Câu 1: Nhân vật- người được vua phong : Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện trong văn bản nào?
A. Sơn Tinh, Thủy Tinh. B. Thánh Gióng.
C. Con rồng cháu tiên. D. Bánh chưng bánh giầy.
Câu 2: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ?
A. Giữ nước. B. Dựng nước
C. Hiện tượng lũ lụt và ước mơ chế ngự thiên tai. D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Câu 3: Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào ?
A. Cổ tích. B. Truyền thuyết.
C. Truyện cười. D. Ngụ ngôn.
Ngày soạn :.............................. Ngày thực hiện :...................... KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn 6 Tiết: 28 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TN TL TN TL Truyện truyền thuyết - Nhớ lại tác phẩm đã học. - Ý nghĩa của truyện - Sự viêc liên quan đến nhân vật - Phân biệt được thể loại truyền thuyết với cổ tích. - Ý nghĩa của văn bản Số câu: Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10 % Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ 5 % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ 30 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10 % Số câu:5 Số điểm5,5 Tỉ lệ 55% Truyện cổ tích - Nhận biết về thể loại - Kiểu nhân vật - Nhận xét, đánh giá nhân vật - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận chi tiết thần kì. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10 % Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ 5 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ 30 % Số câu:4 Số điểm4,5 Tỉ lệ 45% T.S câu: T.S điểm: Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10 % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ 30 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ 30 % Số câu:9 Số điểm10 Tỉ lệ 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn 6 Tiết: 28 I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). Chọn ý đúng ghi vào bài kiểm tra Câu 1: Nhân vật- người được vua phong : Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện trong văn bản nào? A. Sơn Tinh, Thủy Tinh. B. Thánh Gióng. C. Con rồng cháu tiên. D. Bánh chưng bánh giầy. Câu 2: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ? A. Giữ nước. B. Dựng nước C. Hiện tượng lũ lụt và ước mơ chế ngự thiên tai. D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc. Câu 3: Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào ? A. Cổ tích. B. Truyền thuyết. C. Truyện cười. D. Ngụ ngôn. Câu 4 : Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh ?: A. Vua Hùng kén rễ. B. Vua ra lễ vật không công bằng. C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh. Câu 5 : Nhân vật em bé trong truyện “ Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào? A: Có phẩm chất tốt đẹp, nhưng xấu xí . B: Nhân vật thông minh tài giỏi. C: Nhân vật mồ côi, bất hạnh D: Nhân vật có xuất thân thần thánh Câu 6: Lý Thông là nhân vật: A: Tài năng, nhân đạo. B: Xảo trá, ích kỉ, độc ác, vong ân bội nghĩa C: Thật thà, chất phác. D: Có tài nhưng lừa dối. II/ Tự luận: (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Phân biệt sự giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và cổ tích. Câu 2 (1 điểm): Ý nghĩa của văn bản "Thạch Sanh". Câu 3 (4 điểm): Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết “tiếng đàn thần và niêu cơm thần”. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu để trình bày cảm nhận của em về hai chi tiết trên. .....................Hết........................... (Đề thi này có 01 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn 6 Tiết: 28 I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C A C B B II/ Tự luận :(7 điểm) Câu 1: (2 điểm). Phân biệt sự giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và cổ tích - Giống nhau: + Đều là thể loại truyện dân gian. (0,5 điểm) + Có yếu tố tưởng tượng kì ảo đan xen những chi tiết đời thường. (0,5điểm) - Khác nhau: (1 điểm). Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Truyện truyền thuyết Cổ tích - Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thể hiện cách đánh giá của nhân dân. - Kể về một số kiểu nhân vật thế giới cổ tích. - thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân. Câu 2: (1 điểm). Ý nghĩa của văn bản Thạch Sanh. - Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa lương thiện. Câu 3 (4đ) - Hs viết đúng hình thức một đoạn văn như yêu cầu (0.5đ) - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ý mạch lạc (0.5đ) - Đoạn văn phải nêu được những cảm nhận sau: + Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu, công lí, nhân đạo, hòa bình (0.75đ); khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ (0.75đ) + Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái (0.75đ), ước vọng đoàn kết ,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta (0.75đ) (Trên đây là một số gợi ý chấm bài, giáo viên có thể linh hoạt chấm điểm phù hợp với đối tượng học sinh) .....................Hết...........................
Tài liệu đính kèm: