Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn 8 tiết: 41

Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn 8 tiết: 41

Câu 1:Văn bản “ Tôi đi học” của tác giả nào?

 A. Nam Cao. B. Nguyên Hồng.

 C. Ngô Tất Tố. D. Thanh Tịnh.

Câu 2:Văn bản “Trong lòng mẹ”_ Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

 A. Truyện ngắn trữ tình. B. Hồi kí.

 C. Bút kí. D. Tiểu thuyết.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1394Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn 8 tiết: 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 41
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
1. Truyện và kí Việt Nam
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỉ lệ: 85%
- Nêu được thể loại; chủ đề, nguồn gốc văn bản.
- Nhớ tác giả, chi tiết, hình ảnh và nhân vật.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Tìm những chi tiết nghệ thuật phân tích cái hay cái đẹp của ngôn từ trong văn bản.
Phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua một số văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
2. Truyện nước ngoài.
- Chi tiết hình ảnh và nhân vật trong các văn bản
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 MÔN: NGỮ VĂN 8
 TIẾT: 41(theo PPCT)
I/Trắc nghiệm khách quan:
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1:Văn bản “ Tôi đi học” của tác giả nào?
 A. Nam Cao. B. Nguyên Hồng.
 C. Ngô Tất Tố. D. Thanh Tịnh.
Câu 2:Văn bản “Trong lòng mẹ”_ Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
 A. Truyện ngắn trữ tình. B. Hồi kí.
 C. Bút kí. D. Tiểu thuyết.
Câu 3: Trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” – tác giả Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật qua hành vi, giọng nói, điệu bộ. Điều đó có tác dụng gì?
 A. Để nhân vật trở nên sinh động, gần gũi hơn với người đọc.
 B. Giúp cho người đọc đánh giá về nhân vật khách quan hơn.
 C. Giúp việc miêu tả nhân vật một cách chân thực, sinh động. 
 . D. Để cho nhân vật bộc lộ phẩm chất 1 cách tự nhiên.
Câu 4 :Trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm” ai là nhân vật chính ?
 A. Mẹ của cô bé bán diêm. B. Cha của cô bé bán diêm.
 C. Bà nội của cô bé bán diêm. D. Cô bé bán diêm.
Câu 5: Đối với Giôn –xi, cô suy nghĩa như thế nào về hình ảnh: chiếc lá cuối cùng 
 A.Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.
 B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô không tiếp tục vẽ nữa.
 C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa. 
 D. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
Câu 6:Em hiểu ý nghĩa của truyện “Cô bé bán diêm”_ An-đéc-xen là gì?
 A. Phê phán người cha thô bạo, thờ ơ trước số phận con cái.
 B. Phản ánh số phận nghiệt ngã của cô bé .
 C. Nên án sự lạnh nhạt của người đời trước số phận bất hạnh của em bé.
 D.Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn với những số phận bất hạnh. 
 II/ Tự luận: 7 điểm
Câu 1:(2 điểm): Phân tích tác dụng của các chi tiết nghệ thuật sử dụng trong văn bản “Tôi đi học”?
Câu2 (5điểm): Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua 3 văn bản "Tôi đi học", "Trong lòng mẹ", "Tức nước vỡ bờ"
...........................................Hết.....................................................
( Đề kiểm tra này có 1 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 8
 TIẾT: 41(theo PPCT)
I/Trắc nghiệm khách quan:
 6 câu (mỗi câu đúng:0,5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
C
D
A
D
II/Tự luận:
Câu 1(2đ):
*Yêu cầu :
Học sinh nêu được các ý sau :
Miêu tả tinh tế, chân thực -> diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đi học được thể hiện rõ nét.(0,5)
Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm -> ghi lại dòng hồi tưởng của nhân vật tôi 1 cách sinh động, giàu xúc cảm.(0,5)
Các hình ảnh so sánh tinh tế, độc đáo-> Vừa tả đúng tâm trạng nhân vật vừa gợi cho người đọc sự liên tưởng về tuổi thơ .(0,5)
Giọng điệu trữ tình, trong sáng-> làm cho những kỉ niệm ngày đầu đi học càng chân thực và giàu sức biểu cảm.(0,5)
Câu2 (5đ) :
Bài văn ngắn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1)Yêu cầu về kiến thức:
- Mở bài: Nêu cảm nhận khái quát về người mẹ. 
- Phần thân bài: Đảm bảo các ý cơ bản (có dẫn chứng): 
+ Người mẹ chăm lo, ân cần, nhẫn nại, khuyến khích động viên. Đó là những tấm lòng nhân hậu, yêu thương. 
 + Người vợ yêu thương, lo lắng, hy sinh hết mình vì chồng con. 
+ Người phụ nữ biết nhẫn nhịn, những khi cần vẫn có thể quyết liệt đến không ngờ. 
 - Phần kết bài: Khái quát, nâng cao.	
2) Yêu cầu về kỹ năng:
- Viết đúng kiểu bài.
- Trình bày thành bài văn ngắn, có bố cục 3 phần rõ ràng, cân xứng.
- Trình bày mạch lạc, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả.
3) Hướng dẫn chấm:
Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, trình bày mạch lạc, sáng rõ, chữ viết đẹp.
Điểm 3-4: Bài viết 2/3 số ý theo yêu cầu, biết cách trình bày song có thể sai xót nhỏ: chính tả, diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, thiếu ý, diễn đạt còn yếu, sai nhiều lỗi chính tả..
Điểm 0: Học sinh bỏ giấy trắng hoặc viết lạc đề, sai cả nội dung lẫn phương pháp. 
 (Chú ý: khuyến khích văn viết có sáng tạo nhưng phù hợp)
 	.........................................................Hết.....................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 41.doc