Đề 1 kiểm tra học kỳ 2 - Lớp 7 năm học 2007-2008 môn : Ngữ văn thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao bài)

Đề 1 kiểm tra học kỳ 2 - Lớp 7 năm học 2007-2008 môn : Ngữ văn thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao bài)

 Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất :

“ Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :

- Bẩm . quan lớn . đê vỡ mất rồi !

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng :

 Đê vỡ rồi ! . đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không?. Lính đâu ? Sao bây dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?

- Dạ, bẩm .

- Đuổi cổ nó ra ! ”.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra học kỳ 2 - Lớp 7 năm học 2007-2008 môn : Ngữ văn thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao bài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : ...........................................
Họ và tên : ...................................
Lớp : ...........
đề KIểM TRA HọC Kỳ iI - LớP 7 
Năm học 2007-2008
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao bài)
 Điểm
 Lời phê của thầy, cô giáo 
phần i: trắc nghiệm : ( 3điểm )
 Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất :
“ Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :
- Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng :
 Đê vỡ rồi ! ... đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không?... Lính đâu ? Sao bây dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
- Dạ, bẩm ...
- Đuổi cổ nó ra ! ”.
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ? 
	A. ý nghĩa văn chương
	B. Đức tính giản dị của Bác Hồ
	C. Sống chết mặc bay
	D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
 Câu 2. Đoạn văn trên góp phần cho việc :
	A. Tả cảnh trang nghiêm và uy nghi của quan phụ mẫu. 
	B. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách vô trách nhiệm.
	C. Tả tình cảm và thái độ của mọi người trong đình khi nghe tin báo đê vỡ 
D. Sự sợ hãi hoảng hốt của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê vỡ. 
Câu 3. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào ? 
	A. Tự sự 	B. Miêu tả
	C. Nghị luận chứng minh.	D. Nghị luận giải thích.
Câu 4. Có thể thêm trạng ngữ nào dưới đây vào câu " Đê vỡ rồi " !
	A. ở đây 	B. Ngoài kia 
	C. Chỗ bờ sông 	D. Ôi trời ơi .
Câu 5. Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên dùng để : 
	A. Thay thế cho dấu ngoặc kép	
B. Nối lời nói của nhân vật 
	C. Phân cách lời của nhân vật này với nhân vật khác
D. Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật. 
Câu 6. Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên dùng để : 
	A. Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê. 
	B. Thể hiện lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng ngắt quãng
	C. Lời nói được kéo dài
	D. Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm. 
Câu 7. Từ " Thốt nhiên " trong câu văn trên có thể thay bằng : 
A. Bỗng 	 B. Chợt 
C. Bất ngờ 	 D. Bỗng nhiên 
Câu 8. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
	A. Trên cao, bầu trời trong xanh không gợn mây.
	B. Lan được bố mẹ cho đi tham quan nhiều nơi.
	C. Hoa sim.
	D. Bông hoa này rất đẹp.
Câu 9. Hai câu văn đi liền với nhau " văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống " có sử dụng : 
	A. Điệp ngữ 	 B. Liệt kê 
C. Chơi chữ. 	 D. Câu đặc biệt 
Câu 10. Trong các câu sau câu nào không phải là câu bị động ?
	A. Năm nay, nông dân cả nước được một vụ mùa mội thu.
	B. Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước.
	C. Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
D. Lan bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.
Câu 11. Trong bài văn nghị luận cần phải cú những yếu tố nào?
A. Luận điểm, lớ lẽ, dẫn chứng.
C. Luận điểm, dẫn chứng.
B. Luận điểm, lập luận.
D. Luận điểm, luận cứ, lập luận.
Câu 12. Tỡnh huống nào sau đõy phải dựng văn bản bỏo cỏo?
A. Em bị ốm phải nghỉ học.
C. Lớp muốn thay một số bàn ghế hỏng. 
 B. Cụ giỏo muốn biết tỡnh hỡnh học tập của lớp sau học kỡ I. 
 D. Em bị kẻ gian lấy cắp mất xe đạp.
Phần II. Tự luận : 
Câu 1. Hãy gạch chân dưới những cụm chủ-vị trong những câu dưới đây:
a) Tấm bảng này mặt khá phỏng.
b) An khóc khiến mọi người xúc động.
Câu 2. Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “ Sống chết mặc bay”.
Câu 3. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hocky rat hay(2).doc