Đề 1 Kiểm tra tiếng việt 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9

Đề 1 Kiểm tra tiếng việt 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9

Câu 1: Trong các câu sau câu nào có thành phần phụ chú?

A- Này, hãy đến đây nhanh lên!

B- Chao ôi, dêm trăng đẹp quá!

C- Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ sẽ là muộn.

D- Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.

Câu 2: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?

A- Chao ôi, bông hoa đẹp quá.

B- Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc.

C- Trời ơi, bên kia đường có một con rắn chết.

D- Không thể nào việc đó lại xảy ra

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 Kiểm tra tiếng việt 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:
Ngµy thùc hiÖn:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 161
 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì II lớp 9 của học sinh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút	 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
cấp độ thấp
cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1. Các thành phần câu
Nhận ra các phÇn biÖt lËp trong c©u. 
Hiểu ý nghĩa, tác dụng các thành phần biệt lập.
Viết được một đoạn văn trong đó có sử dụng thành phần biệt lập.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu : 4
Số điểm : 5,5
Tỉ lệ : 55%
Chủ đề 2: Liên kết câu và kiên kết đoạn văn.
Nhớ thế nào là liên kết câu, liên kết đoạn văn.
Phân tích tác dụng của các phép liên kết trong một đoạn văn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chủ đề 3: Nghĩa tường minh và hàm ý
Hiểu hàm ý được sử dụng trong văn bản.
Hiểu được điều kiện sử dụng hàm ý.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỷ lệ
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 9
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 TIẾT
THCS&THPT TIÊN YÊN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
	Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong các câu sau câu nào có thành phần phụ chú?
A- Này, hãy đến đây nhanh lên!
B- Chao ôi, dêm trăng đẹp quá!
C- Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ sẽ là muộn.
D- Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.
Câu 2: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A- Chao ôi, bông hoa đẹp quá.
B- Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc..
C- Trời ơi, bên kia đường có một con rắn chết..
D- Không thể nào việc đó lại xảy ra.
Câu 3: Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
	“Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
	Cũng vào du kích
	Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
	Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).”
A- Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái.
B- Miêu tả về cô gái.
C- Kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ của tác giả và cô gái.
D- Thể hiện mối quan hệ giữa tác giả và cô gái.
Câu 4: Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A- Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
B- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
C- Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
D- Việc sử dụng ở câu dứng sau các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên tưởng.
Câu 5: Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng những biện pháp chính nào?
A- Phép lặp, phép điệp ngữ, phép thế, phép nối.
B- Phép lặp, phép tu từ từ vựng, phép thế, phép nối.
C- Phép lặp, phép tu ngữ pháp, phép thế, phép nối.
Bền bỉ, nhẫn lại, chịu đựng, hi sinh.
D- Phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, phép nối.
Câu 6: Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh xin phép vào lớp, thầy giáo nói với học sinh đó: Em biết bây giờ là mấy giờ rồi không?
Câu hỏi của thầy giáo chứa hàm ý gì?
A- Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ.
B- Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
C- Phê bình học sinh đó đi học không đúng giờ.
D- Muốn hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ.
II- TỰ TUẬN (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Viết một đoạn văn (8-10 câu) với chủ đề học tập, trong đó có sử dụng đầy đủ các thành phần biệt lập (gạch chân các thành phần biệt lập đó).
Câu 2: (2 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liên kết trong đoạn văn sau: 
“Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay con vo tròn cặp lại giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.”
 (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 3: (1 điểm)
	Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây 1 câu có hàm ý từ chối:
A: Tối nay cậu đi đánh điện tử với tớ nhé !
B: / ... /	
----------------------------Hết------------------------
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM:
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (tổng 3,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
A
D
D
C
II- TỰ TUẬN (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
- Yêu cầu :
+ Viết đúng chủ đề học tập (1 điểm)
+ Có ít nhất 4 câu tương ứng với 4 thành phần biệt lập. Gạch chân đúng các thành phần biệt lập đó. (mỗi câu đúng được 0,75 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
- Chỉ ra được phép liên kết câu (1 điểm):
+ Anh thanh niên – anh (thế đồng nghĩa) (0,5 điểm)
+ người con gái- cô gái – cô kĩ sư (thế đồng nghĩa) (0,5 điểm)
- Tác dụng của phép liên kết (1 điểm): Giúp các câu văn được liên kết chặt chẽ với nhau về mặt hình thức, đoạn văn không bị lặp lại các từ ngữ giống nhau một cách nhàm chán.
Câu 3: (1 điểm)
B: Tớ hết tiền rồi. (Nhà trường dạo này quản lí chặt lắm!)
----------------------------Hết------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 161.doc