Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 135

Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 135

Câu 2: Bài thơ : “Sang thu” viết về:

A. Tình yêu tha thiết với mùa thu đất Việt

B. Những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của đất trời khi mùa xuân đến

C. Niềm tự hào trước vẻ đẹp của quê hương lúc giao mùa

D. Những cảm nhận tinh tế về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.

Câu 3: Bài thơ : “Nói với con”được sáng tác trong giai đoạn:

A. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

B. Giai đoạn hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954-1964)

C. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964-1975)

D. Giai đoạn từ sau năm 1975.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 135
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng thơ hiện đại Việt Nam.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận.
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
Thơ hiện đại
- Nhận biết được:
+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
+ Nội dung bài thơ 
+ Tên bài thơ với tác giả bài thơ.
- Nhớ chép lại được khổ thơ và chỉ ra nội dung chính khổ thơ.
- Hiểu ý nghĩa, hình ảnh thơ.
Nhận xét ý nghĩa của các yếu tố, hình ảnh trong bài thơ.
Viết bài văn ngắn nghị luận về một đọan thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 9
 TIẾT: 135 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm) Điền tên bài thơ, tên tác giả sao cho phù hợp?
Tên bài thơ
Tên tác giả
Sang thu
Y Phương
Viễn Phương
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: từ câu 2 đến câu 4
Câu 2: Bài thơ : “Sang thu” viết về:
A. Tình yêu tha thiết với mùa thu đất Việt
B. Những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của đất trời khi mùa xuân đến
C. Niềm tự hào trước vẻ đẹp của quê hương lúc giao mùa
D. Những cảm nhận tinh tế về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.
Câu 3: Bài thơ : “Nói với con”được sáng tác trong giai đoạn:
A. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
B. Giai đoạn hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954-1964)
C. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964-1975)
D. Giai đoạn từ sau năm 1975.
Câu 4: Ý nghĩa hình ảnh: “hàng tre” trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” là gì? 
A. Là biểu tượng của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
B. Là hình ảnh của làng quê Việt Nam xanh tốt quanh năm.
C. Là biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiên cường luôn bên Bác.
D. Là hình ảnh toàn dân bên Bác với lòng thành kính. 
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ “Nói với con” (Ngữ văn 9 – tập I) là: 
A. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
B. Ca ngợi tình cảm của cha mẹ, ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương
C. Ca ngợi lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước
D. Ca ngợi tình yêu đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
II/ Tự luận: 7 điểm
Câu 1: (1.0 điểm) Chép lại khổ đầu bài thơ : “Mùa xuân nho nhỏ” và nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
Câu 2: (1.0 điểm) Em có nhận xét gì về ý nghĩa hình ảnh: “Mặt trời trong lăng” trong bài thơ Viếng lăng Bác?
Câu 3: (5.0 điểm)
 Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
 Viết bài văn ngắn phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của nhà thơ: muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước. 
Hết
(Đề kiểm tra này có 2 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 9
TIẾT: 135 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm) Điền đúng tên mỗi bài thơ, tên tác giả cho 0,5 đ
Tên bài thơ
Tên tác giả
Sang thu
Hữu Thỉnh
Nói với con
Y Phương
Viếng lăng Bác
. Viễn Phương
Mỗi câu trả lời đúng cho 0.5 điểm
Câu 2
Câu 3
Câu 4
D
D
C
Câu 5
B
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
Chép lại chính xác khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ(0,5 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Nêu được nội dung chính của khổ thơ: Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên. (0,5 điểm)
Câu 2: (1.0 điểm)
Ý nghĩa hình ảnh mặt trời trong lăng trong bài thơ Viếng lăng Bác:
- So sánh Bác rực rỡ, tỏa sáng như mặt trời bất diệt. (0,5 điểm)
- Ngợi ca công lao to lớn của Bác với non sông đất nước. (0,5 điểm)
Câu 3: (5.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Viết đúng kiểu bài nghị luận.
- Viết bài văn ngắn có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát.
- Lỗi không đáng kể
b, Yêu cầu về kiến thức: 
* Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và nội dung chính của đoạn thơ.
* Thân bài: Phân tích để nhận rõ từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời nghĩa là muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước. 
+ Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời: Nhà thơ muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hòa ca (Phân tích ý nghĩa từng hình ảnh đó)
+ Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường: ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh túy, cao đẹp của tâm hồn mình; chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hòa ca chung. 
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ đầy bất ngờ thú vị mà cũng thật sâu sắc: đặt cái vô hạn của đất trời bên cạnh cái hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
+ Ước nguyện dâng hiến một cách lặng lẽ nhưng vô cùng ý nghĩa...
* Kết bài: Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.
C, Hướng dẫn chấm:
- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Bài viết đảm bảo được các ý cơ bản trên. Bố cục rõ ràng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. Mắc lỗi không đáng kể.
- Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, thiếu ý. Bố cục chưa rõ ràng. Diễn đạt còn yếu. Mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc sai cả nội dung và phương pháp.
- Khuyến khích bài viết có những sáng tạo mới mẻ nhưng phù hợp.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 135.doc