Công nghệ 7 - Kiểm tra

Công nghệ 7 - Kiểm tra

- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ biết, hiểu, vận dụng về:

- Trình bày được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt; khái niệm, thành phần và một số tính chất của đất trồng.

- Nêu được một số loại phân bón và tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất; cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường.

- Trình bày được vai trò và các tiêu chí của giống cây trồng tốt; một số phương pháp chọn tạo giống, qui trình sản xuất giống và cách bảo quản hạt giống cây trồng; một số phương pháp nhân giống vô tính.

- Nêu được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng. Ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng; các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

- Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản; nhận dạng được một số loại phân vô cơ thường dùng bằng phương pháp hoà tan trong nước và phương pháp đốt trên ngọn lửa đèn cồn.

 

doc 8 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1792Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ 7 - Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ 7
KIỂM TRA
I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS: 
 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ biết, hiểu, vận dụng về:
- Trình bày được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt; khái niệm, thành phần và một số tính chất của đất trồng.
- Nêu được một số loại phân bón và tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất; cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường.
- Trình bày được vai trò và các tiêu chí của giống cây trồng tốt; một số phương pháp chọn tạo giống, qui trình sản xuất giống và cách bảo quản hạt giống cây trồng; một số phương pháp nhân giống vô tính.
- Nêu được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng. Ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng; các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
- Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản; nhận dạng được một số loại phân vô cơ thường dùng bằng phương pháp hoà tan trong nước và phương pháp đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
 2. Kĩ năng:
 Vận dụng được những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tự giác làm bài và làm bài nghiêm túc.
II- CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 Đề bài, đáp áp và thang điểm.
 2. Học sinh: 
 Ôn tập trước nội dung kiến thức ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III- LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: 1 phút
Sĩ số
Lớp 7A: .......... Vắng: .......... P: .......... K: ..........
Lớp 7B: .......... Vắng: .......... P: .......... K: ..........
 2. Các hoạt động dạy học: GV phát đề kiểm tra cho HS.
a, Ma trận
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
 TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đất trồng
(4 tiết)
1. Biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.
2. Biết được khái niệm, thành phần và một số tính chất của đất trồng.
1. Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng.
1. Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản.
Số câu hỏi
4
2
1
1
8
Số điểm
1
1
1
1
4
2. Phân bón
(3 tiết)
1. Biết được một số loại phân bón và tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất.
2. Biết được cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường.
1. Nhận dạng được một số loại phân vô cơ thường dùng bằng phương pháp hoà tan trong nước và phương pháp đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
Số câu hỏi
2
1
1
4
Số điểm
0,5
1
1
2,5
3. Giống cây trồng
(2 tiết)
1. Biết được vai trò và các tiêu chí của giống cây trồng tốt.
2. Biết được một số phương pháp chọn tạo giống, qui trình sản xuất giống và cách bảo quản hạt giống cây trồng.
3. Biết được một số phương pháp nhân giống vô tính.
Số câu hỏi
1
2
3
Số điểm
0,25
1
1,25
4. Sâu, bệnh hại cây trồng
(2 tiết)
1. Biết được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.
2. Hiểu được các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
1
0,25
1
2,25
TS câu hỏi
13
3
2
0
18
TS điểm
5,75
2,25
2,0
0
10
b, Nội dung đề
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) 
Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c, d, e đứng trước ý trả lời em cho là đúng nhất. 
1. Vai trò của trồng trọt là: 
 	a, Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
 b, Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
 c, Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
 d, Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
 e, Tất cả các ý trên.
 2. Nhiệm vụ của trồng trọt là:
 a, Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn để đảm bảo đủ ăn và có dự trữ.
 b, Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người.
 c, Cả 2 ý trên.
 3. Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước giống nhau:
a, Cung cấp oxi, nước, dinh dưỡng.
b, Cung cấp oxi, nước.
c, Cung cấp nước, dinh dưỡng.
 4. Thành phần của đất trồng gồm:
a, Phần khí, phần rắn, chất vô cơ.
b, Phần rắn, phần lỏng, chất hữu cơ.
c, Phần khí, phần rắn, phần lỏng.
d, Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ, chất vô cơ.
5. Phân hữu cơ gồm:
a, Phân đạm, phân lân, phân kali, phân đa nguyên tố, phân vi lượng.
b, Phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn, khô dầu.
c, Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm và lân.
6. Bón lót là:
a, Bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
b, Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
7. Tiêu chí của giống cây trồng gồm:
a, Sinh trưởng tốt điều kiện khí hậu, đất đai trình độ canh tác của địa phương.
b, Có năng suất cao và ổn định.
c, Có chất lượng tốt.
d, Chống, chịu được sâu bệnh. 
e, Tất cả các ý trên.
8. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:
a, Phòng là chính.
b, Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
c, Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
d, Cả 3 ý trên
Phần II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 2 (3,0 điểm). 
 1. Đất trồng là gì? 
 2. Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
 3. Trình bày các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất trồng? 
 4. Nêu trạng thái của đất cát, đất thịt và đất sét sau khi vê? 
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Hãy nêu cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường?
2. Khi cho phân đạm vào nước và đốt trên than ta thấy có đặc điểm gì? Phân lân và vôi có màu sắc khác nhau như thế nào?
Câu 4 (1,0 điểm).
1. Trình bày các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?
2. Hãy nêu các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?
Câu 5 (2,0 điểm).
1. Nêu tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng?
2. Trình bày biện pháp phòng trừ của biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại cây trồng?
c, Đáp án và biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
Ý
 1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
e
c
a
c
b
a
e
d
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu
Nội dung
Điểm
2
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
0,50
Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
0,50
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
- Làm ruộng bậc thang.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
0,25
0,25
0,25
0,25
- Đất cát không vê được.
- Đất thịt vê được thành thỏi như khi uốn bị đứt đoạn hoặc có vết nứt.
- Đất sét vê được thành thỏi, khi uốn không có vết nứt.
0,25
0,50
0,25
3
- Cách sử dụng:
 + Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót.
 + Phân đạm, kali và phân hỗn hợp dùng để bón thúc.
- Bảo quản:
 + Phân hoá học đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng ni lông, để nơi cao ráo, thoáng mát.
 + Phân chuồng bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
0,25
0,25
0,25
0,25
- Khi cho phân đạm vào nước thì bị hoà tan và đốt trên than ta thấy có mùi khai.
- Phân lân có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, còn vôi có màu trắng, dạng bột.
0,50
0,50
4
- Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng gồm: Chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô.
- Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính gồm: Giâm cành, chiết cành, ghép mắt.
0,50
0,50
5
 Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng: Khi sâu, bệnh phá hại cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.
1,00
 Biện pháp phòng trừ của biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại cây trồng:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất. 
- Luôn phiên các loại cây trồng khác nhau.
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Chăm sóc kịp thời bón phân hợp lí.
0,25
0,25
0,25
0,25
Vật lý 6
KIỂM TRA MỘT TIẾT 
I. Mục đích của đề kiểm tra :
1) Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 7 theo PPCT 
2) Mục đích:
a) Đối với học sinh:
 + Nhận biết được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
 + Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
 + Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
 + Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
 + Nhận biết được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
 + Nhận biết được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
 + Nhận biết được đơn vị đo lực.
 + Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
 + Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. 
 + Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
 + Đo được khối lượng bằng cân.
b) Đối với giáo viên:
 Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học.
II. Hình thức kiểm tra : 
 III. Ma trận đề kiểm tra.
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1 Đo độ dài, đo thể tích 
1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài.
 2. Nêu được cách đo độ dài.
4. Nêu được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo.
6. Tính được thể tích của một vật khi biết kết quả đo bằng bình chia độ.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
2
C1,2.1
2
20%
1
C4.4
2
20%
1
C6.4
1
10%
4
5
50%
2. Khối lượng và lực
3. Hai lực cân bằng.
5. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật (hoặc lấy được thí dụ về tác dụng của lực).
7. Vận dụng giải thích được hiện tượng.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
1
C3.2
1
10%
1
C5.2
2
20%
2 
C7.3
2
20%
4
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
3 
3
30%
2
4
40%
3
3
30%
8
10
100%
IV. Đề bài.
Câu 1 (2 điểm)
a) Kể tên hai dụng cụ đo độ dài mà em biết?
b) Nêu cách đo độ dài.
Câu 2 (3 điểm)
a) Thế nào là hai lực cân bằng?
b) Bạn Minh nhìn trên vỏ gói mì chính có ghi 100g, vỏ gói bột giặt OMO có ghi 500g. Em hãy giải thích giúp bạn số đó có nghĩa là gì?
Câu 3 (2 điểm). Một quả dưa chuột được buộc treo trên một sợi dây.Hỏi:
a) Quả dưa chịu tác dụng của những lực nào? 
b) Nếu dùng dao cắt đứt sợi dây thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
Câu 4 (3 điểm).
a) Bạn Sinh có một cái thước dài 18 cm được chia làm 180 vạch bằng nhau. Hỏi thước của bạn có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?
b) Bạn Chúng dùng bình chia độ đo thể tích của hòn đá và ghi lại kết quả như sau: Thể tích nước khi chưa bỏ hòn đá vào V1 = 20 cm3, thể tích nước sau khi bỏ hòn đá vào V2 = 32 cm3. Hãy cho biết thể tích của hòn đá?
V. Hướng dẫn chấm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
a) Thước dây, thước mét.
b) - Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
 - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
 - Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
0.5
0.5
0.5
0.5
2
a) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
b) 100g chỉ khối lượng mì chính chứa trong túi.
500g chỉ khối lượng bột giặt OMO chứa trong túi.
1.0
1.0
1.0
3
a) Quả dưa chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của dây. 
b) Nếu cắt đứt sợi dây quả dưa sẽ rơi vì chịu tác dụng của trọng lực.
1.0
1.0
4
a) Giới hạn đo là: 18 cm
 Độ chia nhỏ nhất là: 1mm
b) Thể tích của hòn đá là: 32 – 20 = 12 cm3.
1.0
1.0
1.0

Tài liệu đính kèm:

  • docde cn7.doc