Câu 1. (3 điểm)
Chỉ ra các quan hệ từ có trong câu văn sau và cho biết tác dụng liên kết của các quan hệ từ đó?
."Tuy có chỗ gần với các thể bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến, nhưng tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.".
(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
Đề THI CHọN HọC SINH GIỏI TRƯờNG - NĂM HọC 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn 7 (Thời gian làm bài : 90 phút). Câu 1. (3 điểm) Chỉ ra các quan hệ từ có trong câu văn sau và cho biết tác dụng liên kết của các quan hệ từ đó? ..."Tuy có chỗ gần với các thể bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến, nhưng tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống."... (Theo Ngữ văn 7, tập 1) Câu 2. (4 điểm) Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ sau: Trên trời mây trắng như bông ở dưới cánh đồng bông trăng như mây. Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng. (Mây và bông, Ngô Văn Phú) Câu 3. (13 điểm) Em hãy viết trang nhật kí diễn tả những cảm xúc của mình sau khi đọc truyện Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài. Trường THCS Thị trấn Kỳ Anh HƯớNG DẫN CHấM NGữ VĂN 7 Câu 1(3 điểm). - HS chỉ ra được các quan hệ từ trong đoạn văn ( cho 1 điểm). Quan hệ từ: tuy, với, ở, mà, nhưng, về, của, và. - HS nêu được tác dụng liên kết của quan hệ từ ( cho 2 điểm). + Tuy... nhưng....: cặp quan hệ từ dùng để nối kết các bộ phận trong câu ghép ( cho 1 điểm) + với, ở, mà, và, về, của: dùng để nối kết các bộ phận trong cụm từ ( cho 1 điểm). Câu 2 (4 điểm). HS biết viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về cái hay, cái đẹp của bài thơ. Đoạn văn cần thể hiện được các ý sau: - Bài thơ có cách biểu cảm trực tiếp thông qua từ ngữ( lời gọi), đồng thời cũng sử dụng cách biểu cảm gián tiếp thông qua việc miêu tả cảnh thu hoạch bông trong một thời gian và không gian nhất định. - Với thể thơ lục bát âm điệu nhẹ nhàng và nghệ thuật so sánh, từ láy đã diễn tả được: + Niềm vui khi chứng kiến cảnh lao động hăng say, dù vất vả nhưng đầy chất thơ. + Thái độ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động. + Thích thú vì phát hiện ra được sự hòa hợp giữa thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người... - Bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Câu 3( 13 điểm). Bài viết của HS đạt được những yêu cầu về hình thức và nội dung cơ bản sau. 1. Về hình thức. - HS phải viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. - Bài viết trình bày dưới hình thức trang nhật kí, không máy móc theo bố cục 3 phần thông thường mà nên vào bài và kết bài một cách tự nhiên. Cần ghi ngày tháng vào đầu bài theo cách viết nhật kí. Giong văn viết dưới dạng tâm tình, có dùng các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán... - HS viết có thể xưng mình hoặc tôi.. . - Diễn đạt rõ ràng, có cảm xúc, lời văn trong sáng. 2. Về nội dung. Bài viết cần làm nổi bật được những suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện với các ý sau: - Cảm thông và thương xót cho hai anh em Thành và Thủy. - Phê phán những người làm bố làm mẹ thiếu trách nhiệm đã vô tình đẩy co trẻ vào cảnh chia lìa nhau. - Ước mơ mái ấm gia đình hạnh phúc cho mọi trẻ em trên thế giới..... * Cách cho điểm. - Bài viết xuất sắc, sáng tạo ( 13 điểm). - Bài viết đạt tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức ( 11- 12 điểm ). - Bài viết đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng có sai phạm một số lỗi về hình thức. (8- 10 điểm) - Bài viết đạt TB các yêu cầu về nội dung và hình thức (6- 7 điểm). - Bài làm sơ sài, thiếu cảm xúc, suy nghĩ riêng của cá nhân ( 3- 5 điểm). - Bài viết không đúng kiểu bài, trình bày lộn xộn, sai lôi chính tả( 0- 2điểm).
Tài liệu đính kèm: