A.Phương pháp giải
b1: - Điền các chữ cái vào các nút (nút là điểm có từ ba đầu dây nối trở lên)
- Biểu diễn cường độ và chiều dòng điện trên các đoạn mạch một cách hợp lý (dòng điện đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp).
Trong trường hợp chưa rõ chiều dòng điện thì ta không biểu diễn hoặc giả sử, sau khi vẽ lại mạch điện hoặc tính toán sẽ biễu diễn hoặc chỉnh lại cho đúng nếu lúc đầu giả sử sai.
Dạng bài tập: TÍNH CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN QUA ĐOẠN MẠCH CÓ ĐIỆN TRỞ NHỎ KHÔNG ĐÁNG KỂ. NGƯỢC LẠI, BIẾT CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN QUA ĐOẠN MẠCH CÓ ĐIỆN TRỞ NHỎ KHÔNG ĐÁNG KỂ TÍNH CÁC ĐẠI LƯỢNG KHÁC. A.Phương pháp giải b1: - Điền các chữ cái vào các nút (nút là điểm có từ ba đầu dây nối trở lên) - Biểu diễn cường độ và chiều dòng điện trên các đoạn mạch một cách hợp lý (dòng điện đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp). Trong trường hợp chưa rõ chiều dòng điện thì ta không biểu diễn hoặc giả sử, sau khi vẽ lại mạch điện hoặc tính toán sẽ biễu diễn hoặc chỉnh lại cho đúng nếu lúc đầu giả sử sai. b2: Viết phương trình cường độ dòng điện tại các nút để xác lập mối quan hệ giữa cđdđ qua đoạn mạch có điện trở nhỏ không đáng kể với cđdđ ở các đoạn mạch lân cận b3:Vẽ lại mạch điện thành dạng đơn giản, biểu diễn cường độ và chiều dòng điện trên các đoạn mạch. b4: Tính các đại lượng trong mạch điện mới, kết hợp với phương trình cường độ dòng điện tại các nút ở mđ đã cho để tính ra đại lượng cần tìm. B.Ví dụ Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. U = 25V, các điện trở trong mạch đều bằng nhau và bằng 30W. Tìm số chỉ của các ampekế mắc trong mạch. Bỏ qua điện trở của các ampekế và dây nối. Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. U = 2V, R0 = 0,5W; R1 = 1W; R2 = 2W; R3 = 6W; R4 = 0,5W; R5 là một biến trở có giá trị lớn nhất là 2,5W. Bỏ qua điện trở của dây nối và ampekế. a, Tìm R5 để ampekế A chỉ 0,2A. b, Tìm R5 để ampekế A chỉ giá trị lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó. Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ. R1 = 1W; R2 = 2W; R3 = 3W; R4 = 4W; R5 = 5W; R6 = 10W; Các ampekế chỉ giá trị 1A và 1,6A. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở R2, R5 và hiệu điện thế UAB . Bỏ qua điện trở của dây nối và các ampekế . Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R2 = R3 = 20W và R1.R4 = R2.R3 Hiệu điện thế giữa A và B là U = 18V. Bỏ qua điện trở của ampekế và dây nối. a, Tính điện trở tương đương của mạch AB. b, Giữ nguyên vị trí R2 và R4 và ampekế, đổi chỗ R3 và R1 thì thấy ampekế chỉ 0,3A. Tính R1 và R4. Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ. Ampekế A2 chỉ 2A. Tìm số chỉ của Ampekế A1 Biết rằng các điện trở trong mạch có giá trị 1W, 2W, 3W và 4W; vôn kế V chỉ 10V. Các dụng cụ trong mạch được coi là lý tưởng. Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ. U = 30V, R1 = R2 = 5W; R3 = 3W; R4 là một biến trở có điện trở toàn phần bằng 20W.Các dụng cụ đo được coi là lí tưởng, điện trở dây nối không đáng kể.Tìm vị trí của con chạy C và số chỉ của các dụng cụ đo khi: a, Hai vôn kế chỉ cùng giá tri. b, Ampekế chỉ giá trị nhỏ nhất. c, Ampekế chỉ giá trị lớn nhất. Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ. UAB = 36V, R2 = 20W; R3 = 30W; R4 = 40W; R5 = 50W Bỏ qua điện trở của dây nối và ampekế. 1. K1 đóng, K2 mở: a, Tìm biểu thức liên hệ giữa R1 và R6 để ampekế chỉ số 0? b, Do không thỏa mãn điều kiện trên nên ampekế chỉ 0,3A. Tìm dòng điện qua R2 ; R4 và tính điện trở R1 ; R6 .Biết rằng nếu giảm R1 đi 60W thì điều kiện ở câu a được thỏa mãn. 2. K1 và K2 đều đóng: a, Hỏi R1 và R6 phải thỏa mãn điều kiện nào để ampekế chỉ số 0? b, Tăng điện trở R5 thì dòng qua nó tăng hay giảm? Biết UAB và các điện trở khác không thay đổi. C. Bài tập vận dụng: Sách 500 BT vật lý THCS: 4.89; 4.92; 4.97; 4.101; 4.106; 4.108; 4.113; 4.114; 4.115; 4.117.
Tài liệu đính kèm: