Đề 2 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47

Đề 2 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47

Câu 1. “Truyền kì mạn lục” có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay

Câu 2. Hồi thứ 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” tái hiện sự việc gì ?

a. Chiến thắng của vua Lê và sự thảm hại của quân Thanh.

b. Chiến thắng của vua Quang Trung.

c. Chiến công của vua Quang Trung và sự thảm bại của quân Thanh cùng số phận bi đát của bọn thống trị nhà Lê.

d. Sự thống nhất của vua Lê.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:	 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chuyện người con gái Nam Xương
Nhớ thể loại, cốt truyện văn bản.
Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Suy nghĩ cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm: 6,5
Tỷ lệ: 65%
Hoàng Lê Nhất thống chí 
Nhớ nội dung và các chi tiết trong văn bản.
Hiểu, tái hiện sự kiện và nhân vật trong văn bản.
Nhận xét ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong truyện
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỷ lệ: 350%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
Chọn ý đúng ghi vào bài kiểm tra
Câu 1. “Truyền kì mạn lục” có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay
Câu 2. Hồi thứ 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” tái hiện sự việc gì ?
a. Chiến thắng của vua Lê và sự thảm hại của quân Thanh. 
b. Chiến thắng của vua Quang Trung.
c. Chiến công của vua Quang Trung và sự thảm bại của quân Thanh cùng số phận bi đát của bọn thống trị nhà Lê. 
d. Sự thống nhất của vua Lê.
Câu 3. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
C. Thân chinh cầm quân ra trận.
D. Sai mở tiệc khao quân.
Câu 4. Vì sao khi đang hành quân ra Bắc vua Quang Trung lại phải cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn?
A. Vì không biết đường đi.
B. Vì muốn đánh nhanh thắng nhanh.
C. Vì chưa kén đủ lính cần nhờ người cống sĩ giúp đỡ
D. Vì muốn tham khảo ý kiến của cao nhân
Câu 5. Em hiểu cái chết của Vũ Nương như thế nào?
A. Vũ Nương chết vì quá thương mẹ chồng
B. Vũ Nương tự nguyện chết vì không thiết sống nữa
C. Vũ Nương bị bức tử: bị nghi oan không thể giãi bày
D. Vũ Nương bị Trương Sinh chửi bới thậm tệ
Câu 6. Vì sao: “Chuyện người con gái Nam Xương” lại được coi là kết thúc có hậu?
A. Vì Vũ Nương được gặp lại Trương Sinh
B. Vì Vũ Nương đã được thanh minh, được bảo toàn danh dự
C. Vì Vũ Nương không chết
D. Vì Vũ Nương được hoá thành tiên.
II. Tự luận (7 điểm).
Câu 1: (2 điểm) Em có nhận xét gì về quân Thanh qua chi tiết miêu tả: “ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo, dẫn bọn kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao’
Câu 2: (5 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong : ‘‘Chuyện người con gái Nam Xương’’ của Nguyễn Dữ.
.....................Hết...........................
(Đề thi này có 01 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Ngữ văn
Tiết: 47
I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). 
 (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
A
D
C
B
II. Tự luận (7 điểm).
Câu 1: (2 điểm) Học sinh nêu được nhận xét về ý nghĩa của chi tiết miêu tả:
Câu văn có tác dụng tả thực hình ảnh hoảng loạn tháo chạy của quân Thanh 
+ Tướng bất tài, sợ chết chạy trước.
+ Quân ô hợp chạy sau.
Chi tiết tả ngắn gọn nhưng lột tả được sự thất bại thảm hại của quân Thanh.
Câu 2: (5 điểm) 
* VÒ néi dung: (4 điểm) 
Học sinh nêu được những suy nghĩ và cảm nhận về:
- Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một người phụ nữ thời phong kiến, một Vũ Nương, đại diện cho cái đẹp hoàn mỹ. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt. (1 điểm) 
- Vũ Nương chính là đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Vũ Nương “vốn con kẻ khó”, song rất mực tuân theo “tam tòng tứ đức”, giữ trọn lề lối gia phong và phẩm hạnh của chính mình. Thế nên, nàng rất “thùy mị, nết na”. Trong gia đình chồng, nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. (1 điểm) 
- Vũ Nương là một nàng dâu đảm đang, thảo hiền trong mắt tất cả mọi người. Vậy là cả “công – dung – ngôn – hạnh” nàng đều vẹn toàn. Nàng chính là đỉnh cao của sự hoàn mỹ về cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa dưới chế độ phong kiến. Song, số phận chẳng hề mỉm cười với nàng. (1 điểm) 
- Bị chồng một mực nghi oan, Vũ Nương tìm mọi lời lẽ để chứng minh sự trong sạch của mình. Nàng vẫn đoan trang, đúng mực, chỉ nhẹ nhàng giải thích. (0,5 điểm) 
- Cuộc đời Vũ Nương tiêu biểu cho số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Hình tượng nhân vật Vũ Nương là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ. (0,5 điểm) 
* VÒ h×nh thøc: (1 điểm) 
- Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi câu, chính tả. hành văn mạch lạc trong sáng.
(Trên đây là một số gợi ý chấm bài, giáo viên có thể linh hoạt chấm điểm phù hợp với đối tượng học sinh ở các miền vùng khác nhau)
.....................Hết...........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 47.doc