Dạy học Công nghệ 7 theo chủ đề - Chủ đề: phòng, trị bệnh cho vật nuôi (4 tiết)

Dạy học Công nghệ 7 theo chủ đề - Chủ đề: phòng, trị bệnh cho vật nuôi (4 tiết)

Chủ đề: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân gây bệnh, cách phòng, trị bệnh, tác dụng và cách sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

2. Kĩ năng:

– Xác định được một số loại bệnh vật nuôi thường gặp thông qua triệu chứng biểu hiện.

– Xác định được một số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi qua quan sát vỏ, nhãn, bao bì

3. Thái độ: Tích cực chăm sóc, tham gia việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

 

docx 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 11131Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học Công nghệ 7 theo chủ đề - Chủ đề: phòng, trị bệnh cho vật nuôi (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: từ tuần 22 đến tuần 25	Ngày soạn: 20/01/2015
Tiết: từ tiết 39 đến tiết 42
Chủ đề: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân gây bệnh, cách phòng, trị bệnh, tác dụng và cách sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.
2. Kĩ năng:
– Xác định được một số loại bệnh vật nuôi thường gặp thông qua triệu chứng biểu hiện.
– Xác định được một số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi qua quan sát vỏ, nhãn, bao bì
3. Thái độ: Tích cực chăm sóc, tham gia việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
4. Năng lực cần đạt:
– Năng lực tự học
– Năng lực hợp tác
– Năng lực giải quyết vấn đề.
– Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi;
2. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.
3. Vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi;
Câu hỏi/bài tập định tính
- Trình bày được tầm quan trọng và các phương pháp vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi.
Câu 1.1, 1.3
- Nêu được các phương pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
Câu 1.2
- Trình bày được khái niệm, phân loại, cách bảo quản và sử dụng vắc xin.
- Phân biệt được bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.
Câu 2.1
- Giải thích tác dụng của các công việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Câu 2.2
- Xác định đúng biện pháp bảo quản và sử dụng vắc xin.
Câu 2.3 
- Kết luận được cơ chế tác dụng phòng bệnh của vắc xin.
- Minh họa được khái niệm về: bệnh vật nuôi, bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, vắc xin
- Chứng minh được phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”;
- Vận dụng kiến thức đã học xác định được bệnh và vắc xin phòng đối với một số bệnh thông thường ở vật nuôi như: dịch tả, tụ huyết trùng, Niu-cat-xơn
- Thiết kế được quy trình chăn nuôi đảm bảo tốt việc vệ sinh và phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
- Giải quyết tốt những tình huống trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi ở gia đình.
Câu hỏi/bài tập thực hành
- Đọc và giải thích được thông tin ghi trên nhãn vắc xin.
Câu 3.1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời
lượng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1 tiết
Hoạt dộng 1: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Nhiệm vụ ở lớp:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về bệnh vật nuôi và các yếu tố gây bệnh.
- GV nêu yêu cầu, đặt vấn đề, HS thảo luận nhóm để tìm sự giống nhau và khác nhau của bệnh TN và bệnh KTN.
- GV hướng dẫn, HS nêu được phương châm trong phòng, trị bệnh và các biện pháp cơ bản được áp dụng trong công tác phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
Nhiệm vụ ở nhà:
- HS tìm hiểu về các bệnh: cúm gia cầm, lở mồm long móng và tình hình dịch bệnh từng xảy ra ở địa phương (nếu có).
- HS tìm hiểu để giải thích câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
- HS vẽ sơ đồ về cách xử lí khi vật nuôi xuất hiện triệu chứng bệnh.
I. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
1. Khái niệm về bệnh
a) Khái niệm: SGK
b) Các yếu tố gây bệnh:
- Yếu tố bên trong: di truyền.
- Yếu tố bên ngoài: cơ học, lí học, hóa học, sinh học.
c) Bệnh TN và bệnh KTN: SGK
2. Phòng trị bệnh cho vật nuôi
- Thực hiện phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
- Muốn phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
2 tiết
Hoạt động 2: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
Nhiệm vụ ở lớp:
- GV lấy ví dụ thực tế rồi dẫn dắt để HS tự trả lời được khái niệm về vắc xin. GV có biện pháp để HS hiểu rõ bản chất của vắc xin chính là mầm bệnh nhưng được xử lí bằng cách làm yếu đi hoặc giết chết để trở thành vắc xin cũng từ đó GV hướng dẫn để HS phân loại được các loại vắc xin; cần làm rõ vắc xin chỉ dùng để phòng bệnh chứ không dùng trị bệnh; làm rõ: phòng bệnh nào thì dùng vắc xin đó.
- HS nêu được tên 2 loại vắc xin. GV hướng dẫn để HS hiểu ưu và nhược điểm từng loại
- HS thảo luận, đặt vấn đề về cơ chế tác dụng của vắc xin; tại sao sau khi tiêm vắc xin thì vật nuôi không mắc bệnh đó.
- GV tổ chức để HS giải thích được cách bảo quản và sử dụng vắc xin. GV gợi mở để HS hiểu về mục đích của những chú ý trong bảo quản và sử dụng vắc xin.
- GV chuẩn bị sẵn một số mẫu vắc xin và yêu cầu HS đọc hướng dẫn bảo quản và sử dụng ghi trên nhãn.
Nhiệm vụ ở nhà:
- Sưu tầm một số loại vắc xin phòng bệnh từ báo chí, mạng internet, tài liện khác
- Chọn lựa vắc xin để phòng bệnh dại cho chó, mèo.
II. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.
1. Khái niệm về vắc xin
a) Khái niệm: Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng.
b) Phân loại: SGK
c) Tác dụng: Vắc xin tác dụng bằng cách tạo cho cơ thể vật nuôi khả năng miễn dịch.
2. Một số chú ý khi sử dụng vắc xin
- Chất lượng và hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào điều kiện bảo quản vắc xin.
- Khi sử dụng vắc xin phải kiểm tra kĩ tính chất của vắc xin và tuân theo đúng mọi chỉ dẫn về cách sử dụng từng loại vắc xin.
1 tiết
Hoạt động 3: Vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi
Nhiệm vụ ở lớp:
- GV hướng dẫn HS phân tích tầm quan trọng của việc vệ sinh trong chăn nuôi.
- GV tổ chức cho HS trình bày các biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi và hiểu được tác dụng của từng biện pháp.
Nhiệm vụ ở nhà:
HS thiết kế sơ đồ/mô hình chuồng nuôi đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
III. Vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi
Đề bảo vệ tốt sức khỏe cho vật nuôi, cần vệ sinh môi trường sống, vệ sinh thân thể vật nuôi tốt để diệt trừ được mầm bệnh và nâng cao sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể vật nuôi.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
* Mức 1: Nhận biết
Câu 1.1: Vệ sinh trong chăn nuôi có tầm quan trọng như thế nào ?
Câu 1.2: Em hãy cho biết những biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi (có thể chọn nhiều đáp án)
A. Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.
B. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin.
C. Bán hoặc mổ thịt các loại vật nuôi bệnh.
D. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
E. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
F. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
Câu 1.3: Điền từ thích hợp (mầm bệnh; sức chống đỡ bệnh tật; thân thể; mầm bệnh) vào chỗ trống:
Đề bảo vệ tốt sức khỏe cho vật nuôi, cần vệ sinh (1), vệ sinh (2) vật nuôi tốt để diệt trừ được (3) và nâng cao (4) cho cơ thể vật nuôi.
* Mức 2: Thông hiểu
Câu 2.1: Bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm khác nhau như thế nào ?
Câu 2.2: Nối các ý ở cột A với các ý thích hợp tương ứng ở cột B:
Cột A
Cột B
1. Tắm, chải cho vật nuôi
A. Đảm bảo chất lượng và hiệu lực của vắc xin, vì ánh sáng mặt trời sẽ tiêu diệt mầm bệnh có trong vắc xin.
2. Cho vật nuôi vận động, tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
B. Vệ sinh thân thể vật nuôi sạch sẽ, loại bỏ vật kí sinh bám trên da, lông, tạo sự thân thiện giữa người và vật.
3. Không để vắc xin tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
C. Để vật nuôi có sức khỏe, tăng sức đề kháng chống đỡ với bệnh tật.
4. Chăm sóc vật nuôi chu đáo
D. Giúp hệ cơ, hệ xương của vật nuôi phát triển khỏe mạnh, tập thể dục, làm tăng sức đề kháng.
Câu 2.3: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp:
Cột A
Cột B
A. Bảo quản vắc xin
B. Sử dụng vắc xin
1. Chỉ dùng cho vật nuôi khỏe.
2. Tuân theo chỉ dẫn ghi trên nhãn.
3. Giữ ở nhiệt độ thấp.
4. Phải theo dõi vật nuôi 2 – 3 giờ sau khi tiêm.
5. Không để vắc xin ỏ chỗ nóng.
6. Đã pha phải dùng ngay.
7. Nếu còn thừa phải xử lí đúng quy định.
8. Không để vắc xin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
9. Báo cho cán bộ thú y khi vật nuôi có dấu hiệu dị ứng với vắc xin.
* Mức 3: Vận dụng thấp
Câu 3.1: Em hãy giải thích các thông tin mà em đọc được trên nhãn các lọ vắc xin sau đây:
* Vận dụng cao:
Câu 4.1: Nhà Mai nuôi chú chó rất dễ thương. Hôm đó, Thành đến nhà Mai chơi, thấy chú chó đáng yêu quá bèn bế lên tay. Thành hỏi Mai: “Bạn đã tiêm vắc xin bệnh dại cho nó chưa ?” Mai bảo: “Tiêm làm gì ? Mình chăm lo cho nó suốt nên không bao giờ nó bị bệnh đâu. Với lại nếu như bao giờ nó mắc bệnh rồi thì mới đi tiêm vắc xin chứ”.
Nếu em là Thành, em có ý kiến gì về suy nghĩ của Mai ? Em sẽ trả lời Mai như thế nào ?
Đáp án:
Câu 1.1: Vệ sinh trong chăn nuôi để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
Câu 1.2: Chọn cả A, B, D, E, F
Câu 1.3: Các từ cần điền: (1)-môi trường sống; (2)-thân thể; (3)-mầm bệnh; (4)-sức chống đỡ bệnh tật.
Câu 2.1: Khác nhau giữa bệnh TN và bệnh KTN
Bệnh truyền nhiễm
- Do vi sinh vật gây ra (vi rút, vi khuẩn)
- Lây lan nhanh thành dịch
- Làm chết nhiều vật nuôi
Bệnh không truyền nhiễm
- Do vật kí sinh gây ra (giun, sán, ve)
- Không lây lan, không thành dịch
- Không làm chết nhiều vật nuôi
Câu 2.2: Nối ý: 1-B; 2-D; 3-A; 4-C
Câu 2.3: Nối ý A-2,3,5,8; B-1,2,4,6,7,9
Câu 3.1:
* Hình ảnh lọ vắc xin dịch tả vịt
- Là vắc xin nhược độc
- Dùng phòng bệnh dịch tả cho vịt.
- Bảo quản ở 20C – 80C.
- Cách tiêm: tiêm dưới da, cơ ngực.
* Lọ vắc xin tụ huyết trùng lợn:
- Vắc xin dùng phòng bệnh tụ huyết trùng cho heo.
- Tổng liều lượng: 10 liều (20ml)
- Cách dùng: tiêm bắp, 2ml/liều
- Bảo quản ở 20C – 80C
Câu 4.1: HS trả lời cần đảm bảo:
- Suy nghĩ của Mai là sai.
- Cần thiết phải tiêm vắc xin để ngừa bệnh cho vật nuôi, không thể chắc chắn là vật nuôi không có nguy cơ mắc bệnh.
- Vắc xin là đề phòng ngừa nên cần phải tiêm trước khi bị bệnh, lúc sức khỏe vật nuôi tốt. Chỉ có thuốc trị bệnh mới dùng khi đang bị bệnh.
Ngày ... tháng ... năm 2015
Tổ trưởng chuyên môn duyệt
Trịnh Đình Hoài
Người soạn
Huỳnh Minh Chúc

Tài liệu đính kèm:

  • docxPhong tri benh cho vat nuoi.docx