Câu 1. Câu văn "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy."được rút gọn thành phần nào?
A. Chủ ngữ. B. Bổ ngữ . C. Trạng ngữ. D. Vị ngữ.
Câu 2. Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn?
A. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành.
D. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
Ngày soạn:........................ Ngày giảng:....................... ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 97 I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS về các kiểu câu. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Câu rút gọn Nhận biết được câu rút gọn trong đoạn văn. Phân biệt được câu rút gọn với các câu khác. Viết đoạn văn sử dụng câu rút gọn. Số câu Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 3 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Câu đặc biệt Nắm được khái niệm, nhận biết được câu đặc biệt trong đoạn văn. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm : 1 Tỉ lệ: 10% Thêm trạng ngữ cho câu. Nhận biết được đặc điểm, mục đích của việc thêm trạng ngữ. Đặt 2 câu: 1 câu có TN chỉ thời gian, 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Chuyển câu chủ động thành câu bị động Nhận biết khái niệm, mục đích của việc chuyển đổi. Chỉ ra câu bị động từ một ví dụ cụ thể và giải thích lí do dùng câu bị động. Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: Số câu: 5 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5 % Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40 % Số câu: 10 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% ĐỀ BÀI: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng: Câu 1. Câu văn "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy."được rút gọn thành phần nào? A. Chủ ngữ. B. Bổ ngữ . C. Trạng ngữ. D. Vị ngữ. Câu 2. Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn? A. Rất nhiều người học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành. C. Học đi đôi với hành. D. Ai cũng phải học đi đôi với hành. Câu 3. Thế nào là câu đặc biệt? A. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ B. Câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ C. Câu chỉ có vị ngữ. D. Câu chỉ có chủ ngữ. Câu 4. Câu văn nào dưới đây là câu đặc biệt ? A. Khúc đê này hỏng mất. B. Sức người khó lòng địch nổi sức thiên nhiên. C. Nguy thay. D. Thế đê không sao cự được với thế nước. Câu 5. Trạng ngữ thường được tách khỏi các thành phần khác bằng dấu gì khi viết? A. Dấu chấm. B. Dấu chấm than. C. Dấu chấm phẩy. D. Dấu phẩy. Câu 6. Từ “mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ? A. Tôi rất yêu mùa xuân. B. Mùa xuân xinh đẹp đã về. C. Mùa xuân, trăm hoa đua nở. D. Hôm nay, lớp 7 học bài Mùa xuân của tôi. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: ( 4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt(có sử dụng câu rút gọn) chỉ ra các câu rút gọn ấy và cho biết tác dụng của cách sử dụng câu rút gọn trong trường hợp đó . . Câu 2: ( 1 điểm) Đặt 2 câu: - 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian. - 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích. Câu 3: (1 điểm). Trình bày khái niệm và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Câu 4 (1 điểm). Cho câu chủ động" Mọi người yêu mến em." Chuyển thành câu bị chủ động. --------------Hết------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: Ngữ văn Lớp 7 TIẾT: 104 . I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) Học sinh khoanh tròn vào ý đúng mỗi ý được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C A A C C II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: ( 4 điểm) - Học sinh tr×nh bµy b»ng nhiÒu c¸ch kh¸c nhau, nhưng phải đảm bảo đầy đủ 3 phần, mở đoạn, khai đoạn, kết đoạn. (1 điểm). - Viết đúng chủ đề., có sử dụng câu rút gọn. (1 điểm). - Chỉ ra các câu rút gọn đó. (1 điểm). - Nêu tác dụng của câu đó trong đoạn văn. (1 điểm). Câu 2: ( 1 điểm) Đặt 2 câu đảm bảo cấu trúc ngữ pháp, và chỉ ra trạng ngữ đó. - 1 câu có TN chỉ thời gian. ( 0,5 điểm) - 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.( 0,5 điểm) Câu 3: (1 điểm). Trình bày khái niệm và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. * Hs nêu khái niệm câu chủ động và bị động - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người ,vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động) ( 0.25 điểm) - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người,vật được hoạt động của người ,vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) ( 0.25 điểm) * Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành bị động - Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( và ngược lại,chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. ( 0.5 điểm) Câu 4: (1 điểm) - Cho câu chủ động" Mọi người yêu mến em." Chuyển thành câu chủ động " Em được mọi người yêu mến" ***************** Hết ******************
Tài liệu đính kèm: