Câu 1: Trong 2 câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà” những từ nào là từ láy?
A. Lom khom, lác đác. B. dưới núi, bên sông.
B. vài chú, mấy nhà. C: chú tiều, nhà chợ.
Câu 2: Trong những từ sau từ nào không phải từ láy?
A: Xinh xinh B. Gần gũi. C. Đông đủ D. Dễ dàng.
Câu 3: Từ ghép Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập?
A. Quốc kỳ. B. Sơn hà. C. Xâm phạm D. Giang san.
Ngày soạn......................... Ngày thực hiện.................. KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 47 I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin kiểm để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của phần kiến thức Tiếng Việt. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề 1 Từ ghép, từ láy Nhận diện được từ ghép, từ láy trong văn bản. Hiểu được nghĩa một số từ láy. Số câu Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Từ Hán Việt Nhận biết cấu tạo từ Hán Việt hoặc từ ghép Hán Việt. Giải nghĩa một số từ Hán Việt. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Quan hệ từ và chữ lỗi quan hệ từ Nhận biết được lỗi quan hệ từ qua ví dụ. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm Hiểu được tác dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong câu văn. Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm. Viết đoạn văn sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 3 Số điểm: 6,5 Tỷ lệ: 65% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 9 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT I. Trắc nghiệm khách quan:( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái cho mỗi câu đúng từ câu 1 đến câu 5: Câu 1: Trong 2 câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà” những từ nào là từ láy? A. Lom khom, lác đác. B. dưới núi, bên sông. B. vài chú, mấy nhà. C: chú tiều, nhà chợ. Câu 2: Trong những từ sau từ nào không phải từ láy? A: Xinh xinh B. Gần gũi. C. Đông đủ D. Dễ dàng. Câu 3: Từ ghép Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập? A. Quốc kỳ. B. Sơn hà. C. Xâm phạm D. Giang san. Câu 4: Trong các câu sau đây câu nào sử dụng quan hệ từ không thích hợp? A. Tuy trời mưa to nhưng chúng tôi vẫn đi lao động. B. Nếu tôi bị điểm kém thì mẹ tôi sẽ rất buồn. C. Tuy nước sơn có đẹp đến mấy thì chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được. D. Các chiến sĩ hi sinh thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Câu 5: Sử dụng từ đồng âm trong câu: kiến bò đĩa thịt bò có tác dụng gì? A. Trách lỗi lặp. B. Nhấn mạnh ý diễn đạt. C. Tạo cách hiểu bất ngờ trong chơi chữ. D. Gợi hình, gợi cảm. Câu 6: Chọn và điền từ láy thích hợp dưới đây vào chỗ trống trong những câu sau đây: nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ. A.Dáng người của cô giáo em rất................................ B. Bà em tiếng nói rất.................................................. II. Trắc nghiệm: Câu 1:(1 điểm): Giải thích nghĩa của từ Hán Việt sau: Ái quốc, thi nhân. Câu 2: (2 điểm): Phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm? Câu 3:(4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu ) chủ đề tự chọn. Trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa. Gạch chân từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa mà em sử dụng. ------------------------------Hết-------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : NGỮ VĂN 7 TIẾT: 47 (theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan: Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5 điểm 2 C 0,5 điểm 3 A 0,5 điểm 4 C 0,5 điểm 5 C 0,5 điểm 6 A. Nhỏ nhắn, B. Nhỏ nhẹ 0,5 điểm II Tự luận: Câu Đáp án Điểm 1 Giải thích: + Ái quốc: Yêu nước. + Thi nhân: Nhà thơ 0,25 0,25 2 Phân biệt từ Đồng nghĩa, từ đồng âm, Trái nghĩa. + Đồng nghĩa: những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.(0,5 điểm) + Trái nghĩa: những từ có nghĩa trái ngược nhau dựa trên một cơ sở chung nào đó. (0,5 điểm) + Đồng âm: Những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau (0,5 điểm) Lấy được ví dụ: ăn/ xơi/ hốc cao/thấp con ngựa đá con ngựa đá. 3 Viết được đoạn văn (chủ đề tự chọn, khoảng 5- 7 câu) trong đó sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa. - Hình thức trình bày đúng quy cách một đoạn văn, đủ số câu quy định. - Nội dung của đoạn văn tập trung vào một chủ đề nhất định. - Sử dụng câu rút gọn hợp lí. - Gạch chân đúng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa mà em sử dụng. 0,5 điểm 1 điểm 2 điểm 0,5 điểm
Tài liệu đính kèm: