếu không dùng thuỷ ngân ( có trọng lượng riêng 136000N/m3 ) mà dùng rượu ( có trọng lượng riêng 8000N/m3) thì chiều cao của cột rượu là bao nhiêu ?
A.1292m ; B. 12,92m ; C. 1,292m ; D. 129,2m 
5./Hai quả cầu , một quả bằng sắt , một quả bằng đồng có thể tích như nhau . Qủa cầu bằng sắt bị rỗng ở giữa . Nhúng chìm hai quả cầu vào nước . So sánh lực đẩy Aùc –si –mét tác dụng lên hai quả cầu .
6./ Để chọn thóc giống , người nông dân có thể làm như sau : thả thóc vào nước , khấy lên , hạt thóc nào nổi thì vớt bỏ đi , chỉ lấy phần thóc chìm xuống . Hãy giải thích cách làm đó ?
7./Một chiếc thùng đựng đầy dầu hoả , cao 15dm. Thả nó vào một chiếc hộp nhỏ , rỗng . Hộp có bị bẹp không nếu thả nó ở vị trí cách đáy thùng 30cm? Cho biết áp suất tối đa mà hộp chịu được là 1500N/m3, khối lượng riêng của của dầu hoả là 800kg/m3
8./Một người tiến hành thí nghiệm Tô-ri-xen-li ở chân núi thì đo được áp suất khí quyển là 760mmHg. Hỏi khi người đó leo lên đỉnh núi cao 432m thì áp suất khí quyển là bao nhiêu? Biết rằng cứ lên cao 12m thì chiều cao cột thuỷ ngân ở trong giảm đi1mm
IV./ Hướng dẫn cách giải : 
1.A ; 2.B ; 3.C ; 4.B
5./ Vì lực đẩy Aùc-si-met chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ do vậy , lực đẩy Aùc –si –met tác dụng lên hai quả cầu này bằng nhau
6./Những hạt thóc nổi trên mặt nước là những hạt có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước , tức là thóc bị lép cần loại bỏ
7./ Từ công thức : p = dh ,ta tính được áp suất do dầu hoả tác dụng lên hộp là 
 P = 10. 800 ( 1,5 _ 0,3 ) = 9600 (N/m2) > 1500 N/m2 ; hộp sẽ bị bẹp
8./ Cứ lên cao 12m thì cột thuỷ ngân giảm 1mm . Khi lên cao 432m thì cột thuỷ ngân giảm là 432/12 = 36mm .Khi đó chiều cao cột thuỷ ngân trong ống là : 
760 _ 36 = 724mm .
 Vậy áp suất khí quyển trên đỉnh núi là : 724mm
V./ Bài tập bổ sung : 
1./ Một viên bi bằng sắt bị rỗng ở giữa . Khi nhúng vào nước nó nhẹ hơn khi để ngoài không khí 0,15N . Tìm trọng lượng của viên bi đó khi nó ở ngoài không khí . Cho biết : dnước =10 000N/m3 ; d sắt = 78 000N/m3 ; thể tích phần rỗng của viên bi 
Vrỗng = 5cm3 .
2./Một vật có dạng hình hộp chữ nhật , kích thước 5cm – 6cm -7cm. Lần lượt đặt ba mặt liên tiếp của vật đó lên mặt sàn nằm ngang . Biết khối lượng của vật đó là 0,48kg . Tính áp lực và áp suất mà vật đó tác dụng lên mặt sàn trong ba trường hợp . Em có nhận xét gì về kết quả tính được trong ba trường hợp đó ? 
 3./ Một vật ở ngoài không khí có trọng lượng 2,1N . Khi nhúng vật đó vào nước thì nó nhẹ hơn 0,2N . Hỏi vật đó làm bằng chất gì ? Cho dnước = 10 000N/m3 .
4./Một quả cầu bằng nhôm , ,ở ngoài không khí cps trọng lượng 1,458N . Hỏi phải khoét lõi của quả cầu một phần có thể tích bao nhiêu để khi thả vào nứơc quả cầu nằm lơ lửng trong nước ? Biết dnhôm = 27 000N/m3 ; dnước = 10 000N/m3 
5./ Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thuỷ ngân . Đổ vào nhánh A một cột nước cao h1
 = 30cm , vào nhánh B một cột dầu cao h2 = 5cm .Tìm độ chênh lệch mực thuỷ ngân ở hai nhánh A và B . Cho trọng lượng riêng của nước , của dầu và của thuỷ ngân lần lượt là d1 = 10 000N/m3 ; d2 = 8 000N/m3 ; d3 = 136 000N/m3 .
VI./ Tài liệu tham khảo : 
 _ Ôân luyện vật lý 8 : NXBGD
 _ Bài tập cơ bản và nâng cao vật lý 8 :NXBGD
 _ Sách giáo khoa vật lý 8 : NXBGD
	Qui nhơn ,Ngày 15 tháng 10 năm 2008
	Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE TU CHON 8.doc