Đề 3 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 41

Đề 3 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 41

I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận

2. Thời gian: 45 phút

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3088Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.........................
Ngày thực hiện.................
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 41
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
1. Truyện và kí Việt Nam
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỉ lệ: 85%
- Nêu được thể loại; chủ đề, nguồn gốc văn bản.
- Nhớ tác giả, chi tiết, hình ảnh và nhân vật.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Tìm những chi tiết nghệ thuật phân tích cái hay cái đẹp của ngôn từ trong văn bản.
Phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua một số văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
2. Truyện nước ngoài.
- Chi tiết hình ảnh và nhân vật trong các văn bản
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Trắc nghiệm khách quan. ( 3 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm.
Câu 1: “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A.Tiểu thuyết. 	 B.Hồi kí. C. Bút kí.	D. Truyện ngắn.
Câu 2: Nhân vật chính được nói đến trong truyện ngắn “ Tôi đi học” là nhân vật nào?
A. Bà mẹ. 	 B . Nhân vật “Tôi”. C. Ông đốc.	D.Thầy giáo trẻ.
Câu3. Em hiểu gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?
Khắc hoạ hình tượng nhân vật qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
Xây dựng nhân vật qua dòng hồi tưởng.
Xây dựng nhân vật bằng bút pháp độc thoại nội tâm.
Câu4: Hình ảnh em bé bán diêm trong văn bản “Cô bé bán diêm” chết vì giá rét trong đên giao thừa với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười có ý nghĩa gì?
A. Một cái chết trong sạch.
B. Chết trong mộng tưởng đẹp.
C. Thể hiện cái chết thanh thản và tình yêu thương của nhà văn với tuổi thơ bất hạnh.
D. Tạo một kết thúc có hậu cho tác phẩm.
Câu 5: Thông qua nhân vật cụ Bơ men và Xiu trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” nhà văn O Hen-ri muốn ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.
B. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước.
C. Ca ngợi tài năng của những người nghệ sĩ.
D. Ca ngợi vẻ đẹp của các tác phẩm hội hoạ.
Câu 6: Em hiểu gì về nghệ thuật xây dựng cặp nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”?
A. Nghệ thuật miêu tả.	B. Nghệ thuật châm biếm.
C. Nghệ thuật tương phản.	D. Nghệ thuật tăng tiến.
II.Tự luận.(7 điểm)
Câu1: (2 điểm). Tại sao Lão Hạc lại chọn cái chết cho mình trong khi Lão hoàn toàn có thể sống?
Câu 2: (5 điểm). Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.
=====Hết====
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : Ngữ văn
TIẾT: 41
I/ Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
A
C
A
C
II.Tự luận.
Câu1: ( 2 điểm). Mỗi ý đúng 0.5 điểm.
Lão Hạc chọn cho mình cái chết bởi vì:
+ Chết là một cách giải thoát khỏi số phận.
+ Lão không muốn ăn vào tiền bòn vườn của con( Chết để dành sự sống cho con).
+ Chết để giữ trọn vẹn lòng tự trọng, không để cái đói dồn vào con đường tha hoá và biến chất như Binh Tư.
+ Chết như một hình thức tự trừng phạt, giúp cho Lão Hạc giải toả nỗi day dứt vì “trót lừa một con chó”.
Câu2: ( 5 điểm).
* Kiến thức: đảm bảo các ý sau.( 4 điểm)
- Chị Dậu cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu thuế dã man, ách áp bức của bọn cường hào địa chủ đã cướp đi quyền sống làm người của họ.
- Chị Dậu là hiện thân cho bao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam như đảm đang đôn hậu, giàu tình thương chồng, thương con.
- Chị còn là hiện thân cho sức sống tiềm tàng, mãnh liệt dũng cảm chống áp bức
 ( HS lấy dẫn chứng trong tác phẩm để chứng minh VD: qua cử chỉ, thái độ, cách chăm sóc anh Dậu. Qua việc chị chạy vạy để có đủ tiền nộp sưu thuế cho chồng. Qua việc chị một mình đương đầu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.).
* Kĩ năng.( 1 điểm)
- Đảm bảo hình thức của đoạn văn.
- Không sai chính tả.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ và câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 41.doc